Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-05-2010] Tôi sống cùng mẹ chồng tôi, cả hai chúng tôi đều là học viên và đến học cùng một nhóm học Pháp. Tuy nhiên, chúng tôi phối hợp cùng nhau rất tệ, hay đúng hơn là chúng tôi không phối hợp với nhau gì cả. Những người không phải học viên biết rằng chúng tôi chưa bao giờ nói rằng mình tu luyện tốt cả. Tôi nhận ra rằng điều này không phản ánh tốt cho Đại Pháp.

Tôi rất bối rối về điều này. Tôi muốn phối hợp với bà và trở thành một chỉnh thể để chứng thực Pháp. Chúng tôi đơn giản là không đồng ý kiến trong bất cứ điều gì. Mỗi ngày, bà phàn nàn về việc tôi không làm tốt trong các việc hàng ngày. Bà nói rằng tôi không nghiêm khắc với bản thân và thậm chí không phải là một người tốt. Trái lại, tôi thấy rất rõ nỗi sợ của bà, tính phô trương và hư danh, cũng như nỗi sợ người khác biết bà là một học viên. Tôi không giống như những điều bà nói về tôi. Tôi nghĩ rằng bà đang bới lông tìm vết. Điều mà bà làm đã ngăn cản chúng tôi làm những việc lớn hơn để chứng thực Pháp. Bà thường tìm ra các lý do để bào chữa cho bản thân để nhân nhượng trước áp lực của cựu thế lực.

Mỗi lần đọc Bài giảng thứ 3 sách Chuyển Pháp Luân, khi tôi đọc đoạn:

‘Có những người mà thật không hiểu nổi họ luyện là công gì, khi đang luyện, khi đang chuyển động, thì miệng họ chẳng dứt: ‘A! Mấy cô con dâu nhà này chẳng có hiếu với tôi; mẹ chồng của tôi sao mà quá tệ!’…. Nói nghiêm trọng một chút: họ đang luyện tà pháp!’

Tôi cảm thấy rằng điều này mô tả chính xác điều đang xảy ra giữa mẹ chồng tôi và tôi. Bà thường kể cho hàng xóm và những người họ hàng của chúng tôi rằng tôi không kính trọng bà như cha mẹ mình. Trái lại, tôi thường phàn nàn với chồng tôi rằng bà tệ như thế nào, bà đã nhân nhượng trước áp lực ra sao và đã không chứng thực Pháp một cách cởi mở và trang nghiêm, tìm kiếm lý do bào chữa cho bản thân. Mỗi lần tôi đọc đoạn này, tôi cảm thấy rất tệ. Vì vậy tôi quyết tâm hướng nội. Tôi không thể làm được điều đó thường xuyên và thường kết thúc thất bại.

Tôi nghi ngờ rằng tôi sẽ không có được lòng từ bi tối thiểu, ngay cả khi tôi đã rất cố gắng.

Chiều nay tôi đến nhóm học Pháp. Chúng tôi nói về việc người họ hàng của mẹ chồng tôi đã hợp tác với ĐCSTQ như thế nào. Tôi cảm thấy điều này được gây ra bởi mẹ chồng tôi vì các chấp trước của bà, điều mà tôi tin rằng là lý do tại sao các vấn đề tương tự xảy ra hểt lần này đến lần khác. Mẹ chồng tôi bảo vệ bản thân, buộc tội tôi là không hiểu biết. Chúng tôi nói tới nói lui và mâu thuẫn của chúng tôi leo thang.

Tôi rất tức giận. Chồng tôi đã ở lại với tôi và chúng tôi nói về tính cách của tôi. Khi tôi còn bé, tôi đã có một chấp trước được đối xử công bằng. Tôi không thích đạo đức giả và tôi muốn thành thật và yên bình với bản thân. Mặc dù tôi không có nhiều vấn đề với những tranh đấu và tật đố của người khác, tôi không thể chịu đựng thói đạo đức giả. Tôi nghĩ điều này cùng cấp độ với ĐCSTQ. Tôi khinh thường những người đạo đức giả, cho dù họ là học viên hay là người thường.

