Bài của một đệ tử Đại Pháp ở Cẩm Châu

[MINH HUỆ 16-1-2006] Ngày 5 tháng Tư 1994 là ngày mà các đồng tu Đại Pháp tại Cẩm Châu vui mừng nhất và nhớ mãi trong đời họ. Ngày đó, Đại Sư Phụ đến Cẩm Châu giảng Pháp. Để ghi nhớ kỷ niệm này, họ quyết định chọn ngày 5 tháng 4 hằng năm làm ‘Ngày Pháp Luân Đại Pháp’ tại Cẩm Châu. Ngày nay, mười hai năm sau, hình ảnh huy hoàng của Sư Phụ và những thần thông của ông vẫn còn sáng lạng trong trí nhớ của chúng tôi.

Tháng giêng 1994, Sư Phụ giảng Pháp tại Thiên Tân. Một đồng tu đã tham gia các buổi giảng liền mời Sư Phụ đến Cẩm Châu giảng Pháp. Cho dù chương trình thuyết giảng của Sư Phụ đã đầy cho trọn năm, Sư Phụ vẫn hứa tìm thời gian để cho một khoá học tại nơi này. Ngày 4 tháng 4, khi khoá học đầu tiên tại Đại Liên vừa mới xong, Sư Phụ mau mắn đi bằng xe hơi đến Cẩm Châu. Khi đi ngang qua Yingkou, trời bắt đầu mưa. Vì lúc bấy giờ cũng gần trưa họ quyết định dừng lại tìm một nhà hàng ăn trưa.

Bầu trời đầy đặc mây đen, mưa dầm chắc chắn sẽ đến không bao lâu. Sư Phụ nhìn bầu trời và làm một số thủ ấn. Người lái xe hỏi, “Các thủ ấn đó là gì?” Sư Phụ nói, “Long Thần của một biển nào đó đang làm việc. Trời phải mưa.” Người lái xe nghi ngờ hỏi, “Nếu phải mưa, thì con người làm sao mà ngưng được? Tôi đã thấy nhiều khí công sư nói phét.” Khi họ ra khỏi nhà hàng ăn, trời vẫn sấm sét. Sư Phụ nói, “Lái xe trong mưa không tiện. Đã có chương trình phải mưa. Nếu phải mưa thì hãy cho mưa sau xe đi. Chúng ta đi trước nó.”

Người lái xe không tin. Sau khi xe hơi bắt đầu rời đi, quả thật là trời mưa sau lưng xe với nhiều sấm sét long trời lở đất, nhưng trước đầu xe trời nắng chói. Như vậy người lái xe đành phải công nhận thầm thần thông của Sư Phụ.

Sau khi đến Cẩm Châu, họ cần tiếp xúc với Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công. Không ai biết đường nào đi đến đó. Sau đó Sư Phụ vẽ đường đi trên bàn tay ông để chỉ cho người lái xe. Sau một lúc, họ tìm thấy Hội Nghiên cứu khoa học Khí công. Hội này đã sắp đặt một nơi để Sư Phụ ở. Khi họ đi đến nơi ấy, nhiều đồng tu lâu từ Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh đã đứng đợi bên đường.

Một đồng tu từ Đại Liên mà đã đi chung xe với Sư Phụ ngạc nhiên hỏi, “Làm sao các vị biết Sư Phụ đến?” Một đồng tu nói, “Khi chúng tôi đang ở nhà, thình lình nghe tiếng Sư Phụ nói, “Các con có thể xuống lầu”. Sau đó chúng tôi đi xuống lầu. Người đồng tu từ Đại Liên nói, “Tôi không biết chư vị có thể liên lạc với Sư Phụ bằng cách như vậy chớ!”

Các buổi giảng được chuẩn bị tại Nhà hát 1 tháng 8. Vì các chính quyền của Hội Nghiên cứu khoa học Khí công có xích mích với giám đốc Nhà hát do vì một sự hiểu lầm, họ sợ rằng người giám đốc sẽ từ chối lời yêu cầu của họ. Vì vậy họ thay đổi chỗ đến một nhà hội nơi văn phòng tiếp liên mà chỉ có thể chứa được khoảng 400 hoặc 500 người. Trước ngày Sư Phụ đến, người đồng tu phụ trách việc sắp đặt nơi giảng có một giấc mơ thấy Sư Phụ cho điềm rằng nơi đó quá nhỏ. Hoá ra là có rất nhiều yêu cầu vé ngày hôm sau. Anh ta phải liên lạc với Nhà hát 1 tháng 8, và người giám đốc đồng ý ngay.

