Bài viết của người dân Vũ Hán
[MINH HUỆ 03-04-2020] Trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, Vũ Hán đã bùng phát thành ôn dịch khiến cho toàn thành phố chìm trong nỗi sợ hãi. Những nhân viên làm công tác vận chuyển thi thể kể lại rằng, khi đó một xe phải vận chuyển đến 8 thi thể, họ ngày nào cũng phải tăng ca, làm việc từ 9 giờ sáng hôm trước đến tận 2, 3 giờ sáng hôm sau mới được nghỉ. Có người đang đi trên đường đột nhiên lăn đùng ngã xuống đất. Có gia đình một người bị mắc bệnh, cả nhà bị nhiễm theo. Có người mắc bệnh được khoảng 1 tuần thì chết, có nhà chết đến mấy người liền… Những tin tức dạng này cứ liên tục xuất hiện trong vài tháng vừa qua. Những người trước giờ vẫn lớn gan nói rằng không sợ sống chết, đến giờ cũng nơm nớp lo sợ. Người dân Vũ Hán gọi loại virus corona mới này là “virus diệt môn” (cánh cổng của diệt vong). Hiện tại, nó đã lan ra toàn thế giới, số người mắc bệnh lên đến hơn 900 nghìn người, và vẫn đang có xu hướng lan rộng.
Ngày 5 tháng 3, hải ngoại xuất hiện một bài viết với tiêu đề “Tiếng lòng của một người dân Vũ Hán – “Tôi đang sống trong địa ngục”. Tác giả bài viết năm nay gần 30 tuổi, anh kể rằng: “Trên mạng Weibo có một người đàn ông ban đầu mắng người khác tung tin đồn và nói rằng ‘không tin quốc gia thì còn tin điều gì nữa’. Kết quả là, sau khi người nhà của anh bị nhiễm bệnh và nhập viện, niềm tin đó mới biến thành những lời chửi mắng và van xin cầu cứu.”
“Có một sinh viên hôm trước vừa mới bình luận về làn sóng phẫn nộ trước cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng rằng ‘Điều hại chết anh ấy là virus, vì vậy điều cần xem trọng bây giờ chính là dịch bệnh’, nhưng sau đó, cô phát hiện rằng ký túc xá của mình đang bị trưng dụng làm khu cách ly mà không hề báo trước, ngay lập tức cô cảm thấy sụp đổ hoàn toàn.”
“Trong thời đại mà virus corona mới đang lây lan khắp thế giới, một câu nói cũ đã mang đến cho chúng ta một cách hiểu mới: ‘Khi cái gậy đập lên đầu bạn, thì bạn mới biết đau, và cuối cùng cũng hiểu được vì sao năm đó người lại ta hét lên đau đớn.’”
Hiện tại, các chuyên gia, bác sỹ trên toàn thế giới đang nỗ lực hết sức để tìm ra phương thức chữa trị y tế tốt nhất chống lại virus Trung Cộng, nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn sự lây lan của nó. Trong nỗi lo lắng triền miên, con người ta đều thắc mắc: “Trên thế giới này, thực sự không còn cách cứu chữa nào nữa hay sao?”
Đầu tiên cần phải tìm được nguyên nhân
Muốn tìm thuốc giải, đầu tiên phải hiểu rõ căn nguyên của bệnh là gì, mới có thể đúng bệnh mà bốc thuốc. Trong dịch bệnh lần này ai mới là mục tiêu chủ yếu của virus? Hoặc đâu mới là nhóm người dễ mắc bệnh nhất?
Chúng ta cùng xem một số trường hợp dưới đây:
1. Thủy Quả Hồ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của quận Vũ Xương trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán
Thủy Quả Hồ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Hồ Bắc. Đây là nơi sinh sống của hầu hết các gia đình cán bộ làm việc trong tỉnh ủy, chính quyền tỉnh, và các sở ban ngành. Dịch vụ y tế, các trang thiết bị và môi trường đều tốt hơn nhiều so với các khu vực khác. Ngoài ra, ở đây còn được trang bị hệ thống lò sưởi đặc biệt cho mùa đông và có Bệnh viện Trung Nam với điều kiện trị liệu y tế vô cùng tốt.
Trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, Thủy Quả Hồ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của quận Vũ Xương. Nghe nói, vào thời điểm bệnh dịch bùng phát nghiêm trọng nhất, tại đây có rất nhiều gia đình cả nhà đều mắc bệnh.
Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại trước giờ đều không có thuốc đặc trị cho ôn dịch. Cho dù phương Đông hay phương Tây, mỗi lần ôn dịch đều xuất hiện và biến mất một cách bất ngờ không có báo trước. Hơn nữa, ôn dịch đều là có tính định hướng tìm đến con người.