Chồng tôi nói với tôi ‘Có lẽ, với Sư Phụ, Chính Pháp là quan trọng nhất. Nếu chúng ta tập trung vào chấp trước của đồng tu và mong đợi họ điều chỉnh bản thân trước khi chúng ta có thể làm việc cùng nhau để chứng thực Pháp, thì chúng ta sẽ liên tục bị khảo nghiệm. Dù sao thì tu luyện là một quá trình dần dần buông bỏ các chấp trước. Mọi thứ bao gồm cả tu luyện cá nhân được hợp nhât vào trong ba điều. Nếu chúng ta chấp trước vào tu luyện cá nhân của người khác hay tu luyện của chính chúng ta, sẽ không thể giải quyết được những vấn đề đó, bởi vì vũ trụ cũ đã xuống cấp; không có vị thần nào có khả năng giải quyết vấn đề này vì vũ trụ cũ là không hài hòa’.

‘Điều này giống với sự phối hợp giữa các học viên. Nếu em cứ nhìn vào thiếu sót của người khác để phóng đại lên rằng em coi thường họ và không thể từ bỏ vấn đề này, em đã không đặt Chính Pháp lên hàng đầu. Bất kể là các vấn đề của học viên nghiêm trọng ra sao, chúng ta không thể quá tập trung vào chúng bởi vì điều quan trọng hơn là chúng ta làm việc cùng nhau thật tốt để chứng thực Pháp. Đây là điều mà Chính Pháp yêu cầu. Thất bại thực hiện được điều đó và để ma tính của chúng ta nổi lên, không đối đãi với chính chúng ta như là những học viên, chúng ta sẽ không đặt ưu tiên của chúng ta cho đúng. Kết quả là chúng ta sẽ mất nhiều hơn’

Nghe điều chồng tôi nói, nước mắt chảy dài trên má tôi. Tôi hiểu rằng Sư Phụ đã từng nói rằng khi Người phổ truyền Pháp, nếu Người cố gắng cảm nhận điều các học viên đang nghĩ, Người sẽ không thể cứu độ chúng ta. Thật vậy, chúng ta ở đây để trợ Sư chính Pháp, tại sao chúng ta lại cố gắng phán xét những điều mà các học viên khác còn thiếu sót? Điều quan trọng nhất để làm là chứng thực Pháp cho tốt. Như Sư Phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009’:

‘Ví như khi đưa nắm tay ra, mọi người phải nắm lại thì mới mạnh (Sư phụ làm cử chỉ giơ nắm tay) Chư vị nếu bảo rằng cái này muốn làm thế này, cái này muốn làm thế này, cái này muốn làm thế này (Sư phụ xoè bàn tay ra, và chỉ vào từng ngón) như thế không mạnh, vừa đưa ra đã bị tản ra rồi, phải vậy không? Chư vị cần có một cái quy định, cần phải có một an bài, hợp tác cho tốt thì phối hợp với nhau mới tốt.’

Chúng ta nên làm một bàn tay để đạt hiệu quả, nếu cả năm ngón đều muốn duỗi ra, chúng ta sẽ không là một chỉnh thể và sẽ có ít kết quả.

Tôi đã đọc nhiều bài viết của các học viên ở Trung Quốc trên trang web Minh Huệ về các vấn đề tương tự. Sau khi xem Giảng Pháp cho các học viên Úc châu, tôi cảm thấy rằng có lẽ những điều này cũng không phải là ít xảy ra giữa các học viên hải ngoại. Đó là tại sao tôi quyết định viết về điều nó. Tôi hy vọng rằng những ai có các vấn đề tương tự sẽ học từ lỗi lầm của tôi và hướng nội tìm kiếm, thực hành từ bi hơn và tập trung vào Chính Pháp.

Tầng thứ của tôi giới hạn. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/22/224061.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/7/117692.html
Đăng ngày 18-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share