Chỉ lâu sau này tôi mới hiểu một sự kiện là nhiều việc thật ra là do Sư Phụ làm, và chúng tôi chỉ làm việc bề mặt. Sự thật, Sư Phụ đã làm sạch môi trường năng lượng trước khi ông đến Cẩm Châu. Ông không chỉ làm sạch môi trường năng lượng nơi thuyết giảng. Một số đồng tu nhìn thấy Cẩm Châu tại các không gian khác là đầy nghiệp và rất dơ. Sau khi Sư Phụ cho khoá giảng, các không gian khác tại Cẩm Châu thay đổi rất nhiều.

Hơn 700 người tham dự khoá giảng của Sư Phụ tại Cẩm Châu. Khoảng 200 người trong họ là đến từ các vùng khác. Ngày đầu Sư Phụ cho khoá giảng, một số đồng tu được mở Thiên mục và nhìn thấy tầng tầng lớp lớp Phật Đạo Thần nơi các không gian khác đang lắng nghe buổi thuyết giảng. Các tiên nữ trải hoa. Bất cứ điều gì Sư Phụ nói đều thể hiện ra nơi không gian khác. Mỗi khi Sư Phụ khoát tay ông trong lúc giảng, vô lượng Pháp Luân được phóng ra và rơi như hoa tuyết trên mình thính giả. Phù hiệu Pháp Luân treo trong phòng hội đang tự quay. Thật là tuyệt diệu.

Trong buổi thuyết giảng ngày hôm sau, một người say rượu khoảng chừng 40 tuổi chạy vào phòng giảng và la lối. Người giữ cửa không ngăn chặn được y. Một đồng tu chạy đến để ngưng y. Sư Phụ sau đó nói với cô ta, “Hãy để y đi ra!” chỉ tay cửa ra khi ông nói. Một số đồng tu nhìn thấy bàn tay Sư Phụ phát ra một luồng ánh sáng. Người say rượu ngay tức thời bị đẩy ra cửa. Sau này Sư Phụ nói rằng người say rượu thật ra là bị một vị sư điên khống chế và đã đến để can nhiễu buổi giảng Pháp. Có một trường hợp khác mà một người từ Hội Nghiên cứu khoa học Khí công Cẩm Châu rao bán máy châm cứu của ông ta và giảng nói những điều nghịch với Đại Pháp trong khoá giảng. Lúc bấy giờ Sư Phụ đã xong thuyết giảng và rời khán đài. Nhưng Sư Phụ quay lại và nói trong máy phóng thanh, “Nếu ông không muốn nghe thuyết giảng thì xin hãy rời đi. Đừng nói những lời phê bình không đúng với người khác, như vậy không tốt cho ông.” Nghe như vậy, người đó rất sợ hãi và nói, “Nơi tôi ngồi rất xa khán đài, làm sao ông ta biết tôi đã nói gì?”

Một ngày kia, một ni cô Phật giáo từ Xingcheng đã khóc trong khi nghe thuyết giảng, cô hiểu được rằng Sư Phụ đang giảng Chính Pháp. Khi cô nghe Sư Phụ nói, “Trời thần đã bỏ rơi vũ trụ.” Cô lo lắng đến nỗi không biết làm sao. Cô hỏi Sư Phụ trong nước mắt, “Không ai lo cho chúng tôi, tôi phải làm sao?” Sư Phụ từ bi nhìn bà ta, ra dấu cho bà ta nhìn sau lưng ông và nói, “Họ ở cả đây, Bồ Tát Quán Âm và Thích Ca Mâu Ni cũng có mặt ở nơi này.” Vị ni cô bổng hiểu thấu. Cô hiểu sự thật là Trời Phật từ trời tất cả đều đến để phụ trợ Sư Phụ trong việc truyền bá Pháp và cứu độ chúng sinh! Cô đổi khổ thành vui, cảm thấy vô cùng may mắn có được cơ duyên được nghe chính Phật Pháp của Sư Phụ. Từ đó cô bước đi trên con đường tu luyện Đại Pháp.

Ngày 7 tháng 4, Sư Phụ và nhiều đồng tu khác đi núi Bút Giá tại Cẩm châu. Đó là vào lúc triều cường (nước lớn) và những đợt sóng rất vũ bão. Sau khi ra khỏi xe, Sư Phụ đứng trên bờ biển. Ông nói trong khi nhìn cái cầu nối liền núi Bút Giá, “Đó là một con rồng. Đầu rồng là bãi biển. Cái giếng trên bãi là mắt rồng. Cái đuôi nó là biển. Và cái cầu là cái lưng con rồng. Sư Phụ và các đồng tu khác bước lên thuyền. Khi chiếc thuyền ra khơi, có nước xoáy bên cạnh chiếc thuyền. Từng lúc, nước trắng soá đập vào thuyền. Nhưng con đường đi của thuyền bình yên như trên mặt hồ.

