Bài viết của Huệ Liên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-07-2019] Tôi là một giáo viên đã nghỉ hưu và là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi đối xử với mọi người bằng lòng nhân ái và từ bi. Tôi đã giảng chân tướng cho các đồng nghiệp của mình, và họ đã biết được sự thật về Pháp Luân Đại Pháp bất chấp những tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những vu khống về pháp môn.

Tôi muốn chia sẻ cách mà hai Hiệu trưởng của trường và những người quen khác đã bảo vệ và giải cứu tôi khi tôi bị giam giữ sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp diễn ra vào năm 1999. Để bảo vệ danh tính của họ, tôi sẽ gọi họ là Hiệu trưởng A và Hiệu trưởng B.

Hiệu trưởng A

Chồng tôi bị bắt giữ vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 12 năm 1999. Tôi cũng bị bắt cùng ngày và bị giam giữ tại một trại tạm giam cách xa gần 500 km.

Hiệu trưởng A đã đưa Hiệu trưởng trường làng (trường chi nhánh) cùng với hai em trai của tôi tới trại tạm giam để đưa tôi về nhà vào ngày tôi dự kiến được thả sau 15 ngày bị giam giữ. Tuy nhiên, trại tạm giam quyết định giam giữ tôi thêm 15 ngày nữa mà không thông báo cho trường học hay gia đình tôi. Họ đã đi gần 500 km đoạn đường phủ băng tới trại tạm giam để rồi phải lái xe về nhà tay không.

Khi họ quay trở lại trại tạm giam vào ngày thứ 30, họ được thông báo rằng tôi sẽ được thả vào ngày hôm sau. Họ đã quay trở lại vào ngày hôm sau, nhưng các lính canh bắt họ đợi bên ngoài trong giá lạnh nhiều giờ trước khi để tôi đi.

Trên đường về chúng tôi dừng lại ăn trưa trong một nhà hàng. Hiệu trưởng A gắp cho tôi một con tôm và nói: “Hãy để tôi bóc vỏ tôm cho chị. Chị biết đấy, tôi trở thành Hiệu trưởng năm 28 tuổi và chưa bao giờ bị bất cứ ai đùa giỡn như những người lính canh đó đã làm với tôi.” Nước mắt lăn dài trên má khi ông ấy nói.

Trong tháng tôi bị giam cầm, mặc dù chịu áp lực từ chính quyền, Hiệu trưởng A đã tới Bộ Giáo dục nhiều lần và nhẹ nhàng nói chuyện với các quan chức ở đó để thuyết phục họ thả tôi và không đuổi việc tôi.

Nhiều lần ông ấy tới thăm tôi trong trại tạm giam, các lính canh đã la mắng ông ấy. Khi được hỏi mối quan hệ giữa chúng tôi, ông ấy đáp: “Chị ấy là chị tôi!” Ông ấy không sợ hãi và đặc biệt lớn giọng khi nói từ “chị gái”.

Cùng với gia đình tôi, Hiệu trưởng A và Hiệu trưởng trường làng cũng bị liên lụy vì họ đã ủng hộ tôi – tiền thưởng hàng năm của họ đã bị giữ lại. Một vài năm sau, khi tôi bị bắt lần nữa, Giám đốc Phòng 610 của thành phố, họ Vương, muốn kết án tôi 3 năm tù. Hiệu trưởng A đã gọi cho bạn của ông đang làm việc tại Sở Cảnh sát địa phương và nhờ bạn của ông đưa tôi ra. Ông ấy đã không nói gì với tôi về điều này cho đến mãi tận nhiều năm sau.

Hiệu trưởng B

Vì các trường học bị tái cơ cấu, trường làng thiếu giáo viên lớp 1 vào đầu năm học mới. Các bậc phụ huynh tới Phòng Giáo dục thị trấn để khiếu nại, gây áp lực lớn đối với vị Hiệu trưởng mới, Hiệu trưởng B.

