Bài của Tử Vi
[MINH HUỆ] Nguyên là một bài ca ngọt ngào Trung Quốc với tiếng trẻ con hoà điệu và giọng trình diễn của các ca sỹ dân gian đầy tình cảm, và nhân danh đoàn trình diễn ca nhạc được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức, “Đồng Ca” đã bị Trung Cộng sử dụng như một dụng cụ chính trong việc khủng bố, tra tấn và tẩy não tinh thần các học viên Pháp Luân Công. Bề sau của bài ca có vẻ nhẹ nhàng này là sự đau khổ, máu và nước mắt của hằng triệu học viên Pháp Luân Công đang bị khủng bố tại Trung Quốc lục địa.
Cuộc khủng bố Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc không những tàn bạo mà còn rất gian trá. Mỗi học viên Pháp Luân Công bị giam trong nhà tù, hoặc trại lao động, hoặc trung tâm tẩy não đều có những ký ức vô cùng đau đớn về bài “Đồng Ca” đó. Nó đồng nghĩa với sự ‘chuyển hoá’ (tẩy não) và nhắc nhở sự nhục nhã cho một học viên Pháp Luân Công đã bị bắt buộc chấp nhận sự tẩy não sau khi bị tra tấn tàn nhẫn cả tinh thần lẫn thể chất.
Mỗi khi bài ca được lên tiếng ca trong một nhà giam, mọi người đều biết rằng một học viên Pháp Luân Công không thể chịu đựng nỗi nữa sự đánh đập tàn bạo, khủng bố không cùng thể chất lẫn tinh thần, và tra tấn khác, và đã viết một tờ tuyên bố hứa bỏ sự tu luyện. Nhiều học viên đã khóc sau khi bị gục ngã dưới áp lực trái với lương tâm của họ, trong khi cảnh sát và những trợ tá viên của họ hát bài “Đồng Ca” để ca mừng sự thành công của cuộc tẩy não.
Hát lên bài ca này là có ý định ức chế hơn nữa tinh thần của các học viên Pháp Luân Công, chi tiết ra như sau đây:
1.Làm tê liệt đầu não của các học viên đã bị tẩy não và làm cho họ quên đi sự đau đớn và đau khổ tột cùng mà họ vừa mới trải qua.
Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã trải qua những trình độ khác nhau về đau đớn, nhiều người bị tra tấn vô cùng nặng nề hoặc cả bị giết chết. Cả nếu một học viên Pháp Luân Công bị gục ngã trước sự tẩy não và áp lực của Trung Cộng trong lúc bị giam cầm trái phép, sau khi được thả ra, họ sẽ có thể tiếp tục phơi bày sự tàn bạo của Trung Cộng, đó là điều mà Trung Cộng sợ nhất. Vì vậy, bài ca xem như đẹp đẽ này đã được sử dụng như một liều thuốc tê, làm cho những ai đã hứa hẹn dưới sự khủng bố ngược với lương tâm của họ sẽ quên đi những cái đau và khổ của họ.
2. Tẩy não học viên Pháp Luân để họ hoàn toàn bị khuất phục cả thể chất lẫn tinh thần
Mục đích chính của bài ca này là để kềm chế tinh thần của những người mà đã bị khủng bố. Lời ca có thể dùng đánh lạc hướng tinh thần của người ta dưới một môi trường chặt chẻ kềm chế và đón kín. Đó là vì sao những người bị khủng bố bị bắt buộc phải ca bài này khi họ vừa chịu thua, cũng như trong lúc các hoạt động nhóm. Ca bài này thường xuyên sẽ làm gia tăng hiệu lực của nó.
Lời của bài ca “Đồng Ca” có thể rất dễ lừa người. Ví dụ, từ khi cuộc khủng bố bắt đầu năm 1999, vô số gia đình các học viên Pháp Luân Công bị gảy đổ. Họ bị bắt buộc rời nhà, một số cả bị chết vì đói và kiệt lực. Nhưng những kinh nghiệm ghê gớm đó được diễn tả như là ‘Những bông hoa đã nói với tôi những gì chư vị đã trải qua” bỡi sự độc tài đã tạo ra các thãm cảnh trước đó.