Một đồng tu mà thiên mục đã mở nhìn thấy có rất nhiều con rồng nhỏ đang chơi đùa trong xoáy nước hai bên hông thuyền. Có con còn kéo áo của Sư Phụ. Bát Tiên và nhiều Phật và Thần khác cũng được nhìn thấy bên trên mặt nước. Trên đường lên núi, Sư Phụ thanh hoá các nơi trong khi bước đi. Đến trên núi, những đồng tu nhìn thấy hình ảnh Trời thần trong chùa “Tam Thanh Các” rất khác với những hình ảnh Trời thần những nơi khác. Sư Phụ nói với họ, “Đây là hình ảnh của các Thần biển và chúng thuộc về Nguyên Thuỷ Thần.”

Ngày 9 tháng Tư, Sư Phụ cùng với nhiều đồng tu đi đến Chùa Đại Phật tại Huyện Nghĩa. Sư Phụ nói khi nhìn vào tượng bảy vị Phật, “Nơi đây rất trong sạch và ngay chính.” Một đồng tu nhìn thấy các Phật đó khóc khi nhìn thấy Sư Phụ. Sư Phụ nói với người giữ chùa một vài câu chuyện về tu luyện Phật Pháp và kêu bà ta nhìn vào lòng bàn tay của ông và nhìn phù hiệu Pháp Luân. Lúc bấy giờ người giữ chùa nhìn thấy một Pháp Luân đang quay trong lòng bàn tay của Sư Phụ và ngộ ra một điều gì. Sau đó, bà ta đi Cẩm châu tham dự khoá Pháp giảng trong hai ngày. Từ đó bà bắt đầu tu luyện. Khi rời Chùa Đại Phật, Sư Phụ kêu các đồng tu chắp tay lại chào từ giã Đại Phật. Sư Phụ cũng dơ một bàn tay trước ngực chào từ giã các tượng Phật. Lúc bấy giờ, các đồng tu cảm được niềm tôn kính sâu xa đối với các vị Phật, và sự thanh tịnh và thiêng liêng của họ. Sau này một nơi tập công chung được thiết lập trong ngôi Chùa Đại Phật. Khi các đồng tu tập công buổi sáng, họ nhiều lần nhìn thấy nơi không gian khác nhiều vị Phật trong chùa cũng đang tập công .

Trong khi Sư Phụ giảng Pháp tại Cẩm Châu, Sư Phụ đã lưu lại những hình ảnh rất chân chính trong tâm chúng tôi mỗi lần như vậy, ở khắp nơi và trên mọi điều. Lúc bấy giờ, Hội Nghiên cứu khoa học Khí công có tổ chức một chiếc xe hơi để đưa Sư Phụ đến nơi giảng thuyết mỗi ngày. Sư Phụ nói, “Chư vị không cần nhọc tâm về tôi. Tôi hứa sẽ đến nơi trước khi lớp học bắt đầu.” Từ ngày 5 tháng 4, Sư Phụ bắt đầu giảng Pháp, ông đi bộ mỗi ngày. Nhưng ít đồng tu được gặp ông trên đường đi. Tất cả đều nhìn thấy Sư Phụ đến nơi trước cửa Nhà Hát.

Sư Phụ ăn mặc rất giản dị. Ông mặc một bộ đồ tây màu xanh đậm, tay áo bị sướt chỉ. Dưới bộ đồ tây là một chiếc áo đan cũ. Giày của ông cũng đã mòn. Nhưng chúng đều rất sạch. Trong phòng ngủ, các đồng tu nhìn thấy Sư Phụ chỉ dùng bữa bằng bánh bao, cháo hoặc mì gói. Có lúc, Sư Phụ mua ít rau cải như là dưa leo ở chợ. Nhưng Sư Phụ luôn lưu ý đến các đồng tu. Để đỡ tốn tiền cho các học viên, Sư Phụ đã dạy mười bài học trong tám ngày, và có hai ngày Sư Phụ gom giảng hai bài mỗi ngày.

Lúc khởi đầu khoá học, các đồng tu không chú ý đến vấn đề sát sinh. Một ngày kia, Sư Phụ dùng bữa với các đồng tu. Một đồng tu gắp một con tôm và để vào đĩa của Sư Phụ. Sư Phụ không ăn nó và nói với họ, “Tôi biết là chư vị trong vùng này rất thích ăn nó. Cho dù chư vị đã bắt đầu tu luyện, chư vị vẫn còn ăn nó. Khi tôi giảng thuyết, chúng đến báo cáo với tôi về chư vị! Chúng than phiền rằng chúng quá xấu xí. Sau đó tôi sắp đặt để chúng đi đầu thai làm cá. “Không ai biết bao nhiêu nghiệp chúng tôi đã tồn trữ đời này sang đời khác mà Sư Phụ đã tiêu trừ cho chúng tôi để cứu chúng tôi, hoặc bao nhiêu cựu thù mà Sư Phụ đã giải quyết dùm cho chúng tôi. Trong khi thuyết giảng, Sư Phụ vẫn còn ban bố thiện giải cho các đồng tu. Sư Phụ quả là đã “Thao tận nhân gian sự, Lao tâm thiên thượng khổ” (Hồng Ngâm “Cao xứ bất thắng hàn”).