Trong lịch sử có ghi chép lại những sự kiện thể hiện rõ tính định hướng này, chỉ là con người không hiểu ra, hoặc quên mất, hoặc căn bản không suy nghĩ thấu đáo về điều này. Minh Huệ có đăng ba bài viết “Ba lần ôn dịch của La Mã cổ đại”, “Điều kỳ dị trong trận đại ôn dịch” và “Ôn dịch có mắt”, đều đã bàn về những đặc tính định hướng, định thời, định địa và định ước của ôn dịch, vì vậy trong bài viết này sẽ không nhắc lại nữa, ở đây chỉ bàn về vấn đề ai là người dễ nhiễm bệnh nhất trong lần ôn dịch này? Dùng ngôn ngữ của khoa học hiện đại mà nói, đâu là nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán cao nhất?
Rất nhiều người có thể nói, người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém là nhóm người dễ nhiễm bệnh nhất. Tuy nhiên theo tỷ lệ tử vong hiện tại, những người già và trẻ em bị nhiễm bệnh và tử vong đều không nhiều hơn số người trẻ tuổi và trung niên bị mắc bệnh.
Nhiều người nghĩ rằng tiếp xúc là nguy hiểm nhất, cho dù đó là tiếp xúc thân thể, tiếp xúc không khí hay tiếp xúc gián tiếp qua các vật thể khác. Vì vậy, người ta cho rằng việc sử dụng găng tay, khẩu trang, quần áo bảo vệ sinh hóa để tránh tiếp xúc là điều quan trọng nhất; và khi dịch bệnh bùng phát, cách đơn giản và hiệu quả nhất ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh chính là cách ly người chưa nhiễm với nguồn bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là cách nghĩ phổ biến của mọi người, nhưng ôn dịch là không phân biệt đối tượng.
Trong ôn dịch thường xuất hiện những hiện tượng lạ thường. Vào năm 541 TCN – 542 TCN, dịch hạch Justinian xảy ra tại khu vực Địa Trung Hải đã gây ra những tổn thất nặng nề cho đế quốc La Mã Byzantine. Nhà sử học Evagrius đích thân trải nghiệm trận dịch bệnh ấy đã ghi chép lại về sự kiện này như sau:
“Có những người đã thoát ly khỏi thành phố bị nhiễm bệnh, và bản thân họ cũng rất khỏe mạnh, nhưng chính họ lại truyền nhiễm bệnh cho những người chưa nhiễm.”
“Có một số người thậm chí sống giữa những người bị bệnh, hơn nữa họ không chỉ tiếp xúc với những người bị nhiễm, mà còn cả những người chết, nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”
“Còn có người vì mất đi người thân và con cái mà chủ động muốn chết theo, và để có thể chết nhanh hơn họ còn gần gũi với những người bệnh, nhưng dường như căn bệnh không muốn tác thành cho họ, cho dù họ làm cách nào đi nữa, họ vẫn khỏe mạnh như thường.”
Những ghi chép trên có vẻ nghe rất quen thuộc phải không? Đúng vậy, trong dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán này, cũng có những người bản thân tiếp xúc với virus nhưng không hề bị nhiễm, và có cả những người nhiễm bệnh mà không hề có triệu chứng nào.
Vậy vì sao dịch viêm phổi Vũ Hán lại để mắt đến rất nhiều người tại khu Thủy Quả Hồ này?
Có lẽ bạn đã từng nghe qua, tỉnh Hồ Bắc là một trong những tỉnh đàn áp học viên Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Kể từ tháng 7 năm 1999, khi Trung Cộng bắt đầu bức hại cho đến nay, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Hồ Bắc luôn tích cực phối hợp để trấn áp Pháp Luân Công. Những bản án oan dành cho học viên Pháp Luân Công đều do Phòng 610 cùng Tòa án Nhân dân Tối cao của tỉnh thông đồng xét xử, tòa án của các tỉnh sẽ hồi báo tin tức và nghe chỉ thị trực tiếp từ Tòa án Nhân dân tối cao mà không có công văn ghi chép nào, nơi triển khai cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công của Trung Cộng tại tỉnh Hồ Bắc đều bắt nguồn từ Tỉnh ủy Tỉnh Hồ Bắc, chính quyền tỉnh, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh, Phòng 610, và hệ thống Tư pháp, Pháp viện, Kiểm sát, Công an của tỉnh.
Phòng 610 là tổ chức phi pháp do cựu lãnh đạo Trung Cộng Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 nhằm mục đích điều phối và thực thi đàn áp Pháp Luân Công, nó tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc xã.
