Bài viết của một học viên phương Tây

[MINH HUỆ 26-05-2010] Đối với những người lái xe trong vùng chúng tôi, những con rùa trên đường cao tốc có thể là cảnh tượng căng thẳng thần kinh. Đầu mỗi mùa hè, bạn thấy chúng rất nhiều trên các con đường nhựa nóng bỏng ở nông thôn, ba hoặc bốn con mỗi dặm, thỉnh thoảng nhiều hơn, theo một số bản năng nguyên thủy để di chuyển từ bất cứ nơi nào chúng ở đến bất cứ nơi nào chúng đi.

Chúng bắt đầu rất mạnh mẽ, tiến hành với định hướng rõ ràng. Nhưng khi một chiếc xe hơi hay xe tải đi qua và chúng có vẻ như bối rối, thót tim, co đầu và chân vào trong mai của chúng, rồi đợi vài tiếng báo động nội tâm thổi lên nói với chúng rằng đã an toàn để chui ra và tiếp tục cuộc hành trình của chúng. Chúng cứ đi như vậy, thất thểu từng đợt một, tiến bước nặng nhọc một lúc, sau đó rúc vào sự an toàn viển vông dưới lớp mai của chúng trong 10 phút, 15 phút, có thể lâu hơn, khi ô tô và xe tải phóng vèo qua. Nhiều trong số chúng, có lẽ thậm chí là đa số, cuối cùng đạt tới đích của chúng trên các con đường nhẹ nhàng và tiếp tục con đường của chúng, nhưng bạn cũng sẽ thấy những cái xác bẹp gí của những con không thể qua được. Và tôi không thể giúp gì ngoài tự hỏi có bao nhiêu con nữa sẽ sang đường bên kia một cách an toàn nếu chúng cứ thò cổ ra, phớt lờ đi sự lãng trí của những chiếc xe hơi và xe tải đang phóng qua, những chiếc xe mà đa số đang cố hết sức để không trông thấy chúng một cách cẩu thả, để tạo ra một đường thẳng không ngừng tới phía bên kia đường.

Tôi có sự cảm thông hơn mức hơn bình thường với những chú rùa này, bởi vì sự khó nhọc của chúng trên đường cao tốc nhắc nhở tôi về việc tu luyện của chính bản thân mình. Tại nhiều thời điểm trong cuộc sống, tôi cũng đã nghe một tiếng nói từ sâu thẳm bên trong bảo tôi thực hiện một cuộc hành trình—một cuộc hành trình lâu dài để trở về ngôi nhà thực sự và bản nguyên của tôi. Và giống như những chú rùa này, tôi đã bắt đầu với đầy sự tự tin và quyết tâm rõ ràng, chỉ đi đến, hết lần này và tiếp tục lần khác, đến lúc nhầm lẫn và thậm chí đôi lúc đến lúc dừng lại kêu than khi đối mặt với những trở ngại hay dấu hiệu nguy hiểm. Và trong hầu hết các trường hợp đó, thậm chí không phải là khảo nghiệm sinh tử đã dẫn tôi đến chỗ ẩn náu , nhưng cũng không phải là những xao lãng hay khó khăn, có lẽ là một mâu thuẫn với một học viên khác, hay một vài khó chịu về thể chất hay nghiệp bệnh.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ Lý đã giảng:

“Nợ thì phải hoàn [trả]; do vậy trên đường tu luyện có thể phải gặp một số điều nguy hiểm. Nhưng khi gặp những sự việc loại này, chư vị sẽ không sợ hãi, cũng không để cho chư vị thật sự gặp nguy hiểm”

Lý giải của tôi về đoạn Pháp này là, vì chúng ta có nghiệp lực để loại bỏ, những con đường trở về bản nguyên của chúng ta sẽ không là êm đềm và không có trở ngại gì, nhưng chúng ta sẽ ở dưới sự bảo hộ của Sư Phụ và sẽ không bị bất kỳ nguy hiểm thực sự, bất chấp tất cả các việc xảy để cản trở chúng ta. Tuy nhiên, có một yêu cầu ở đây, yêu cầu mà không được đề cập đến trong đoạn này, nhưng được nhấn mạnh ở những chỗ khác. Ví dụ như, trong bài thơ ‘Phạ xá’ Sư Phụ viết:

Nễ hữu phạ, tha tựu trảo
Niệm nhứt chính, ác tựu khoa

(Hồng Ngâm II)

Và trong bài ‘Sư đồ ân’

Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực

(Hồng Ngâm II)

Một con rùa có thể có một cái cớ tốt đẹp cho việc sợ hãi rụt vào trong mai khi nó cảm thấy nguy hiểm—sau tất cả, mặc dầu chúng được các bản năng nguyên thủy thúc giục tới điểm đến của chúng, bản năng chính của nó vẫn là bảo tồn cuộc sống của mình. Nhưng là một người tu luyện, một học viên Đại Pháp, lý do của tôi là gì? Tôi không có lý do nào cả. Là một học viên, niềm tin của tôi dựa vào sự hiểu biết của tôi về Pháp, và suy nghĩ của tôi là chính chỉ khi chúng hình thành từ Pháp và được thấm nhuần đức tin này. Bất cứ thất bại trong việc duy trì kiên định hay việc phù hợp với các yêu cầu của một học viên nhất định là từ việc thiếu niềm tin và vì vậy thiếu chính niệm—và một trong các kết quả là có một khoảng cách giữa tôi và sự bảo hộ của Sư Phụ.

