Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2020] Nhiều người Trung Quốc đã lớn lên trong văn hóa Đảng. Nó đã thấm sâu đến mức mà một người rất khó có thể nhận ra sự hiện diện của nó trong lối tư duy và hành xử của mình. Tôi phát hiện ra rằng văn hóa Đảng này thường biểu lộ khi chúng ta có những phán xét không tự biết dựa trên những tiêu chuẩn biến dị của Đảng.

Tôi không có sự hiểu biết thấu đáo về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn dụ người dân trong quá khứ thế nào và cũng không nhận ra được ảnh hưởng của văn hóa Đảng ở bản thân mình. Vì thế, tôi thường sử dụng tiêu chuẩn đạo đức bại hoại từ văn hóa Đảng để giải quyết các vấn đề trong tu luyện của bản thân.

Một hôm, khi học Pháp, tôi đọc được đoạn Pháp này:

“Người đứng ngoài xem đều cho rằng lạ lắm: ‘Bà này sao không vòi vĩnh anh kia chút tiền, đòi tiền anh kia’. Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã méo mó cả rồi. Người lái xe phóng nhanh, nhưng anh ấy phải chăng cố ý đâm người ta? Anh ta chẳng phải vô ý là gì?” (Bài giảng thứ tư–Chuyển Pháp Luân)

Đột nhiên tôi nhận ra lối suy nghĩ biến dị của văn hóa Đảng đã hình thành một cơ chế trong tôi và khiến tôi phát triển những quan niệm xấu xa.

Theo như văn hóa truyền thống thì nếu những người khác mà hại tôi thì điều đó có nghĩa là tôi phải trả nghiệp mà đã nợ người đó. Tôi nên mừng rằng tôi đã trả nợ được nghiệp thay vì oán hận.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hủy đạo đức mà chúng ta có được từ văn hóa truyền thống. Dưới ảnh hưởng của nó, người dân đã không còn tin vào nghiệp lực nữa rồi. Giờ đây, phản ứng đầu tiên của mọi người khi bị đối xử không tốt là tìm cách trả đũa đối phương, không kể đối phương vô tình hay hữu ý.

Theo như những giá trị đã bị bóp méo này thì nếu một người bị ô tô đâm thì họ phải trách cứ và đổ lỗi cho đối phương, điều này đã xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Hơn thế nữa, cũng có người có thể chớp cơ hội này mà đòi một khoản tiền bồi thường lớn từ người tài xế đã tông vào mình. Điều này thậm chí còn xa rời đạo đức truyền thống hơn nữa.

Là người tu luyện, tiêu chuẩn của chúng ta nên cao hơn người thường. Chúng ta nên dùng tiêu chuẩn của Đại Pháp. Khi chúng ta đối diện với tình huống như vậy, chúng ta không những không trách cứ mà còn nên cảm ơn đối phương vì đã cho cơ hội tiêu nghiệp và đề cao tầng.

Chúng ta cũng nên giảng chân tướng Đại Pháp cho họ và cứu họ.

Phản ánh văn hóa Đảng trong các đồng tu

Ngoài việc nhận ra văn hóa Đảng ở bản thân, tôi cũng nhìn thấy dấu vết của nó ở rất nhiều đồng tu.

Vài năm trước, một đồng tu tổ chức một nhóm các học viên để đi phát tài liệu Đại Pháp ở thành phố khác. Do có sơ hở trong tu luyện của học viên này mà vài thành viên trong nhóm đã bị bắt. Nhiều học viên đã đổ lỗi cho người tổ chức đó. Sau đó, dưới sự bảo hộ của Sư phụ và sự phối hợp của các đồng tu, các học viên bị bắt đã được thả.

Tuy nhiên, vài học viên đã quyết định không phối hợp với người tổ chức đó nữa.

Vài học viên trước kia đã có những suy nghĩ tiêu cực về cô ấy rồi. Bây giờ với sự việc này, họ dường như đã có cớ để họ buông lung với tư tưởng như vậy, họ phàn nàn với các đồng tu khác sau lưng cô ấy, gây nên xáo trộn trong môi trường tu luyện địa phương.

Hãy thử nghĩ xem, nếu người tổ chức đó biết rằng vài học viên sẽ bị bắt, thì liệu cô ấy có quyết định để họ đi không? Chẳng phải cô ấy làm việc này là vì cô ấy muốn cứu chúng sinh sao? Cũng giống như người lái xe mà Sư phụ đã nhắc đến, liệu anh ta có cố tình đâm người chăng? Khi chúng ta giữ quan niệm rằng vị học viên đó phải chịu trách nhiệm về vụ bắt giữ đó thì chẳng phải chúng ta hành xử giống y như người thường sao?

