Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York
[MINH HUỆ 05-12-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!
Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 2003 khi vừa tốt nghiệp đại học. Thời báo Đại Kỷ Nguyên (ET) khi đó vừa mới được thành lập. Dường như tôi có mối duyên tiền định để làm việc cùng Đại Kỷ Nguyên và kênh truyền thông và đó là con đường tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho tôi.
Tôi đã làm nhiều công việc khác nhau, bắt đầu là một ký giả, biên tập viên, và rồi là người hỗ trợ quảng cáo. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc toàn thời gian cho kênh truyền thông. Tôi trở thành một quản lý bán hàng và điều hành kinh doanh và dần dần tham gia vào mọi khía cạnh hoạt động của tờ báo. Sau đó, phiên bản Tiếng Anh của Đại Kỷ Nguyên được phát hành. Tôi trở thành người chịu trách nhiệm xuất bản tờ báo. Từ việc sắp chữ, sao chép, và xuất bản, đến quản lý tài chính, tôi kiêm nhiều vai trò khác nhau bởi tôi là nhân viên làm việc toàn thời gian duy nhất. Mỗi ngày tôi đều rất bận rộn nhưng tôi cảm thấy thật hạnh phúc.
Bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hàng ngày, nên tôi đã sao nhãng việc học Pháp hoặc luyện công. Tôi đã nhanh chóng gặp nhiều vấn đề trong tu luyện. Chấp trước vào làm các việc và chứng thực bản thân nổi lên bề mặt. Tôi cảm thấy mình còn trẻ, có bản sự, và hoàn toàn nổi bật. Những chấp trước lớn này đã bị cựu thế lực lợi dụng. Vào tháng tám năm 2005, tôi đã bị thương trong một tai nạn xe hơi nghiêm trọng và gần như thập tử nhất sinh.
Vụ tai nạn đến là để lấy đi sinh mệnh của tôi. Phổi trái của tôi bị xẹp và thận trái bị vỡ. Tôi cũng bị gãy xương chậu, năm xương sườn, lá lách bị rách và toàn bộ các cơ quan nội tạng bị thương và xuất huyết.
Chấn thương của tôi nghiêm trọng đến mức hầu hết các bệnh viện đều từ chối điều trị. Tuy nhiên, nhờ sự bảo hộ của Sư phụ Lý, sự giúp đỡ của các học viên địa phương, và sự chăm sóc của vợ tôi cũng là một học viên, mà tôi đã hồi phục mà không phải trải qua bất cứ ca phẫu thuật nào. Tôi bình phục với tốc độ thần tốc, khiến cho các nhân viên y tế đều ngạc nhiên. Đầu năm 2006, tôi đã quay trở lại làm việc cho tờ báo.
Sau khi trải qua khổ nạn lớn như vậy, tôi biết mình cần hướng nội và xem xét lại trạng thái tu luyện của bản thân. Tôi đã coi công việc của mình là tu luyện, và sao nhãng việc học Pháp và tu luyện bản thân.
Sư phụ giảng:
“Học Pháp cho tốt, trong tu luyện tuyệt sẽ không ảnh hưởng chư vị gì cả, trái lại làm công tác hay học tập sẽ chỉ mất một nửa công sức mà được gấp đôi”. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Sau khi tôi bắt đầu ưu tiên học Pháp và luyện công, tôi nhận ra hiệu suất làm việc của tôi trở nên tốt hơn. Tôi tiếp tục nhắc nhở bản thân: Cho dù tôi có bận rộn thế nào, tôi cũng không thể lơ là việc tu luyện cá nhân. Tôi cần phải sắp xếp thời gian để học các bài giảng Pháp và luyện công.
Đã đến lúc thay đổi
Có rất ít người Trung Quốc ở khu vực của tôi nên chỉ có khoảng vài nghìn tờ báo được phát hành mỗi tuần. Tôi là người bán hàng toàn thời gian duy nhất và có 2-3 nhân viên bán thời gian ở chi nhánh địa phương của chúng tôi. Doanh thu quảng cáo hàng tháng trong những năm đầu tiên chỉ đạt vài ngàn đô la Mỹ. Vì tôi dạy học bán thời gian ở trường đại học, cộng thêm tiền bồi thường từ vụ tai nạn xe hơi và lương tháng của vợ tôi, nên tài chính của tôi duy trì ở mức ổn định. Tôi cảm thấy kênh truyền thông Trung Quốc tại địa phương không có nhiều tiềm năng phát triển, và tôi mang một tâm thái “làm việc không có mục đích”. Từ năm 2006 đến năm 2009, doanh thu hàng năm từ việc quảng cáo dao động trong khoảng 30.000 – 50.000 đô la Mỹ. Hiện tại khi nghĩ lại việc này, tôi thấy con số đó quả là hài hước. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không cảm thấy có gì sai cả.
