Bài viết của Chu Viễn
[MINH HUỆ 12-06-2020] Trước mắt, dịch bệnh trên toàn cầu đã chuyển sang xu hướng duy trì từ 60 nghìn đến 70 nghìn người được chẩn đoán nhiễm bệnh mỗi ngày. Hồi đầu tháng 6 đã xuất hiện đợt cao trào có đến 130 nghìn người bị nhiễm bệnh trong một ngày. Buổi trưa ngày 31 tháng 5, bác sĩ Trương Văn Hoằng ở Thượng Hải cho biết bởi vì dịch bệnh ở hải ngoại vẫn còn khá nghiêm trọng nên ông khẳng định là sẽ xảy ra đợt bùng phát lần thứ hai ở Trung Quốc vào mùa thu đông. Nếu dịch bệnh không được kiểm soát thật tốt trong vòng một tháng sắp tới thì có thể thấy số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới sẽ vượt quá 10 triệu người, đồng thời số người tử vong cũng theo đó gia tăng.
Bác sĩ Trương cho biết về sơ bộ thì dịch bệnh trên toàn cầu từ đầu đến cuối vẫn đang tiếp tục diễn biến, và lực phản hồi lần này thậm chí sẽ cao hơn đợt bùng phát lần thứ nhất. Ví dụ, Iran bùng phát dịch bệnh lần thứ hai vào ngày 3 tháng 6, căn cứ vào số liệu thống kê từ Bộ Y tế Iran theo mốc thời gian từ trưa ngày 2 tháng 6 đến trưa ngày 3 tháng 6, số ca nhiễm bệnh mới của Iran là 3.134 ca, tăng 50% so với một tuần trước đó; đây là con số ghi nhận cao nhất kể từ tháng 4 trở lại đây.
1. Tỷ lệ tái dương tính sau khi xuất viện ở một số thành phố vượt quá 35%
Gần đây đã xuất hiện văn kiện nội bộ cho biết về “tình huống bệnh nhân xét nghiệm tái dương tính với viêm phổi Vũ Hán sau khi xuất viện ở Nội Mông Cổ”. Tỷ lệ số ca tái dương tính với virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) ở một số thành phố vượt quá mốc 35%.
Văn kiện này cho biết tỷ lệ tái dương tính bình quân ở thành phố Bao Đầu và thành phố Ordos là 36,36%, tỷ lệ tái dương tính ở thành phố Hulunbuir lên đến 42,86%.
Theo “Báo cáo tình huống tổng thể tiến hành xét nghiệm lại cho các bệnh nhân đã xuất viện ở thành phố Trùng Khánh” cho thấy, tổng cộng có 570 người đã xuất viện và tiến hành làm xét nghiệm lại, trong số đó có 174 người cho kết quả dương tính với virus. Như vậy, tỷ lệ tái dương tính chiếm đến 30,53%.
Theo “Báo cáo tình huống tổng thể tiến hành xét nghiệm lại cho các bệnh nhân đã xuất viện ở Quảng Đông” cho thấy tỷ lệ tái dương tính là 16,96%. Tình huống ở Tứ Xuyên và Sơn Đông lần lượt là 14,18% và 11,54%.
Phó giám đốc Tống Thiết Tăng của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Sơn Đông cho biết, nếu bệnh nhân tái dương tính sau khi xuất viện thì khẳng định họ sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh, và cần phải quản lý những người này như nguồn lây nhiễm trên phương diện phòng ngừa dịch bệnh.
Vào ngày 7 tháng 5, ông Vương Quý Cường, Giám đốc Khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện thứ nhất trực thuộc Đại học Bắc Kinh kiêm Người sáng lập Tổ chuyên gia cứu chữa y tế, phát biểu trong cuộc họp báo về cơ chế liên hiệp phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh diễn ra ở Quốc vụ viện, ông nói tình huống trước mắt cho thấy số liệu sơ bộ về những bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới chiếm từ 5% đến 15%.
