Bài viết của một học viên Tây phương

[MINH HUỆ 10-04-2010] Tôi vừa đọc bài chia sẻ tựa đề “Học viên Tây phương: Tình và sắc dục gần như huỷ hoại tôi”. Bởi vì tôi đã trải qua một kinh nghiệm tương tự nên tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình liên quan tới một vài cách nhìn nhận thể hiện trong bài viết này.

Tôi là một nam học viên trẻ tuổi. Trước khi tu luyện và trong một phần thời gian tu luyện tôi đã có những cư xử tồi tệ liên quan tới sắc dục. Cư xử của tôi cực kỳ thấp và ghê tởm trong lĩnh vực này, nó thậm chí còn không phù hợp với tiêu chuẩn của người thường. Lúc đó mọi thứ thật tồi tệ với tôi, và nó đã tới mức mà tôi thậm chí cảm thấy rằng tôi bị nghiện nó, và nó điều khiển tôi như thể nó là một loại thuốc phiện nào đó và tôi không thể nào buông bỏ nó được.

Không kể tôi cố gắng nhiều thế nào, những tư tưởng xấu luôn luôn điều khiển tôi, và cuối cùng, tôi đã kết thúc bằng việc làm điều gì đó mà tôi thường hối tiếc sau đó. Trong nhiều năm tôi thường thấy mình ở trong một tình trạng mà tôi tôi thường hành xử không đúng và rồi tôi thường cảm thấy rất xấu hổ và hối tiếc.

Tôi cảm thấy tôi đang làm Sư Phụ thất vọng, tôi cảm thấy tôi đang bôi nhọ Đại Pháp, và tôi cảm thấy tôi không xứng đáng là một đệ tử Đại Pháp. Tôi thực sự đang phạm một tội lỗi kinh khủng mà thậm chí làm cho tôi không xứng đáng làm một người thường, nhưng sự chán nản sinh ra từ sự xấu hổ và hối tiếc vì đã phạm phải những lỗi như vậy thực tế thường thêm dầu vào lửa trong việc làm tôi rơi rớt một lần nữa. Quá trình này tiếp diễn trong một thời gian dài, và tôi cảm thấy như là tôi không bao giờ có thể đột phá, bởi vì mỗi lần tôi thường đề cao hơn một chút rồi lại rơi rớt xuống một lần nữa.

Một hôm, thông qua việc kiên trì tu luyện, tôi ngộ ra được như sau.

Sư Phụ không muốn những đệ tử mà đã làm sai bày tỏ sự hối tiếc của họ thông qua cái tình của sự hối tiếc. Thay vào đó, sự hối tiếc của chúng ta cho những lỗi lầm đã phạm cần phải được thể hiện thông qua làm tốt ba việc. Nếu một người tu luyện phạm một lỗi lầm nghiêm trọng, không kể là người đó cảm thấy tồi tệ về nó như thế nào thì nó cũng sẽ không thay đổi được điều gì trừ phi người đó thực sự tu luyện. Cảm giác hối tiếc cần chuyển thành việc cố gắng nỗ lực hơn trong sự tu luyện.

Tôi tin rằng khi Sư Phụ dùng những từ ngữ nặng nề để nói về những vấn đề cụ thể, đó là để đánh thức những ai mà đang làm không tốt trong những khía cạnh đó và vẫn chưa thể hay là không muốn buông bỏ những chấp trước đó. Nếu bạn đã dừng làm những việc sai trái, thì bạn cũng cần buông bỏ quá khứ và không nên dính mắc vào những điều bạn đã làm trước kia.

Nếu một người tu luyện cảm thấy anh ấy không xứng đáng tu luyện Đại Pháp, thì đó là một chấp trước của tình. Cái tình này sẽ thực sự ảnh hưởng tới tiến trình của một người tu luyện – từ trong sâu thẳm, người tu luyện đó thực tế không muốn đề cao, bởi vì người đó cảm thấy không xứng đáng tu luyện Đại Pháp và đề cao tâm tính của họ.

Nhưng việc quyết định người đó có xứng đáng tu luyện Đại Pháp không thì lại không phụ thuộc vào người tu luyện.

Cảm thấy đau khổ và hối tiếc cũng là phải ánh sự ích kỷ, bởi vì người đó không ngừng nghĩ về chính bản thân mình, về việc họ đã không làm tốt như thế nào, và về việc họ không xứng đáng thế nào. Nhưng một người cần suy nghĩ về chúng sinh cần được cứu độ, chứ không phải về bản thân họ.

Thời gian mà đắm chìm vào đau khổ và hối tiếc thay vào đó có thể dùng để cứu độ chúng sinh. Một khi từ bỏ được những chấp trước này, tôi cảm thấy tự do và có thể dần dần tu luyện trở lại và đề cao chính mình. Tôi phát hiện ra rằng cái tình này thực sự là một vũ khí mà cựu thế lực dùng để ngăn cản học viên đề cao bản thân và vượt qua những khổ nạn này.

Gần đây tôi cố gắng đối đãi nghiêm túc với những lời dạy của Sư Phụ trong bài kinh văn mới nhất của Người “Gửi Pháp hội Ấn Độ đầu tiên

“…học Pháp thật tốt, học Pháp cho nhiều, thường xuyên học Pháp…”

Thông qua việc học Pháp đầy đủ và thường xuyên, tôi có thể hoàn toàn diệt trừ chấp trước sắc dục. Khi tôi liên học Pháp đầy đủ và thường xuyên, tôi cảm thấy tôi ở trong một trạng thái rất trong sạch, trong trạng thái đó thì những tư tưởng xấu không thể tiến nhập và tôi không còn bị điều khiển bởi những tư tưởng này. Nếu tôi không thể duy trì việc học Pháp hàng ngày, tôi thường rơi rớt trở lại bởi vì sắc dục không phải là một chấp trước mà một người thường có thể từ bỏ được. Chỉ có những người tu luyện mới có thể buông bỏ những chấp trước này thông qua tu luyện.

Nếu bạn không làm tốt ba việc thì nó tương đương như là bạn không coi mình là một người tu luyện và nó tạo ra một sơ hở cho các can nhiễu. Tôi cho rằng học Pháp đầy đủ và thường xuyên là chìa khoá dẫn tới thành công trong sự tu luyện. Học Pháp mở đường cho một người tu luyện làm tốt ba việc.

Thời gian dành cho sự tu luyện vẫn chưa kết thúc, vì vậy những học viên nào mà cảm thấy hối tiếc, xấu hổ và đau khổ sâu sắc về những việc làm trước đây của họ cần phải bỏ xuống cái gánh nặng của những tình cảm loại này và kiên định bản thân tu luyện thực sự, cố gắng hết sức để đề cao và bù đắp cho những tổn thất mà họ đã gây ra. Chỉ có như vậy thì một người mới có thể thực sự chuộc lại lỗi lầm của mình.

Đây chỉ là nhận thức của tôi ở tầng giới hạn của mình. Xin vui lòng chỉ ra những chỗ bạn thấy chưa thích hợp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/10/116007.html
Đăng ngày: 14-04-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share