Từ năm 2004, Sư phụ bắt đầu giảng Pháp liên quan đến hoạt động truyền thông và đã khích lệ chúng tôi:
“Báo chí truyền thông do đệ tử Đại Pháp tổ chức nhất định sẽ thành báo giới chủ yếu của xã hội. (vỗ tay) Không chỉ trở thành kênh truyền thông chủ chốt, mà tương lai sẽ là kênh truyền thông tầm cỡ lớn bậc nhất, (vỗ tay) thực ra cơ cấu của tờ báo mà chư vị làm đã được như thế rồi”. (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi VI)
Sư phụ cũng đề xuất chúng tôi nên học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp của người thường, hy vọng chúng tôi sẽ bước vào một vòng tuần hoàn tích cực và trở thành một kênh truyền thông dòng chính càng sớm càng tốt.
Một đêm nọ, tôi mơ thấy mình đang đứng trước một tòa nhà cao tầng lộng lẫy vươn thẳng qua những rặng mây. Tôi có một suy nghĩ rằng: “Đây chính là trụ sở tương lai của Thời báo Đại Kỷ Nguyên!” Sau khi thức dậy tôi vẫn còn cảm thấy phấn khích. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của tờ báo chưa có bước đột phá nào. Không chỉ tại chi nhánh địa phương nhỏ của chúng tôi mà với tất cả chi nhánh khác, hoạt động của tờ báo nói chung cũng ở trong tình trạng tương tự trong giai đoạn 2009-2010.
Năm 2009, Sư phụ đã nhắc đến cụm từ “tướng do tâm sinh” trong bài “Giảng Pháp tại Hội nghị Đại Kỷ Nguyên năm 2009”. Khi Sư phụ công bố bài giảng này tôi cảm thấy Ngài đã giúp tôi thanh lý rất nhiều can nhiễu từ không gian khác. Nhiều sự việc sau đó đã phát sinh cải biến.
Vào mùa thu năm 2010, trụ sở của Thời báo Đại Kỷ Nguyên được đặt tại thành phố San Francisco. Những người điều phối từ khắp nơi trên thế giới tụ họp lại và thảo luận về việc học hỏi kinh nghiệm quản lý thành công để kênh truyền thông có thể đạt được bước đột phá sớm nhất có thể. Trong cuộc họp, tổng phụ trách đưa ra mục tiêu là đạt được “thu nhập hàng tháng là 1 triệu đô la Mỹ đối với các tờ báo ngày và 100.000 đô la Mỹ đối với các tờ báo tuần”. Hầu hết mọi người đều nghĩ người tổng phụ trách đã nói nhầm và những gì ông ấy định nói là “thu nhập năm” chứ không phải “thu nhập tháng”. Nhưng sau khi xác nhận chính xác là “thu nhập tháng”, mọi người đã bị sốc và nghĩ rằng đây là một “nhiệm vụ bất khả thi”. Tuy nhiên, điều đó khiến họ suy nghĩ và tự hỏi: “Tại sao lại không thể?”
Tôi cảm thấy áp lực sau khi nghe những điều này. Sau tất cả, thu nhập năm 2009 của chúng tôi ít hơn 60.000 đô la Mỹ, thấp hơn hai mươi lần so với mục tiêu đặt ra! Nhưng hồng thế của Chính Pháp đã thúc đẩy tất cả chúng tôi và Sư phụ cũng gia trì chính niệm cho chúng tôi. Sau hội nghị, chúng tôi nói chuyện và quyết định rằng sẽ không nhắc lại việc “mục tiêu có khả thi hay không”, mà bắt đầu thảo luận xem “làm cách nào để đạt được mục tiêu”.
Áp lực cực đại khiến tôi cảm thấy khó thở. Cứ như thể có một lực đẩy tôi về phía trước. Đội ngũ quản lý ở địa phương chúng tôi bắt đầu chủ động tìm kiếm những phương án thực hiện, ví như tiếp cận với các học viên địa phương, thiết lập một hệ thống quản lý, mở rộng nhóm bán hàng, tổ chức đào tạo kinh doanh, và cải thiện kỹ năng cho mọi người.