Liên quan đến vấn đề “tái dương tính” của các bệnh nhân đã bình phục sau thời gian dài, Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết, nếu như những báo cáo về bệnh nhân “tái dương tính” của các kênh truyền thông hải ngoại là đúng với thực tế, và tình trạng dịch viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng) vẫn chưa được kiểm soát như bây giờ, lỡ như toàn thế giới xảy ra đợt bùng phát lần thứ hai thì e rằng sẽ khiến cho các quốc gia rơi vào trạng thái vô chính phủ, thậm chí có thể dẫn đến việc toàn nhân loại phải đối mặt với kết thúc.
2. Dịch bệnh ở vùng Đông Bắc nới lỏng bên ngoài, siết chặt bên trong
Trên thực tế, thời gian gần đây ở Đại Lục đã xuất hiện dấu hiệu dịch bệnh nóng lên. Ở ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh trước sau đã có rất nhiều nơi ban bố lệnh phong tỏa thành phố. Điều này cho thấy dịch bệnh đang diễn biến khá nghiêm trọng.
Dựa theo tin tức đăng trên trang chủ của cơ quan chính quyền tỉnh Cát Lâm, trước ngày 20 tháng 5, thành phố Thư Lan tỉnh Cát Lâm, khu Phong Mãn thành phố Cát Lâm đã được liệt vào các khu vực có nguy cơ cao. Ông Bành, một cư dân ở thành phố Cát Lâm đã tiếp nhận cuộc phỏng vấn cho biết: “Hiện giờ không chỉ phong tỏa tiểu khu, mà còn tiếp tục tiến hành phong tỏa thành phố. Hiện nay dịch bệnh rốt cuộc đã diễn biến đến đâu thì người dân chúng tôi chỉ có thể nghe theo chỉ dẫn trên báo chí. Nếu báo chí cũng không báo cáo nữa thì chúng tôi cũng không biết gì hơn. Các cơ quan chính quyền kiểm soát rất nghiêm ngặt nên chúng tôi cũng khó mà xem được tin tức chân thật.”
Một cư dân mạng ở vùng Đông Bắc có tên là Tiểu Đình cho biết: “Về tình hình dịch bệnh ở thành phố Cát Lâm, cơ quan chính quyền tuyên truyền thông báo khẩn cấp người nào không đeo khẩu trang ra đường sẽ bị bắt đi cách ly. Trước mắt, ba tỉnh vùng Đông Bắc liên tục bùng phát dịch bệnh, có hơn 100 triệu người rơi vào tình trạng hạn chế đi lại, cuộc sống của người dân vô cùng vất vả. Ai nấy cũng bất mãn với cách làm che giấu sự thật về dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ).”
ĐCSTQ che giấu bưng bít dịch bệnh, các quan chức địa phương ém nhẹm tin tức không dám báo cáo lên trên, “ai dám trình báo lên thì người đó mất chức”. Vào ngày 1 tháng 6, Ủy ban Y tế quốc gia của ĐCSTQ công bố số ca nhiễm bệnh mới tăng đột biến gấp 5 lần, nhưng thế giới vẫn đang chất vấn về việc số liệu này có thể đã bị chính quyền chỉnh sửa.
3. Lời dự ngôn từ xưa đến nay đã đoái hiện những điều sẽ xảy đến
Trên mạng ở Trung Quốc Đại lục có một nhóm cư dân mạng hiện đang lưu truyền về dự ngôn “Lưu Bá Ôn bia ký”. Chỉ cần gõ vào ba chữ “Lưu Bá Ôn” thì sẽ hiện ra rất nhiều kết quả. “Lưu Bá Ôn bia ký” đã dự đoán chính xác về thời gian và địa điểm xảy ra dịch viêm phổi Vũ Hán.
Đoạn văn ghi trên bia mộ của Lưu Bá Ôn đã dự đoán thời gian ôn dịch xảy ra vào mùa Đông năm Hợi, năm Tý và địa điểm là ở Hồ Quảng.
“Như vấn ôn dịch hà thời hiện, đán khán cửu đông thập nguyệt gian.” “Tam sầu Hồ Quảng tao đại nạn … Thập sầu nan quá trư thử niên.”
“Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.” “Tam sầu Hồ Quảng gặp nạn lớn … Thập sầu khó qua năm Heo Chuột.”