Nhiều năm qua, Đồn Cảnh sát Thủy Quả Hồ nằm ở số 47 đường Thủy Quả Hồ đã rất nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương nhằm đàn áp những học viên Pháp Luân Công lương thiện, hơn nữa tội ác này vẫn tiếp tục tiếp diễn cho đến tận hôm nay.
Nội bộ Tỉnh ủy Hồ Bắc cũng không ngừng đàn áp học viên Pháp Luân Công, họ thực hiện hàng loạt các thủ đoạn bức hại các học viên Pháp Luân Công làm việc tại đây như đuổi việc, giáng chức, đưa vào các lớp tẩy não.
Việc bức hại những học viên Pháp Luân Công lương thiện này, đã làm đảo lộn chuẩn tắc thị phi thiện ác nơi thế gian con người, làm bại hoại đạo đức xã hội, đồng thời cũng biến pháp chế của Trung Quốc càng ngày càng trở nên hắc ám, biến tất cả người dân Trung Quốc trở thành người bị hại trong trường bức hại này.
Người đang làm, Thần đang nhìn. Con mắt của Ôn Thần cũng đang nhìn.
2. Chuyên gia ghép tạng đầu ngành Lâm Chính Bân qua đời vì nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán
Bác sỹ Lâm Chính Bân, giáo sư khoa cấy ghép nội tạng của Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung nhập viện vào ngày 27 tháng 1, và qua đời vào ngày 11 tháng 2 sau đó. Trong khoảng thời gian nửa tháng này, vị giáo sư y khoa hàng đầu quốc gia 62 tuổi này tuy đã được chữa trị trong điều kiện trị liệu y tế tốt nhất và vật tư y tế đầy đủ nhưng cũng không thể qua khỏi cơn nguy kịch. Câu nói cuối cùng của ông trước khi chết là: “Chủ nhiệm Tống, tôi đã đeo máy thở oxy rồi, xin hãy cứu tôi.”
Ông Lâm Chính Bân là Phó khoa Cấy ghép Nội tạng tại Bệnh viện Đồng Tế, giáo sư Viện y học Đồng Tế Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, đồng thời cũng là chuyên gia nổi tiếng trong ngành cấy ghép nội tạng với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề và đã thực hiện rất nhiều ca ghép tạng khác nhau. Khi còn sống, ông đã thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật ghép thận.
Trung Cộng bí mật cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, và kiếm về một khoản lợi nhuận kếch xù từ hoạt động này. Viện Nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Đồng Tế Tỉnh Vũ Hán, cái nôi xuất sinh các ca ghép tạng tại Đại Lục, là cơ sở nghiên cứu và dịch vụ y tế toàn diện lớn nhất ở Trung Quốc chuyên nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm về cấy ghép nội tạng. Bản thân ông Lâm Chính Bân nằm trong danh sách nghi phạm bức hại những người phạm tội và đang bị điều tra.
“Nhân tâm sinh một niệm, Trời đất đều thấu tỏ.” Ông Lâm Chính Bân có thực sự đã từng tham gia thu hoạch nội tạng sống hay không, có một ngày những người trong cuộc sẽ đứng ra làm rõ.
3. Vương Hiến Lương, Cựu chủ nhiệm của Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán đã qua đời vì viêm phổi do virus corona mới gây ra
Đêm 26 tháng 1 năm 2020, Vương Hiến Lương, 62 tuổi, Cựu chủ nhiệm của Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán, quan chức cấp Sở, đã qua đời tại khu Bắc Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán vì viêm phổi do virus corona mới gây ra.
Vương Hiến Lương là người huyện Giam Lợi, tỉnh Hồ Bắc. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó cục trưởng Cục Chính trị Thành phố Vũ Hán. Năm 2020, ông được bổ nhiệm vào vị trí chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán.
Năm 2012, Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán đã phối hợp cùng với hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hồ Bắc và các ký giả của tờ báo “Khoa học kỹ thuật đại chúng” mời ông Đoàn Đức Trí – Chủ nhiệm Khoa Tôn giáo Đại học Vũ Hán chỉ đạo biên soạn cuốn sách “Tà giáo không phải tôn giáo”, bất chấp sự thật rằng Trung Cộng mới chính là tà giáo thật sự, mà giấy trắng mực đen ngang nhiên vu khống bôi nhọ Pháp Luân Công. Cuốn sách đã được văn phòng Ủy ban Tỉnh Hồ Bắc và Ủy ban Quản lý các vấn đề Tôn giáo và Dân tộc tỉnh Hồ Bắc thông qua, sau đó chính thức xuất bản, ấn bản đầu tiên được in ra 5.000 cuốn, đầu độc vô số con người thế gian. Vương Hiến Lương đạo đức bại hoại xuống cấp, đã gây nên tội nghiệp nặng nề.