Người tiền nhiệm của Hiệu trưởng B đã đề cử tôi với ông ấy và nói với ông ấy rằng tôi sẽ là ứng cử viên tốt nhất tạm thay vào vị trí còn trống trong ngắn hạn. Vị Hiệu trưởng trước đây cũng đã được tôi giảng chân tướng, và nhiều lần bà không hợp tác với chính quyền để bức hại tôi. Bà thường nói với mọi người rằng tôi rất tốt và đáng tin cậy.

Hiệu trưởng B đang rất cần một giáo viên thay thế để dạy lớp 1. Tôi có thể thấy ông ấy đang rất lo lắng và cần sự giúp đỡ của tôi.

Ông ấy đã rất nhẹ nhõm khi tôi đồng ý đảm nhiệm vị trí này. “Cảm ơn chị! Cảm ơn chị rất nhiều!” ông liên tục cảm ơn tôi.

Tháng đầu tiên của năm học mới là tháng bận rộn nhất và mệt mỏi nhất với một giáo viên tiểu học. Tôi đã sắp nghỉ hưu và thông thường nên được giao nhiệm vụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tôi đã đồng ý với đề nghị của Hiệu trưởng B bởi vì Đại Pháp dạy tôi trở thành một người tốt luôn nghĩ cho người khác trước.

Sau khi tôi nhận nhiệm vụ này, Hiệu trưởng B đã dừng lại ở lớp học của tôi để gặp tôi mỗi lần ông ấy tới trường. Ông ấy nói tôi đừng làm việc quá sức và tôi nên nhớ phải nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe.

Trước khi tu luyện Đại Pháp, tôi mắc nhiều bệnh khác nhau, bao gồm bệnh tim, dây thần kinh sọ, tăng sản vú, thoát vị đĩa đệm thắt lưng và khô mắt. Tôi sẽ không thể sống được lâu như vậy hay có thể đảm nhận một nhiệm vụ khó nhọc đến thế nếu tôi không tu luyện Đại Pháp.

Sau khi nhiệm vụ tạm thời kết thúc, tôi đã trở lại dạy lớp vỡ lòng. Đó là thời gian kiểm tra đánh giá lớp vỡ lòng, cũng là thời gian nhập học của các học sinh mới. Khối lượng công việc tăng gấp nhiều lần so với lúc bình thường.

Một số đồng nghiệp thấy tôi bị căng thẳng và họ khuyến khích tôi nghỉ ốm, nhưng tôi đã thực hiện tất cả các công việc của mình. Trong thời gian kiểm tra trường học, Hiệu trưởng B đã nói với tôi: “Chị hãy nghỉ nếu chị thấy mệt. Sẽ không sao nếu chúng ta không được giải thưởng.”

Lớp vỡ lòng của chúng tôi đã qua được đợt kiểm tra và được xếp thứ hạng cao. Trước khi tôi nghỉ hưu, Giám đốc phụ trách các lớp vỡ lòng đã nói với tôi: “Lớp vỡ lòng của chúng ta sẽ không thành công được như vậy nếu không có chị, và chúng tôi có lẽ sẽ không thể tìm được một người tốt như chị.”

Một buổi sáng trời mưa ngày 24 tháng 4 năm 2017 khi chúng tôi đang đón các học sinh vào lớp thì Hiệu trưởng B tới cùng với một cảnh sát mặc thường phục. Người cảnh sát này không cho tôi xem thẻ của anh ta mà bảo tôi phải tới đồn cảnh sát cùng với anh ta.

Tôi từ chối đi vì họ đã sử dụng chiến thuật tương tự vào năm 1999 để lừa tôi tới đồn cảnh sát và sau đó giam giữ tôi phi pháp trong 31 ngày.

Hiệu trưởng B nói: “Tôi sẽ đi cùng chị ấy, nhưng các anh phải để chị ấy trở về.” Viên cảnh sát đồng ý.

Khi chúng tôi đến đồn cảnh sát, đồn trưởng la mắng và nhục mạ tôi, sau đó ra lệnh cho các sỹ quan trói tôi vào ghế cọp với cùm tay và xích chân.