Nghĩa là: Đại ôn dịch sẽ bắt đầu bùng phát vào tháng 9, tháng 10 (Âm lịch) năm Heo (2019) từ vùng Hồ Quảng kéo dài đạt đến đỉnh điểm vào ngày 13 tháng 7 (Âm lịch) năm Chuột (2020). Nhiều người đều đã nhìn thấy được kết quả chính xác của lời dự ngôn này mà không khỏi bàng hoàng.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, Phó viện trưởng Hoàng Triều Lâm của Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán phát biểu luận văn trên Tạp chí y học quốc tế “The Lancet”. Luận văn cho biết đã phát hiện bệnh nhân lây nhiễm viêm phổi do chủng virus corona mới, thời gian xuất hiện triệu chứng viêm phổi Vũ Hán của bệnh nhân đầu tiên này là vào tháng 11 năm 2019 (tức là tháng 10 Âm lịch năm 2019). Mốc thời gian này hoàn toàn trùng khớp với dự đoán của Lưu Bá Ôn.
Người Trung Quốc không còn lạ gì với ”thiên nhân hợp nhất”. “Trên đầu ba thước có Thần linh” càng khiến cho con người phải biết kính úy trong tâm đối với những sự việc mà nhân loại không thể liễu giải. Thiên tượng biến hóa tình cờ truyền đến cho nhân loại hoặc là thông qua dự ngôn, hoặc là thông qua đồng dao, hoặc là thông qua cảnh tượng dị thường với mục đích là để bảo hộ những người lương thiện có thể tránh khỏi các chủng tai họa.
Trong “Sưu Thần Ký” (cuốn 13) có ghi chép, vào thời Tần Thủy Hoàng, ở huyện Do Quyền lưu truyền một bài đồng dao như sau: “Cổng thành có vết máu, huyện thành bị nhấn chìm trong nước.” Sau khi một phụ nữ nghe thấy lời ca dao này, mỗi ngày cô ta đều đến cổng thành để quan sát mọi việc. Vị tướng gác cổng bèn bắt lấy cô ta để hỏi chuyện. Cô ta nói cho vị tướng đó nghe về lý do vì sao mỗi ngày cô đều đến xem cổng thành. Sau đó, vị tướng gác cổng đã dùng máu chó quét lên cổng thành để hù dọa người phụ nữ này. Người phụ nữ lại đến nhìn xem cổng thành, khi nhìn thấy trên cổng thật sự có vết máu thì cô ta đã nhanh chóng rời khỏi huyện thành. Còn những người cho rằng đồng dao bất quá chỉ là do con nít buột miệng hát ra thì đều không thoát khỏi kiếp nạn. Ngay sau đó, toàn bộ huyện thành đã bị nhấn chìm trong biển nước.
Một cậu bé Ấn Độ 14 tuổi tên là Abhigya Anand, từ nhỏ đã tu tập theo kinh điển tiếng Phạn và có nghiên cứu thâm sâu về tri thức truyền thống cổ xưa. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2019, Abhigya Anand đã đăng tải một đoạn phim lên Youtube với tựa đề là “Đại kiếp thế giới từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020” (Severe danger to the world from Nov 2019 to April 2020).
Vào thời điểm đoạn phim được đăng lên thì không có ai chú ý đến nó, nhưng khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, người ta mới phát hiện những điều cậu bé này nói đều đang xảy ra. Cậu bé nói: “Một tai họa đe dọa các quốc gia trên thế giới sẽ bắt đầu từ tháng 11 năm 2019, vào tháng 3, tháng 4 năm 2020 sẽ lên đến cao điểm. Nó sẽ mang đến cho thế giới một thời kỳ vô cùng khó khăn. Trong tháng 6 này, tai họa sẽ mang đến trùng trùng khó khăn cho toàn thế giới từ nền kinh tế cho đến dịch vụ hàng không.”
Tháng 4 vừa qua, Abhigya Anand đã đăng tải đoạn phim “Tương lai của thế giới từ năm 2020 đến năm 2021” (Future of The World 2020-21). Lời dự ngôn của cậu bé nói rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 2020 sẽ xảy ra một tai họa khác còn nghiêm trọng hơn cả dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Tai họa này sẽ kéo dài đến tháng 3 năm 2021. Cậu bé còn nói, người ta sẽ không biết được virus là ai tạo ra nhưng rất có thể nó là thiên thượng đang tiêu hủy tội nghiệp cho nhân loại. Lời dự ngôn của cậu bé người Ấn Độ này gần như là một ấn chứng cho lời dự ngôn ghi trên “Lưu Bá Ôn bia ký”.
