Bài viết của một đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-06-2010] Hôm nay, tôi đọc bài viết của một bạn đồng tu: “Thận trọng về việc chia sẻ thông tin tiêu cực trong học viên” . Tôi đã rất cảm động. Tôi nghĩ cũng giống như điều được thảo luận trong bài viết, chúng ta nên thực sự nghiêm túc coi trọng vấn đề này trong khi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với các bạn đồng tu.

Tôi nghĩ việc cẩn thận khi chia sẻ thông tin tiêu cực giữa các đồng tu về cơ bản đó là vấn đề tu khẩu và tu ý. Nó không đơn giản chỉ là một hình thức hay quy tắc về hành xử cá nhân trên bề mặt.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ đã đặc biệt bàn về việc tu khẩu. Việc chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của chúng ta là cần thiết trong học viên, nhưng chúng ta nên biết rõ rằng việc chia sẻ như vậy nên phù hợp với Pháp. Theo tôi biết, nhiều khi chúng ta dành quá nhiều thời gian nói về sự phân cách, về tình trạng tu luyện kém của những bạn đồng tu khác. Việc chia sẻ như vậy hiếm khi nào nhằm vào việc giúp đỡ bạn đồng tu. Nó giống với những lời đồn đại tầm phào vô nghĩa thường gặp ở bất cứ nơi nào khác trong xã hội hơn. Nó chẳng giúp được gì cho bạn đồng tu cũng không có gì tốt cho sự tu luyện của người nói cả. Sư Phụ đã nêu ra vấn đề này trong “Giảng Pháp cho các học viên Úc Châu”. Tôi đề nghị chúng ta xem lại video bài giảng Pháp.

Tôi nghĩ một số bạn đồng tu đã trở nên quen với việc nói theo cách này đến mức họ không cảm thấy nó là một điều xấu. Tôi đã từng nói về điều này với một bạn đồng tu. Cả hai chúng tôi đều nhất trí rằng chúng tôi không nên nói về bạn đồng tu sau lưng họ và chúng tôi nên chú ý về tới việc tu khẩu của chúng tôi. Tuy nhiên, chưa đầy một phút, chúng tôi lại bắt đầu nói về trạng thái tu luyện của một bạn đồng tu khác một cách tiêu cực. Thật may, chúng tôi đã nhận ra vấn đề của chúng tôi ngay lập tức và dừng lại.

Tu khẩu rất quan trọng. Là người tu, chúng ta phải nhìn vào trong và tu bản thân mình. Có phải chúng ta đang nhìn vào trong bản thân mình không khi chúng ta nói về người khác? Tại sao chúng ta nghe thấy hay nhìn thấy vấn đề của người khác trong sự tu luyện của họ? Chẳng phải đó là vì chúng ta cũng có những vấn đề hay những chấp trước tương tự để buông bỏ sao?

Sư Phụ đã giảng:

“Có một số học viên trong tu luyện mãi vẫn hướng ngoại tìm, hướng ngoại cầu, hướng ngoại mà nhìn: ai đối đãi với mình không tốt, ai nói lời khó nghe, ai quá như người thường, ai cứ luôn làm khó cho mình, ý kiến của mình cứ luôn không được chọn lấy; vì thế mà không làm bất kể việc gì của đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp nữa, thậm chí với tức giận mà không tu nữa.” (“Gửi Pháp Hội Châu Âu 2009”)

Chúng ta nên đo lường bản thân với Pháp để xem chúng ta đang làm thế nào. Để phù hợp với Pháp, chúng ta nên nhắc nhở bản thân rằng chúng ta là người tu, và chỉ đạo tư tưởng và hành vi của chúng ta sao cho đúng đắn khi chúng ta nói về người khác.

Khi chúng ta nhìn thấy vấn đề trong tu luyện của người khác, chúng ta nên trực tiếp chỉ nó ra cho họ. Nếu họ không chấp nhận hay không hiểu lời nhắc nhở của chúng ta, chúng ta vẫn không nên nói với người khác về vấn đề của họ. Nếu không, chúng ta sẽ thêm vào những nhân tố xấu trong những không gian khác, điều đó sẽ tạo ra khoảng cách giữa chúng ta. Điều này hoàn toàn không có gì là tốt cả.

Tôi nghĩ sự chia sẻ của chúng ta nên tập trung vào việc hướng nội bản thân mình, cứu độ chúng sinh hay hợp tác tốt. Nếu chúng ta phải chia sẻ những điều khác, chúng ta có thể chia sẻ cá nhân. Nếu không, tốt nhất là chúng ta không nói về chúng vì chúng chẳng có gì tốt cả mà chỉ lãng phí thời gian, và can nhiễu tới việc làm tốt ba việc của chúng ta.

Trên đây chỉ là một vài hiểu biết cá nhân, xin vui lòng chỉ ra những điểm không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/6/9/225095.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/19/117929.html
Đăng ngày 22-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share