Tôi đã đọc nhiều bài viết của các học viên tại Trung Quốc trong đó các tác giả nói rõ trong những lời lẽ rất rõ ràng và kiên định đó, họ đã gặp phải khổ nạn ra sao và làm thế nào họ vượt qua khổ nạn thông qua việc áp dụng các Pháp lý, và làm sao họ vươn lên từ khổ nạn như những người hoàn toàn khác đã trưởng thành để tồn tại ở tầng thứ cao hơn, loại bỏ các bệnh tật hay chấp trước. Có những câu chuyện về những chiến thắng cá nhân trên đường đến Viên mãn mà tôi rất cảm kích. Cũng có nhiều câu chuyện về những thất bại cá nhân, hậu quả của chúng và những bài học lớn học trong quá trình đó.

Thật không may, tôi không có những câu chuyện kịch tính như vậy để chia sẻ, không có những chiến thắng vĩ đại cũng không có các thất bại nhục nhã trong tu luyện. Nhiều lúc tôi có thể nói hay làm những điều mà tôi không nên nói hoặc làm, nhưng thường hơn là không, tôi phạm những lỗi thiếu sót—của việc không làm hoặc không nói những điều mà một người tu luyện chân chính chắc chắn nên làm hay nói. Và đây là vấn đề–sự rụt rè của tôi khi là một người tu luyện—đó là điểm chính yếu. Tôi đang cố gắng để minh họa bằng ví dụ tương tự này. Tôi đã tiến bộ chưa? Vâng, chắc chắn rồi, tôi đã tiến bộ; không có nghi ngờ gì trong tâm trí tôi về điều đó. Nhưng sự tiến bộ của tôi rất chậm chạp và dần dần, đôi khi thậm chí không thể chấp nhận được. Bây giờ, 10 năm trong thực hành tu luyện, thật dễ cho tôi nhìn lại và nhìn thấy tôi từ một con người khác nào đó khi tôi mới bắt đầu, nhưng tôi không thể nhớ thời điểm khi một sự đột phá đặc biệt về giác ngộ hay sự kiện chuyển biến đã thay đổi tôi một cách đột ngột suốt đêm. Tôi chỉ mới đang tiến bước một cách nặng nhọc.

Đây có phải là điều tốt nhất tôi có thể làm? Tôi từ chối nghĩ như vậy, hay chấp nhận rằng tôi chỉ là một người nhút nhát và sợ hãi một cách vô vọng, vĩnh viễn sa lầy trong tình trạng này. Làm sao tôi có thể đạt đến được trạng thái đáng khâm phục của một học viên chính trực, can đảm và kiên định—trạng thái tôi có thể dễ dàng tưởng tượng ra nhưng thấy rất khó để đạt được?

Tôi tin rằng đây là một phần lý do mà Sư Phụ Lý đã không ngừng nhấn mạnh sự cần thiết phải học Pháp hằng ngày. Niềm tin của chúng ta không dựa trên một số các ý kiến hay nguyên lý mà chúng ta tùy tiện quyết định là chúng ta sẽ tin vào. Niềm tin của một học viên là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về Pháp và điều này chỉ có thể đến từ việc học Pháp tốt và thường xuyên. Cách thứ hai tôi nghĩ rằng tình huống này có thể được thay đổi là nhờ việc liên tục hướng nội để tìm ra và loại bỏ các chấp trước đã giữ chúng ta ràng buộc trong suy nghĩ đáng sợ của con người.

Những tương đồng hoàn toàn không bao giờ chứng tỏ được điều gì, chúng chỉ có thể minh họa một điểm và tại một số tầng cấp chúng luôn sụp đổ. Vì vậy nó chỉ là một điều này.

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ Lý đã giảng rõ ‘Mỗi một quan, mỗi một nạn đều có tồn tại vấn đề tu lên trên hoặc rớt lại xuống’. Vì vậy, trong thực hành tu luyện, thực sự không có chuyện đứng im một chỗ: nếu chúng ta không tiến lên thì chúng ta đang thụt lùi. Khi tôi nghĩ tôi chỉ là đang rúc vào trong lớp vỏ của tôi, thực ra tôi đang đi ngược trở về tính chất con người; đi ngược lại mục tiêu trở về ngôi nhà thực sự của mình. Bởi vì thiếu niềm tin và chính niệm, tôi nhận thấy có nguy hiểm ở nơi mà thực sự không có, và điều này chính là điều thực sự đưa tôi vào nguy hiểm.

Nói chung, tôi tin rằng tôi đã có một số tiến bộ trong cuộc hành trình trở về nhà, nhưng tôi chỉ có thể suy xét bằng hối tiếc về nơi tôi đã có thể ở bây giờ, tôi đã thăng tiến với niềm tin đầy đủ vào Sư Phụ và Pháp.

Sư Phụ dạy chúng ta Pháp. Ngài cũng cho chúng ta một chiếc thang để lên thiên đường. Ngài thậm chí còn bảo chúng ta leo lên, trong khi kiên nhẫn bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm. Chúng ta biết rằng Sư Phụ luôn làm phần việc của Ngài. Phần còn lại là tùy thuộc vào chúng ta.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/26/117400.html
Đăng ngày 16-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share