Hóa ra là họ đã nghe trộm điện thoại của chồng tôi và nghe được cuộc trò chuyện của anh ấy với bạn về chuyến đi công tác của họ tới Bắc Kinh. Họ nghĩ rằng tôi có kế hoạch tới Bắc Kinh cùng chồng để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, vì vậy họ quyết định bắt giữ tôi để ngăn tôi đi.

Hiệu trưởng B đã ở lại cùng với tôi và chứng kiến sự việc của tôi trong 6 tiếng đồng hồ. Lúc 1h30’ chiều, chúng tôi được hộ tống trở về trường. Chúng tôi trở về khi đã quá giờ ăn trưa, do đó Hiệu trưởng B đã gọi cho người phụ trách căng tin để chuẩn bị chút đồ ăn nóng cho chúng tôi, và trả tiền bữa trưa cho tôi. Ông ấy đã ăn rất ít, và tôi nhận ra rằng ông ấy đang cố gắng để an ủi tôi. Bình thường tôi không ăn nhiều, nhưng tôi đã cố tình ăn nhiều hơn để khiến ông ấy cảm thấy tốt hơn.

Khi tôi chính thức nghỉ hưu vào tháng 8, ông ấy đã gọi tôi tới văn phòng của mình, và chắp tay lại nói: “Một giáo viên đã hoàn thành xuất sắc những việc tốt của cô ấy!”

Khi tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình với ông ấy lần nữa, ông ấy bình tĩnh nói rằng tôi cũng sẽ làm như vậy nếu tôi ở vào vị trí của ông ấy. Tôi đã để lại cho ông ấy một cuốn Chuyển Pháp Luân và ông ấy có vẻ hài lòng khi nhận nó.

Ngày càng có nhiều người hơn phản đối cuộc bức hại

Tôi đã viết một lá thư gửi đồn trưởng đồn cảnh sát và tự mình chuyển cho ông ấy. Các học viên Đại Pháp không có kẻ thù, các sỹ quan cảnh sát là những nạn nhân thực sự của cuộc bức hại tàn nhẫn của ĐCSTQ.

ĐCSTQ đã phát tán những dối trá để đánh lừa thế giới và khiến mọi người thù hận các học viên Đại Pháp. Nhưng những trò lừa dối đã bị lật tẩy từng cái một và ngày càng có nhiều người hơn đang dùng lòng tốt và sức mạnh tích cực của họ để phản đối cuộc bức hại này.

Khi tôi bị đưa tới đồn cảnh sát, một sỹ quan đã mời tôi ăn cùng anh ấy và đề nghị tôi ăn thêm. Một sỹ quan khác đưa cho tôi di động của anh ấy để gọi cho Hiệu trưởng của tôi.

Khi những sỹ quan này nhận được các cuộc gọi của mọi người báo cáo về các học viên Đại Pháp, họ sẽ bác bỏ chúng và nói: “Chúng tôi không có thời gian đi”. Họ nói với tôi rằng họ luôn đối tốt với các học viên Đại Pháp. Khi họ được triệu tập để kiểm tra nhà của chúng tôi, họ đợi cho tới khi chúng tôi học xong các bài giảng.

Trong những dịp đặc biệt, Phó trưởng đồn cảnh sát đã gọi để bảo tôi hãy “dọn dẹp nhà tôi” và các đồng nghiệp đã giúp tôi giấu các tài liệu Đại Pháp.

Bất chấp sự đàn áp của ĐCSTQ, nhiều người bình thường hàng ngày mà tôi biết đã không hề lo sợ đề nghị giúp đỡ để bảo vệ tôi. Tôi mong rằng nhiều người Trung Quốc hơn nữa sẽ đứng lên vì những người vô tội và bảo vệ công lý.


Bản dịch tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/12/389869.html

Bản dịch tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/24/179034.html

Đăng ngày 13-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share