Vài học viên thậm chí đã thất vọng và cho rằng họ không bao giờ nên lại phối hợp với cô ấy. Chẳng phải đây là suy nghĩ lệch lạc sao? Là các học viên, khi đối mặt với các vấn đề, chúng ta nên luôn hướng nội và tránh đi sang cực đoan.

Tôi cũng nhận ra rằng vài học viên không thẳng thắn với học viên khác. Họ luôn than phiền về những học viên khác sau lưng họ. Cách thức hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc này đã ngăn trở chúng ta hình thành chỉnh thể và cứu độ chúng sinh.

Tôi thường thấy một tình huống như thế này: hai học viên có mâu thuẫn với nhau. Lúc đó, một người dường như kiểm soát được tâm tính của mình. Tuy nhiên, sau đó, cô ấy sẽ nói với những đồng tu khác rằng: “Nếu tôi không phải là một học viên thì tôi sẽ không bỏ qua cho cô ấy dễ dàng như vậy đâu.”

Cô ấy nghĩ rằng cô ấy đã đạt được tiêu chuẩn và vượt qua khảo nghiệm. Nhưng có thực sự là như vậy không?

Sư phụ dạy rằng:

“Đối đích thị tha Thác đích thị ngã”

Tạm dịch

“Cái đúng là họ Cái sai là mình”

(Thùy thị thùy phi–Hồng Ngâm III)

Suy nghĩ biến dị ở bản thân tôi

Tôi luôn nghĩ rằng mình rất kính Sư kính Pháp. Đây là do tôi luôn vô cùng cẩn thận với bất cứ điều gì liên quan đến Đại Pháp, và tôi không bao giờ để những tài liệu giảng chân tướng như Tuần báo Minh Huệ ở chỗ linh tinh.

Có một lần, cảnh sát xông vào nhóm học Pháp của chúng tôi và lấy đi sách Đại Pháp của mọi người. Tuy nhiên, tôi có thể giữ được sách của mình. Tôi nghĩ rằng đây là do tôi đã rất kính Sư kính Pháp. Tuy nhiên, vài ngày sau, trong khi học Pháp, tôi nhận ra rằng cái gọi là tôn kính của tôi chỉ là trên bề mặt mà thôi.

Sư phụ giảng rằng:

“Có nhiều người chúng ta nghĩ thế này: ‘Mình dập đầu đốt hương bái Phật, trong tâm thành kính thì sẽ tăng công’. Tôi nói rằng thật khôi hài; luyện công chân chính toàn dựa vào bản thân mà tu; cầu gì cũng vô dụng. Không bái Phật, không đốt hương, [mà] chiểu theo tiêu chuẩn người tu luyện mà tu luyện một cách chân chính, [thì khi] ông [Phật] gặp chư vị sẽ rất vừa ý.” (Bài giảng thứ tư–Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy như Sư phụ đang nói tôi vậy.

Tôi nhận ra rằng là một học viên, thực sự “kính Sư kính Pháp” nghĩa là chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp khi đối mặt với những vấn đề, hướng nội, và thực tu bản thân. Nếu không, không kể hành xử của chúng ta thành kính như thế nào thì có thể có mục đích ích kỷ ẩn dấu sau đó. Thực ra đó là không kính Sư kính Pháp.

Chỉ khi chúng ta tu luyện bản thân trong Đại Pháp và trở nên thuần tịnh hơn, thì chúng ta mới có thể ngộ Pháp, và kính Sư kính Pháp từ trong tâm.

Các cách nghĩ biến dị mà ĐCSTQ reo rắc vào người Trung Quốc rất phổ biến trong các học viên đến từ Trung Quốc Đại Lục. Sư phụ đã nhắc đến vấn đề này nhiều lần trong những năm gần đây. Nếu chúng ta học Pháp với lối tư duy này thì chúng ta sẽ không thể hiểu Pháp và đề cao tầng thứ. Cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta giảng chân tướng với lối tư duy đó thì chúng ta sẽ không thể hiệu quả trong việc thuyết phục người khác thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Văn hóa Đảng có thể tồn tại trong tất cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, đó là điều mà chúng ta cần phải chính lại. Đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin hãy từ bi chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/18/402605.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/9/183971.html

Đăng ngày 02-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share