Năm 2017, Vương Hiến Lương cùng một số quan chức khác bị cáo buộc liên quan đến các vấn đề tham nhũng của đơn vị. Tuy nhiên sau khi bị cách chức chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Tôn giáo Vũ Hán, Vương Hiến Lương lại tiếp tục được bổ nhiệm vào đây. Trong thời gian nhậm chức, vì để thăng quan phát tài, Vương Hiến Lương đã không kiêng nể gì mà bôi nhọ Pháp Luân Công trong giới tôn giáo.
Thiện ác hữu báo. Không phải là không có báo, chỉ là thời hạn chưa đến. Một khi thời gian tới, hết thảy đều hiện ra trước mắt.
4. Cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán khiến mọi người không khỏi đau lòng
Lý Văn Lượng, bác sỹ nhãn khoa Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán Tỉnh Hồ Bắc sau khi phát hiện ra tin tức dịch bệnh đã kịp thời nhắc nhở những sinh viên và đồng nghiệp của mình chú ý phòng tránh, mọi người gọi anh với cái tên “người thổi còi”. Sau khi tin tức được truyền đi với số lượng lớn, anh bị cảnh sát cảnh cáo khiển trách, bị kỷ luật với tội danh tạo tin đồn, đồng thời phải ký giấy cam kết phối hợp với chỉ đạo của đảng. Sau đó không lâu, anh đã qua đời vì nhiễm virus corona. Câu chuyện của anh nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người.
Lý Văn Lượng vào đảng khi còn là sinh viên năm hai, là một đảng viên luôn trung thành với đảng. Trong cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ tại Hồng Kông, anh chia sẻ bài viết của đảng, tình nguyện làm người bảo vệ lá cờ của Trung Cộng, và còn khuyên những người bạn của mình chung tay hành động vì điều này. Trong thời khắc then chốt khi dịch bệnh sắp bùng phát, là một bác sỹ, anh đã gửi lời cảnh báo đến những đồng nghiệp của mình về loại virus corona mới. Tuy nhiên, dưới áp lực của đảng, Lý Văn Lượng lại lựa chọn phối hợp theo sự sắp xếp của đảng, tự lừa dối nói rằng mình đã tung tin đồn, đến cuối cùng lại trở thành con dê thế tội, hy sinh tính mạng cho đảng.
Cái chết của Lý Văn Lượng đã tạo nên làn sóng phẫn nộ và bi thương trong cộng đồng người. Có cư dân mạng bình luận, cảnh sát chỉ thực hiện cảnh cáo theo chỉ thị từ bên trên, phát thanh viên chỉ đọc lại theo bản thảo được soạn sẵn, chỉ khi có ai đó dám đứng lên nói rằng “Tôi từ chối sự giả dối”, “Tôi từ chối chấp hành”, vào thời khắc cùng đường mạt lộ, chúng ta mới có thể chết trong sự tôn nghiêm.
Từ những ví dụ kể trên chúng ta có thể thấy rõ được rằng, một người cho dù có tài cán đến đâu, chức vụ có hiển hách và được mọi người xem trọng thế nào, chỉ cần họ một mực tin theo Trung Cộng, hết lòng trung thành với lời thề khi gia nhập đảng đem sinh mệnh của mình cống hiến cho ma quỷ, thậm chí sống chết nguyện làm một phần của Trung Cộng, tham dự vào cuộc đàn áp tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, đều có thể làm hại đến bản thân và cả gia đình, đều không thể trốn thoát.
Trung Cộng chính là virus
Trong Kinh Dịch có viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương“ (Nhà tích thiện, ắt phúc có dư; nhà không tích thiện, ắt họa có dư). Chúng ta đều không muốn nhìn bi kịch tiếp tục tái diễn, vì vậy những người hiện nay vẫn còn chưa tin, chưa nhìn rõ bản chất của tà đảng Trung Cộng, hãy mau mau trong đại ôn dịch này mà thanh tỉnh ra.
Trung Cộng chính là virus, là ung nhọt nguy hại của đất nước Trung Hoa và thậm chí của toàn thế giới. Những việc ác nhiều vô kể của nó chính là nguyên nhân dẫn đến ôn dịch. Hãy mau mau thanh tỉnh, rời xa Trung Cộng, thoái xuất tất cả các tổ chức của nó, đồng thời thiện đãi với những học viên Pháp Luân Công tín ngưỡng Phật Pháp, thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, đây chính là phương thuốc tốt nhất để tránh ôn dịch.
Kiếp nạn đã ở trước mắt, ủng hộ Chân Thiện Nhẫn, đại thiện biết nhường nào. Khiến virus tránh xa bạn và người nhà của bạn, mới đích thực là phương pháp giải cứu căn bản!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/3/武汉人解读中共肺炎-403301.html
Đăng ngày 10-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.