Theo một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-2-2010] Kể từ năm 2007 khi sáu luật sư Bắc Kinh đại diện cho học viên Pháp Luân Công Vương Bác và gia đình của bà, nhiều học viên tại nhiều nơi đã thuê luật sư để biện hộ cho sự vô tội của họ, hoặc là cho chính họ hoặc cho các đồng tu, với giá cao. “Biện hộ sự vô tội” đã gần trở thành một phong trào tại một số vùng và nhiều học viên vẫn còn hăng hái về nó.

Trước tiên, chúng ta phải công nhận các hiệu quả tốt của sự biện hộ cho ‘vô tội’ trong sự cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, nó cũng tiết lộ một số vấn đề không thể tránh được, như là thu góp tài chính, lệ thuộc nơi luật sư, và bất kính đối với Sư phụ và Đại Pháp.

Tại sao chúng ta phải đi thuê luật sư? Một số học viên nói rằng chúng ta làm điều đó vì chúng ta cần làm sáng tỏ sự thật với các luật sư. Lối lý luận đó xem rất cao thượng, nhưng nó còn tùy thuộc vào tình trạng tinh thần mà chúng ta có trong khi thực hiện và nó hiệu quả như thế nào. Ví dụ, nếu khởi điểm quả thật là làm sáng tỏ sự thật với các luật sư để cứu họ, vậy có nhiều cách mà chúng ta có thể làm điều đó, như là gửi đến cho họ các tài liệu làm sáng tỏ sự thật, hoặc làm sáng tỏ sự thật với họ trực tiếp. Tại sao chúng ta phải dùng cách tốn kém như vậy và thuê luật sư? Chúng ta cần biết rằng thuê luật sư là rất tốn kém. Hơn nữa, chúng ta không cần phải trả tiền cho chúng sinh để cứu họ.

Để thuê một luật sư chúng ta cần phải trả một số tiền trong lệ phí luật pháp, theo cách làm thông thường của mọi người. Theo như tôi biết, cần tốn hơn mười ngàn nhân dân tệ để thuê một luật sư biện hộ cho một học viên. Do vì bao nhiêu năm bị bức hại, cả về mặt tài chính cũng như sức khoẻ thể chất, nhiều học viên và gia đình của họ không thể chịu nổi các lệ phí luật pháp cao như vậy. Khi các học viên mà đang bị bức hại không chịu nổi các lệ phí luật pháp, các học viên địa phương, vì tình cảm, thường “biếu xén” để giúp đỡ. Điều nghiêm trọng là một số liên lạc viên của những dự án như vậy (thuê luật sư) trong một số vùng đã đi đến các nhóm học Pháp khác nhau để thu tiền, mà đã giống như là “thu góp tiền trá hình’. Sư phụ nói trong “Giảng Pháp tại Pháp hội kỷ niệm Minh Huệ Net mười năm,” ” Nếu có năng lực hoặc đầy đủ điều kiện … ” Đây là một Pháp lý, và nó không dễ gì mà thực hành đúng trên thực tế. Tuy nhiên, điều này liên quan đến sự tu luyện của chúng ta và đệ tử Đại Pháp phải làm hết sức để thực hiện cho đúng.

Về vấn đề lệ thuộc vào luật sư, một số học viên nói rằng cái lý do chúng ta thuê luật sư là vì học viên Đại Pháp không hiểu luật. Điều này có thể là lý do tại sao nhiều nơi đã thuê luật sư. Nhưng lý luận này có thật sư phù hợp với khởi điểm mà Sư phụ dạy trong Pháp không? Lý luận như vậy kỳ thật là để che đậy tâm lý muốn né tránh khó khăn của chúng ta, và đã khiến sự lệ thuộc vào luật sư.

Sư phụ giảng,

Mời luật sư lên biện hộ ở toà án, bản thân sự việc này cũng là cứu người. Bất luận [là ai] ngồi nghe ở đó, các vị là tà đảng Trung Cộng phái tới cũng vậy, mà là một người dân bình thường cũng vậy, thì khi đối diện với lập luận hợp lý của luật sư, đối với thính giả mà nói thì cũng chính là giảng chân tướng. Đó chẳng phải là dẫn khởi Thiện tâm của họ sao? Có vị quan toà nghe xong là cụp tai lại nín thinh không nói nữa, có một số cảnh sát khâm phục, khi bước ra đều nói [một] hai câu: ‘nói thật là hay’. Đó là Thiện tâm của người ta được đánh thức rồi. Tà ác sợ gì? Chẳng phải sợ chính điều ấy sao? “ (“Giảng Pháp tại Pháp hội kỷ niệm Minh Huệ Net mười năm “)

Để đạt được hiệu quả đó, các luật sư liên hệ phải đầu tiên hiểu sự thật đến mức đó, và điều này chỉ đạt được nhờ các học viên Đại Pháp làm sáng tỏ sự thật tốt. Như vậy, đó là trách nhiệm của học viên Đại Pháp để chắc chắn rằng sự biện hộ là hữu lý và hiệu quả chống với các điều buộc tội, và nó có thể cứu chúng sinh qua sự làm sáng tỏ sự thật. Tuy nhiên, trong một số vùng, các học viên hoàn toàn tùy thuộc vào các luật sư để bảo vệ họ và cho phép luật sư nói điều gì họ muốn nơi tòa. Những lý luận như là,  câu “Có đức tin không phải là một tội ác” nghe thì sôi nổi, tuy nhiên nó chứa đựng một nghịch lý. Đó là còn tùy vào loại đức tin mà người ta có. Một người có thể có chính tín, mà cũng có thể có tà tín. Vì vậy lý luận, “Có đức tin không là một tội ác” cũng có thể có nghĩa là “cũng là hợp pháp khi người ta tin vào một tà giáo và người như vậy không thể bị cấm có tự do cá nhân tối thiểu.” Vì vậy ngụ ý là luật sư mà biện hộ chúng ta có thể hiểu rằng chúng ta là người ‘tà giáo’ và ‘quyền’ của những người ‘tà giáo’ phải được bảo vệ. Một lời biện hộ như vậy có thể nào đánh thức và làm cảm động lương tâm của khán thính giả và chận đứng tà ác chăng? Chúng ta là học viên có thể nào nói là đã làm sáng tỏ sự thật tốt cho luật sư để ông ta hiểu được rõ ràng chăng? Phải chăng một lời ‘biện hộ’ như vậy là làm nhục Đại Pháp?

