Bài của một học viên Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh.

[MINH HUỆ 5-12-2005] Tôi tập Pháp Luân Công chưa đầy hai năm. Khi tôi lần đầu bắt đầu tập, tôi không có sách. Tôi rất mong có một quyển Chuyển Pháp Luân với bất cứ giá nào. Không bao lâu, anh rể tôi bằng cách nào đó đã mượn được cho tôi một quyển, nhưng anh ta nói là chúng tôi phải trả nó lại. Là một học viên mới, đầu óc tôi không ngay thẳng chút nào. Tôi nói với chị tôi: Nếu anh ta muốn lấy lại sách, thì chỉ nói là cảnh sát đã tịch thu rồi!.” Quả nhiên, một vài tháng sau, cảnh sát lấy đi quyển Chuyển Pháp Luân đó. Lúc bấy giờ, tôi sợ nên không che chở được sách. Sau này một bạn đồng tu cho tôi một quyển Chuyển Pháp Luân khác.

Cháu gái của tôi, con của chị tôi, cũng là một đồng tu. Nó chép tay quyển Chuyển Pháp Luân hai lần và giữ hai bản tại nhà. Tôi tự nói, “Sách của Sư phụ không nên giữ ở nhà, và chúng ta phải đưa ra cho những người khác mà muốn tập luyện Pháp Luân Công.” Một ngày kia chị tôi và tôi đi thăm người dì út, em của mẹ tôi. Tôi hỏi bà có muốn đọc Chuyển Pháp Luân không? Hai người con gái của bà ta đột nhiên cũng đến thăm ngày ấy, và cả hai đều mau mắn muốn có một bản Chuyển Pháp Luân. Sau chuyến viếng thăm, cả hai đều trở thành học viên.

Tôi hiểu ra rằng đó là một chính niệm. Khi chúng ta làm một điều gì mà không nghĩ đến mình, vậy đó là một chính niệm. Nếu chúng ta có chính niệm, Sư phụ sẽ an bài tốt nhất cho chúng ta.

Chính Niệm đưa đến những điều kỳ diệu

Tôi 47 tuổi. Ngày 15 tháng mười 2005, tôi đang làm việc ngoài đồng thì đột nhiên cảm thấy một cơn đau thắt trong bao tử. Tôi cố không để ý đến nó. Nhưng khi tôi ngồi xuống để làm việc, cơn đau trở nên gắt và nóng bỏng. Tôi đứng ngay dậy, và máu phọt ra từ miệng và mũi tôi như suối chảy. Tôi bịt miệng với hai bàn tay. Máu chảy xuyên qua các ngón tay làm thành một vũng trên mặt đất. Tôi mau lấy một cái thau để đựng máu. Cái thau không bao lâu đầy đến phân nữa. Tôi rất khó chịu đựng cơn đau, nhưng đồng thời, tôi khá bình tỉnh. Tôi nghĩ, “Tôi là một học viên Đại Pháp, tôi phải luôn giữ ngay chính trong tâm, ý và hành động.” Tôi liên tục phát chính niệm. “Tôi sẽ kiên định phủ nhận sự khủng bố của hắc thủ; tôi chỉ đi theo con đường an bày bỡi Sư phụ trong Chính-Pháp; không ai có thể làm hại tôi.”

Mặc dù cơn đau, tôi đi về nhà và bắt đầu đọc sách của Sư phụ. Nhất là sau khi tôi đọc bài kinh văn mới của Sư phụ, “Càng gần đến cuối, càng tinh tấn, ” tôi rất được khuyến khích và được ngộ ra. Trí óc tôi càng sáng suốt, và kiên định của tôi càng mạnh. Trong ba ngày, cả dù tôi không thể ngủ vì cơn đau nơi bao tử và ói mữa, tôi vẫn tiếp tục tập Công và phát chính niệm ở mỗi đầu giờ. Đến ngày thứ tư, tôi bắt đầu phát Chính niệm càng mạnh hơn, “Tôi phải không chấp nhận sự khủng bố bỡi cựu thế lực, hắc thủ hoặc thần thánh đã bất toàn; tôi là một học viên Đại pháp, các người không đáng trắc nghiệm tôi; tôi chỉ đi theo sự an bày của Sư phụ.”

Một học viên thoát khỏi một tai nạn xe cộ mà không một vết trầy xước

Một phụ tá viên về nghiên cứu (tương đương với phó giáo sư) tại Huyện Chenxi là một học viên Pháp Luân Công. Từ nhiều năm, anh ta viết nhạc bản và viết văn. Sau tháng bảy 1999, anh ta tiếp tục chứng thực Đại Pháp bằng trí huệ và làm sáng tỏ sự thật cho các bạn đồng nghiệp và lãnh đạo. Khi người của Phòng 610 cố buộc anh ta viết tờ bảo đảm không đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Đại Pháp, anh ta kiên quyết nói với họ, ”Tôi sẽ không viết cho dù các người chặt tay tôi.” Anh ta chống lại áp lực của tà ác với quyết tâm cứng rắn.

Một lần khi anh ta ngồi trong một chiếc xe ô tô, chiếc xe đụng phải một cái cây và lật đi nhiều vòng. Khi anh ta cảm thấy sự va chạm mạnh mẻ, anh ta kêu ngay lên, “Pháp chính càn khôn, Tà ác toàn diệt.” Khi chiếc xe lật ngữa quay vòng, anh ta tự nhủ, “Tôi là một học viên Pháp Luân Công, tôi bình yên.” Sau khi xe ngưng lại, anh ta trèo ra khỏi xe mà không một vết trầy xước. Sau tai nạn, đức tin của anh ta nơi Đại Pháp càng thêm mảnh liệt hơn bao giờ hết.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/12/5/115842.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/12/28/68400.html

Đăng ngày 24-1-2006; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share