Một ngày kia trước khi khoá học chấm dứt, các đồng tu xin được chụp hình với Sư Phụ. Sư Phụ hứa. Nhưng nhiều trăm người đều muốn chụp hình với Sư Phụ. Họ kéo Sư Phụ nơi này nơi kia. Sư Phụ rất từ bi và dễ gần gũi. Vị sư nữ cũng muốn chụp hình với Sư Phụ. Bà đang mặc đồ thường lúc bấy giờ và mong muốn được chụp hình mặc đồ ni. Sư Phụ sau đó đợi với nụ cười chờ cho bà thay y phục. Sau khi bà thay đồ ni xong, bà lại lấy ra cái nón ni trong túi của bà. Ngay khi bà sắp đội nó lên đầu, một trận gió thình lình thổi bay cái nón của bà lên trời và nó biến mất. Vị ni cô nhìn lên bầu trời vô biên và thình lình ngộ ra rằng cô phải quyết định tu luyện trong Đại Pháp và đi theo Sư Phụ trở về nhà.

Buổi chiều ngày 12 tháng 4, mãn khoá. Sư Phụ lên xe lửa tối đi Hợp Phi, vì ông sẽ cho khoá giảng tại nơi đó ngày 15 tháng 4. Tôi nhớ lại rằng ngày đó trước khoá học, Sư Phụ và các nhân viên khác dùng ba chiếc xe kéo để mang hành lý của họ đến nơi giảng thuyết. Buổi tối, các đồng tu nhìn thấy Sư Phụ rời khỏi ga xe lửa. Trong xe hơi, một đồng tu hỏi Sư Phụ, “Sư Phụ có dặn dò gì chúng con không?” Sư Phụ nói, “Hãy tu luyện tốt!.” Lúc bấy giờ, mọi người nghĩ rằng câu nói này quá đơn sơ. Khi tôi hồi tưởng lại nó bây giờ, tôi hiểu nó chứa đựng vô vàn hy vọng thiết tha của Sư Phụ đối với đồng tu tại Cẩm Châu!

Sau khi Sư Phụ giảng Pháp tại Cẩm Châu, ông vẫn còn lo cho sự tu tiến của các đồng tu tại Cẩm Châu. Năm 1996, sau khi chia sẻ cùng nhau kinh nghiệm nhân kỷ niệm thời Sư Phụ giảng Pháp tại Cẩm Châu hai năm trước đó, trung tâm trợ đạo của thành phố bèn gửi tài liệu và băng thâu đến Sư Phụ. Sau khi Sư Phụ xem nó, Sư Phụ viết xuống những lời để khuyến khích chúng tôi ‘làm tốt hơn nữa’. Ngày 28 tháng 6 năm 1998, có một lần Sư Phụ lại đến Chùa Đại Phật của Huyện Nghĩa. Người giữ cửa nhìn ra Sư Phụ và nói lại với các đồng tu. Một số đồng tu được may mắn gặp lại Sư Phụ mà họ nhớ tưởng hằng ngày. Sư Phụ trả lời các câu hỏi về một số vấn đề mà các đồng tu gặp phải trong sự tu luyện. Chiều ngày 30 tháng 12 năm 1998, Sư Phụ cùng với một số đồng tu từ Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công đến Cẩm châu và gặp các đồng tu tại mỗi điểm tập công. Lúc bấy giờ, không ai biết điều đó. Buổi chiều tối, các đồng tu từ nhiều nơi tập công như là hãng kỷ nghệ dầu, Hoa Tân, Hoa Quang, ngân hàng xây cất, Lăng Viên, và văn phòng sắt thép nhận thấy đồng thời có nhiều người đến nhìn xem họ tập công. Họ đều nghĩ là những người đó là những trợ đạo và không để ý nữa. Một đồng tu cảm thấy rằng một người mà nhìn bà tập công xem giống như Sư Phụ. Nhưng bà nghĩ , ‘Không thể nào!’. Chỉ sau này bà mới biết là quả thật Sư Phụ đã đến đó.

Sư Phụ, các đệ tử Đại Pháp từ Cẩm Châu sẽ luôn nhớ đến sự từ bi vô biên của Sư Phụ và nhất định sẽ xứng đáng với sự cứu độ từ bi và khó khăn của Sư Phụ. Chúng con sẽ hết sức cố gắng để làm tốt ba điều, “đạt viên mãn, trở về với Sư Phụ.”

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/16/118744.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/1/31/69495.html

Đăng ngày: 20-4-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác

Share