Tuy nhiên, do vì sự tùy thuộc của chúng ta vào luật sư, chúng ta đã thiếu chú ý và hiểu được các vấn đề nghiêm trọng như vậy. Chúng ta phải chắc chắn là luật sư biện hộ là đại diện cho quan điểm của đệ tử Đại Pháp! Loại biện hộ như vậy không chỉ thất bại trong việc làm sáng tỏ sự thật với chính niệm, mà còn làm nhục Đại Pháp. Làm sao một lời biện hộ như vậy có thể được thành công?

Tôi đã nhìn vào nhiều trường hợp biện hộ, và thấy rằng một số lớn trong đó là có vấn đề nghiêm trọng tương tự. Đó không phải là lỗi của luật sư, mà là của chúng ta. Trách nhiệm là ở nơi chúng ta.

Tại sao ‘biện hộ cho vô tội’ lại không thành công? Có một vấn đề khác là nhìn nhận sự bức hại. Có một lá thư từ một luật sư đến gia đình một học viên Đại Pháp, mà đã được đăng trên Minh Huệ ngày 22 tháng 11 năm 2008, với tựa đề là: “Tu luyện Đại Pháp và làm sáng tỏ sự thật là hợp pháp.” Biên tập viên đã thêm một ghi chú nói rằng, tựa đề đã được sửa đổi từ, “Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và làm sáng tỏ sự thật là vô tội.”

Tại sao biên tập viên đã sửa đổi “vô tội” thành “hợp pháp”? Biên tập viên giải thích rằng trong pháp lý mà áp đặt trên người dân Trung Quốc bởi tà Đảng, một “vi phạm nhỏ” có thể được xem như là không phạm pháp và nó có thể xem như là vô tội. “Biện hộ cho vô tội” có thể cho thấy là bị cáo đã “vi phạm luật nhẹ thôi”. Như vậy, đi tìm một lệnh từ quan tòa để được thả với phán quyết ‘vô tội’ sẽ không khác nhiều với cầu xin với quan tòa. Đệ tử Đại Pháp nói rằng họ ‘vô tội’, điều này có nghĩa phần nào họ đã đang chấp nhận là họ đã ‘phạm luật một ít’.

Cho dù chỉ một thay đổi nhỏ trong một câu viết từ ‘vô tội’ đến ‘hợp pháp’, cái sai khác giữa hai điều là rất to lớn! “Bệnh vực cho vô tội” đã không hội đủ tiêu chuẩn cao đòi hỏi nơi đệ tử Đại Pháp bởi Pháp – Chính – mà là hoàn toàn đòi hỏi sự phủ nhận và tiêu trừ bức hại, trái lại “biện hộ quyền hợp pháp” là hoàn toàn phủ nhận sự bức hại.

Hơn nữa, khi chúng ta làm sáng tỏ rằng chúng ta là hợp pháp, vậy sự biện hộ chúng ta sẽ có một sự thay đổi căn bản – biện hộ vô tội sẽ đổi thành một sự biện hộ mà chứng nhận rằng học viên Đại Pháp là hợp pháp. Hành trình một sự chứng nhận như vậy cũng chứng nhận rằng bức hại học viên Đại Pháp là một hành vi phạm tội. Học viên Đại Pháp mà đã bị bức hại bất hợp pháp sẽ trở thành ‘bị đơn’ và có thể chính đáng buộc tội các kẻ ác thật sự.

Trong đời sống hàng ngày, khi một người tốt bị xúc phạm và bị cướp bởi một người, nhưng những người xấu quay lại và tố cáo người tốt đó là xúc phạm và cướp của anh ta, nơi tòa án, nguời tốt đó không chỉ làm sáng tỏ sự thật, mà còn phải tố cáo lại kẻ xấu mà đã xúc phạm và cướp của ông ta và xin lệnh án của tòa để phạt người xấu. Những ai mà có đầu óc công lý sẽ không thể nói rằng tôi là vô tội và cầu xin với quan tòa thả ra với phán quyết là ‘vô tội’ mà không tố cáo người xấu.

Vì điều mà các học viên Đại Pháp làm là hợp pháp, và vì sự tiêu trừ và bức hại các học viên Đại Pháp là những hành vi tội lỗi, vậy vì sao các học viên Đại Pháp chỉ xin có ‘biện hộ vô tội’ thay vì tố cáo tà ác? Sau cùng, các học viên Đại Pháp là những con người chân chính nhất trong vũ trụ và trách nhiệm các nhân tố chân chính trong vũ trụ. Đây cũng là một hành động cứu độ từ bi là tố cáo những người xấu và như vậy ngăn họ phạm tội ác hơn nữa.

Khi chúng ta đã rõ về các vấn đề này, các học viên Đại Pháp sẽ đổi từ sự biện hộ một cách thụ động sự vô tội của họ thành tố cáo tà ác với chính niệm và chính hành. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đạt được mục đích chống lại sự bức hại, chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh qua hệ thống pháp lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/26/218482.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/19/115437.html
Đăng ngày 25-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share