Cùng lúc đó, nhiều nhân tố bên ngoài cũng thay đổi. Các trụ sở chính cũng hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Thị trường bất động sản địa phương bùng nổ. Có nhiều người tham gia vào kênh truyền thông hơn, bao gồm cả vợ tôi. Tôi đã rời bỏ vị trí của mình ở hai trường đại học và cống hiến hết mình cho kênh truyền thông. Thời gian đó tổng hòa được cả ba nhân tố: thiên thời, địa lợi và nhân hoà, và toàn bộ đội ngũ bán hàng đều ở trạng thái tu luyện hướng lên. Hiệu suất đạt được của chúng tôi tăng trưởng nhanh chóng, và doanh thu tăng gấp 5 lần từ năm 2009 đến năm 2011. Những thay đổi trong các năm qua đã minh chứng cho uy lực của chính niệm và Pháp lý của Sư phụ: “Tướng do tâm sinh”. (Giảng Pháp tại Hội nghị Đại Kỷ Nguyên năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi X)
Khoảng đầu năm 2012, vợ tôi và tôi chuyển đến sống ở New York để tham gia vào một hạng mục khác. Năm 2015, chúng tôi quay trở lại và một lần nữa chứng kiến doanh thu hàng năm của tờ báo tăng từ 300.000 lên đến 610.000 đô la Mỹ trong vòng ba năm. Đó là một con số mà trước đó chúng tôi không thể nghĩ tới. Nhờ sự bảo hộ của Sư phụ và nỗ lực của các đồng tu, chúng tôi đã đạt được thành tích đó. Doanh thu tháng đạt 100.000 đô la Mỹ không còn là “nhiệm vụ bất khả thi” nữa.
Tất cả trí huệ và năng lực của chúng ta đều đến từ Đại Pháp
Sau khi gia nhập vào kênh truyền thông, tôi dần dần nhận thức được Đại Pháp đã ban cho tôi trí huệ. Tôi đảm nhận nhiều vai trò trong nhiều năm. Dường như tôi có thể đảm nhận bất cứ vai trò nào. Những thành tích của tôi được người khác công nhận, bao gồm cả khách hàng, giám đốc tòa báo và các đồng nghiệp. Tai tôi ngập tràn những lời tán dương, và chấp trước vào bản sự của tôi đã gia tăng.
Trên thực tế, tôi nhận thức được từ sớm rằng tôi luôn có quan niệm rất mạnh về “chủ nghĩa tinh anh”.
Giống như Sư phụ giảng:
“Một cá nhân tại đơn vị [công tác], anh ta thấy rằng người khác đều không bằng mình, anh ta làm gì cũng được tốt, nhận rằng [mình] thật xuất sắc”. (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Mặc dù tôi không cảm thấy rằng người khác thua kém mình và tôi cũng không tật đố, nhưng tôi vẫn thực sự cảm thấy bản thân mình khá xuất sắc.
Tôi tiếp tục ức chế điều này. Nhưng tôi vẫn không hoàn toàn loại bỏ được chấp trước ẩn sâu này nên nó lại xuất hiện. Gần đây, tôi tham gia một hạng mục có quy mô lớn. Tôi luôn nhắc nhở bản thân cần phải khiêm tốn và không phô trương. Tuy nhiên, một điều phối khác đã thẳng thắn nói rằng: “Anh vẫn còn quá tự đại”. Tôi cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. Lời nói của anh ấy khiến tôi phải suy nghĩ. Hẳn là có điều gì đó mà tôi đã làm không tốt nên anh ấy mới nói như vậy.
Điều sau đây thậm chí còn cảnh báo tôi hơn nữa. Một vài học viên khá nổi bật, nhưng họ lại chấp trước vào bản sự của mình. Họ phô trương bản thân và coi thường người khác. Dần dần, họ đã gặp phải những vấn đề trong tu luyện. Nhiều người đã rời bỏ hạng mục và một số còn thậm chí dừng tu luyện. Tôi nhắc nhở bản thân mình rằng tất cả trí huệ và năng lực của tôi đều đến từ Đại Pháp. Chúng ta không thể lợi dụng những gì mà Sư phụ đã ban cho chúng ta.