Khi người học viên bị khủng bố chịu đầu hàng, thì các tên tra tấn họ mà đánh và chưởi họ bắt đầu ca và mỉm cười với họ, xem như mọi điều mà các học viên đã trải qua là để ‘chào mừng giây phút hội tụ vui vầy này’.
Những lời ca dẫn sai như vậy có thể làm cho một số người cảm thấy sự đau khổ mà họ đã trải qua là đúng khi họ bước vào hàng ngủ của Trung Cộng bằng cách ca bài “Đồng Ca”. Một số nạn nhân còn có thể cả nghĩ rằng, “Cuộc khủng bố là đúng, sự tra tấn là cần thiết. Nếu tôi không đau khổ vì bị khủng bố, làm sao tôi có thể kinh nghiệm niềm vui của đời sống mới này, ca cùng với các cảnh sát?” Bất kỳ ai với một tinh thần lý trí đều có thể thấy đó là một tâm lý méo mó sản sinh ra từ cuộc tra tấn đầy thú tính. Đó là mục đích cuộc tẩy não của Trung Cộng.
3. Dấu nhẹm cuộc khủng bố, giả tạo thái bình và thịnh vượng, tẩy não các học viên Pháp Luân Công và toàn thể dân chúng Trung Quốc.
Ngày 22 tháng bảy 1999, Trung Cộng tuyên bố cuộc khủng bố Pháp Luân Công. Năm 2000, Trung Cộng bắt đầu sản xuất một loạt bài nhạc lấy tên là “Đồng Ca”, được phát thanh mỗi tối thứ sáu, và “The Same Song” được sử dụng như đề mục cuối cùng. Trong khi khủng bố tàn bạo người dân vô tội Trung Quốc, Trung Cộng tạo ra ảo ảnh của thái bình và thịnh vượng, cách biệt người dân thường với những lời rên siết của những người bị khủng bố. Làm giàu đời sống con người là không sai; nhưng từ khi cuộc khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu, vì toàn thể bộ máy chính quyền xoay quanh cuộc khủng bố, một số lượng lớn tài nguyên quốc gia bị tiêu phí, kết quả càng ngày càng có nhiều va chạm xã hội nghiêm trọng. Nhiều công nhân bị mất việc làm, nông dân mất đất đai cầy cấy, và con trẻ không có trường đi học.
Sự hào nhoáng của các tài tử âm nhạc và sự hoan hô rầm rộ từ cử toạ là đối nghịch hoàn toàn với sự tra tấn và vi pham mà các học viên Pháp Luân Công đã trải qua. Trong lúc bị giam trong tù, trại lao động, hoặc trại tẩy não, các học viên ít được phép xem cái gì khác hơn là tin tức từ đài truyền hình Trung ương TQ, các chương trình thoá mạ Pháp Luân Công, hoặc “The Same Song.” Các tên tra tấn muốn tiêu huỷ ý chí của các học viên mà đang chịu khổ vì đức tin của họ nơi ‘Chân Thiện Nhẫn’, ép buộc họ hợp tác, và dùng chương trình “The Same Song” để tẩy não họ để ức chế họ. Cử toạ của “Đồng Ca” không biết rằng khi họ thưởng thức các cuộc trình diễn, chính họ cũng đang bị sử dụng như các diễn viên.
Khi cái đẹp bị một thế lực tà ác sử dụng, thì lực lượng tà ác sẽ không ngừng tà ác chỉ vì nó lợi dụng cái đẹp. Cái đẹp chỉ làm cho nó càng dễ đạt được các mục đích tà ác của nó. Hỡi người dân thế giới, xin đừng bị lừa dối bỡi sự màu mè ấy và bị tà ác lợi dụng. Xin hãy mở mắt và tinh thần của chư vị mà nhìn thấu suốt cái âm mưu này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/15/118716.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/1/18/69094.html.
Đăng ngày 5-2-2005; bản dich có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.