4. Làm thế nào để hóa giải dịch bệnh lần này?
Rốt cuộc dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ biến hóa ra sao? Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” cảnh tỉnh thế nhân về dịch bệnh năm Hợi, năm Tý là một kiếp nạn rất lớn.
“Bần giả nhất vạn lưu một nghìn, phú giả nhất vạn lưu nhị tam, bần phú nhược bất hồi tâm chuyển, khán khán tử kỳ tại nhãn tiền.”
“Người nghèo một vạn lưu một nghìn, người giàu một vạn chỉ hai ba. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Tuy là dự ngôn cảnh báo kiếp nạn sắp tới nhưng trong “Lưu Bá Ôn bia ký” cũng có ghi chép về phương pháp hóa giải đại kiếp: “Thế thượng hữu nhân hành đại thiện” (trên đời có người hành đại thiện), “Trừ phi thiện nãi năng bảo toàn” (chỉ có thiện lành mới được bảo toàn).
Vậy làm thế nào để hóa giải trận ôn dịch lần này? Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” viết như sau:
“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu, tam điểm gia nhất câu, bát vương nhị thập khẩu, nhân nhân hỉ tiếu, cá cá bình an.”
“Bảy người đi một đường, dẫn dụ tiến vào cửa, ba chấm thêm móc câu, tám vua hai mươi miệng, người người cười vui, người người bình an.”
“Thất nhân nhất lộ tẩu, dẫn dụ tiến liễu khẩu”: chính là chữ眞 (Chân). Phần trên của chữ 眞 (Chân) là chữ七 (thất), phần dưới là chữ人 (nhân), kết hợp với chữ一 (nhất); chữ弓 (cung) trong chữ引 (dẫn) tiến vào bên trong chữ口 (khẩu) tạo thành chữ目 (mục), bộ 一 (nhất) đứng trong chữ引 (dẫn) được di chuyển về phía bên trái, đồng thời kết hợp với chữ目 (mục) tạo thành phần giữa trong chữ眞 (Chân).
“Bát vương nhị thập khẩu”: chính là chữ善 (Thiện). Ở đây lấy chữ 八 (bát) đặt trên chữ 王 (vương), lấy bộ 二 (nhị) đứng đặt vào hai bên trái phải của chữ 十 (thập), lấy chữ 口 (khẩu) đặt ở phần dưới cùng sẽ tạo thành chữ善 (Thiện).
“Tam điểm gia nhất câu”: chính là chữ忍 (Nhẫn). Ở đây, một điểm thêm vào勾 (móc câu) và bộ 刀 (đao) ở bên trên tạo thành chữ刃 (nhẫn), hai điểm thêm vào 勾 (móc câu) và bộ厶 (khư) ở bên dưới tạo thành chữ心 (tâm). Như vậy, kết hợp phần trên và phần dưới tạo thành chữ忍 (Nhẫn).
Lưu Bá Ôn hy vọng con người thế gian có thể chiểu theo ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn để được đắc cứu trong lúc nguy nan, nhưng ông lại không thể tùy tiện tiết lộ thiên cơ tối cao cho thế nhân nên ông đã dùng cách chơi chữ để nói ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn này cho con người thế gian. Có thể nói, Lưu Bá Ôn đã hao tốn không ít tâm sức để viết ra điều này.
Đối với mỗi sinh mệnh mà nói, thiên thượng đều ban cho họ cơ duyên công bình để lựa chọn và quyết định tương lai cũng như vận mệnh của bản thân mình. Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Thà tin là có vẫn hơn tin là không có”. Mong rằng chúng ta hãy vứt bỏ quan niệm và nhìn nhận hết thảy sự việc xảy ra trong hiện thực từ một góc độ khác hơn. Đại ôn dịch đã xảy ra, và vẫn có thể quay trở lại trong thời gian sắp tới, trong thời khắc nguy nan này mong rằng chúng ta hãy trân trọng bất cứ cơ duyên nào để vượt qua kiếp nạn. Người viết hy vọng quý độc giả gần xa có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt khi đứng trước bước ngoặt lịch sử này.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/12/第二波瘟疫離我們還有多遠–407623.html
Đăng ngày 14-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.