Sư phụ giảng:
“Chư vị đều là một lạp tử, trong mắt của tôi, không ai giỏi hơn ai, vì chư vị đều là được tôi đồng thời vớt lên. (vỗ tay) Có vị về phương diện này có năng lực mạnh hơn một chút, có vị về phương diện kia mạnh hơn một chút, chư vị không được vì thế mà suy nghĩ hoang tưởng, chư vị nói ‘tôi có bản sự lớn thế này, thế này thế kia’, đó là Pháp trao cho chư vị! Chư vị không đạt tới thì vẫn không được đâu. [Là] Chính Pháp cần [và] khiến cho trí huệ của chư vị đạt tới bước đó, vì thế chư vị không được cảm thấy bản thân mình có bản sự gì. Có học viên muốn bảo tôi coi xem bản sự của anh ta, kỳ thực tôi nghĩ, ấy đều là tôi cấp cho, không cần xem”. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Phóng hạ tự ngã và phối hợp với điều phối viên
Tôi thường có nhiều ý kiến bất đồng với người giám sát hoặc điều phối viên trong một số hoạt động kinh doanh. Cũng dễ hiểu khi có những thể ngộ khác nhau về việc quản lý hoạt động của kênh truyền thông bởi sự khác biệt trong kinh nghiệm sống, đặc điểm tính cách khác nhau, tầng thứ tu luyện khác nhau, trách nhiệm khác nhau, và quan điểm khác nhau.
Nếu tôi cho rằng người giám sát hoặc điều phối đã xử lý một việc gì đó hoặc ai đó không đúng, tôi sẽ thể hiện ý kiến của mình. Dù họ có chấp nhận hoặc xem xét ý kiến của tôi hay không, tôi cũng không nhấn mạnh hoặc tranh cãi về điều đó. Nếu người giám sát yêu cầu tôi làm việc đó, tôi vẫn sẽ làm, mặc dù tâm tôi không đồng ý với anh ấy. Tôi vẫn âm thầm kháng cự anh ấy. Điều này khiến tôi phát sinh tâm phàn nàn.
Tôi sẽ làm theo thể ngộ của tôi trừ khi có hướng dẫn trực tiếp từ người điều phối. Thể ngộ của tôi đôi khi cũng không phù hợp với ý kiến của người điều phối. Có một lần người điều phối đã hỏi thẳng tôi rằng: “Tôi đang điều phối anh hay anh điều phối tôi?” Tôi nhận ra rằng mặc dù tôi khăng khăng theo nguyên tắc của mình, tôi không nên đồng ý trên bề mặt nhưng lại phản đối anh ấy ở trong tâm.
Tôi thường nghĩ rằng: “Mình đúng còn anh ấy sai. Phương thức của mình sẽ giúp hạng mục phát triển tốt hơn“. Những loại phàn nàn này có thể hình thành một nhân tố phụ diện ở không gian khác và có thể cản trở hạng mục. Tôi cũng bộc lộ những quan điểm của mình với các học viên khác khi chia sẻ thể ngộ. Chúng tôi phàn nàn về người điều phối. Điều này sau đó đã trở thành một thói quen. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới điều phối viên và cũng gia tăng chấp trước của tôi.
Vài tháng trước, tôi nói chuyện với một học viên và không biết từ lúc nào tự nhiên phàn nàn về người điều phối. Cô ấy ngắt lời tôi và nói: “Anh đang nói xấu sếp của mình sau lưng. Điều này là không tốt”. Mặt tôi bỗng nóng lên và một lời cảnh tỉnh xuất hiện trong tâm trí tôi! Tôi nghĩ: “Sao mình lại có thể làm điều này? Nói xấu ai đó sau lưng!? Một người tu luyện sao lại có thể hành xử như vậy?” Tôi cảm ơn cô ấy vì đã cảnh báo tôi. Tôi chợt nhận ra rằng mình có một chấp trước thâm căn cố đế như vậy!
Tôi muốn chân thành xin lỗi người điều phối! Tôi đã nói rất nhiều những thứ không tốt về anh ấy. Sau ngày hôm đó, tôi đã dừng việc chỉ trích anh ấy. Sư phụ cũng nhìn thấy nguyện ý muốn thanh lý chấp trước này của tôi. Giờ tôi có thể hiểu và đồng tình với những quyết định của người điều phối. Dường như tôi không còn nhiều điều để phàn nàn nữa.
Mặc dù tôi vẫn còn có những quan điểm khác biệt về một số thứ, nhưng chấp trước vào tự ngã và tâm phàn nàn của tôi đã trở nên yếu đi. Hiện tại tôi phối hợp với người điều phối nhịp nhàng hơn. Tôi nghĩ rằng đây là điều mà Sư phụ muốn thấy, và nó có thể có ảnh hưởng tích cực hơn cho hạng mục truyền thông của chúng tôi.
Trên đây là những thiển ngộ của tôi. Vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Bài chia sẻ được trình bày tại Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2019)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/5/396611.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/18/181139.html
Đăng ngày 08-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.