Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 05-01-2020] Sau ba lần chịu án lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công, một phụ nữ ngoài 60 tuổi đã bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 12 năm 2019 vì đức tin của mình.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện và thiền định đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Đây là lần thứ hai trong năm 2019 bà Đàm Tú Anh, một cư dân ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc bị bắt giữ. Trước đó, vào ngày 14 tháng 5 bà cũng đã bị bắt giữ sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.
Bà Đàm bị giam giữ trại Trại tạm giam Thạch Gia Trang sau lần bắt giữ gần đây vào tháng 12 năm 2019, cũng vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công.
Trong suốt 20 năm bức hại, bà Đàm đã bị giam cầm trong hơn bốn năm ở các trại lao động và tại đó bà liên tục phải chịu ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chính quyền đã nỗ lực ép buộc bà Đàm phải từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công bằng cách đe dọa sẽ khiến chồng bà mất việc và ngăn cản con trai bà vào học đại học. Không thể chịu đựng được áp lực, chồng bà đã ly dị bà. Bà cũng bị đuổi việc khỏi một công ty sản xuất máy kéo.
Án lao động cưỡng bức lần thứ nhất: ba năm
Bà Đàm bị một số cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Đường Thanh Viên bắt giữ lần đầu tiên vào năm 2000 khi bà đang luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở nơi công cộng. Bà lĩnh án ba năm tại Trại Lao động Thạch Gia Trang.
Lính canh đã đánh đập và dùng dùi cui điện để sốc điện bà. Họ còn trói bà treo lên và bắt bà phải đứng hoặc ngồi xổm trong nhiều giờ.
Bà Đàm và 19 học viên Pháp Luân Công khác đã bị chuyển tới Trại Lao Động Cao Dương vào tháng 3 năm 2001.
Tái hiện tra tấn: Còng tay vào những vòng sắt gắn cố định dưới sàn
Khi các học viên bị đưa đến, một số tù nhân đã lăng mạ họ. Sau đó, các tù nhân này đã chuyển các học viên ra một nhà máy cũ và còng tay họ vào các vòng sắt được gắn cố định dưới sàn. Các học viên không thể đứng lên, cũng không thể ngồi xuống được. Nếu họ di chuyển dù một chút, các tù nhân này liền đánh đập họ.
Một học viên khác, bà Lưu Hải Cầm, phản đối việc bị bức hại và đã bị các tù nhân này khiêng ra ngoài. Nhiều năm sau đó, bà Lưu được xác nhận đã vĩnh viễn mất khả năng nhận thức sau khi bị tra tấn.
Bà Đàm đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Bà bị bức thực bằng phân, khiến bà bị sốt cao. Do không thể chịu đựng được những tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, bà đã viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công trái với ý muốn của bản thân. Sau đó, bà Đàm trở nên vô cùng tuyệt vọng. Trí nhớ của bà giảm sút nghiêm trọng và bà trở nên điên loạn.
Trước khi thả bà Đàm, Trại Lao động Cao Dương đã tống rất nhiều tiền từ gia đình bà. Bà đã được điều trị tại bệnh viện nhưng vô ích. Với sự giúp đỡ của các học viên Pháp Luân Công địa phương, bà đã quay trở lại tu luyện Pháp Luân Công và dần dần bình phục.
Án lao động cưỡng bức lần thứ hai: thời hạn chưa được xác định rõ
Bà Đàm bị bắt giữ lần nữa vào tháng 4 năm 2003 khi bà đang dán các tờ thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Số 1 Thạch Gia Trang, sau đó bị đưa tới Trại Lao động Nữ Hà Bắc và thời gian bà bị giam giữ tại đây hiện chưa xác định được rõ.
Án lao động cưỡng bức lần thứ ba: 1,5 năm
Bà Đàm bị bắt giữ lần thứ ba vào tháng 8 năm 2007 vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Bà đã bị thẩm vấn hai lần trong thời gian bị giam tại trại tạm giam Số 2 Thạch Gia Trang. Để ngăn cản bà Đàm hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, lính canh đã véo vào hai bên má bà khiến mặt bà đỏ ửng và sưng tấy.
Trong lần thẩm vấn thứ hai, một lính canh đã đánh vào cằm bà khiến cằm bị thâm tím, miệng bị cũng bị đánh chảy máu. Bà bất tỉnh và ngã lăn ra đất.
Ba tuần sau đó, bà bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức và thụ án tại Trại Lao động Nữ Hà Bắc.
Khi gia đình bà Đàm tới thăm vào ngày 5 tháng 3 năm 2008, họ đau buồn khi thấy bà Đàm lại bị rối loạn tâm thần một lần nữa.
Vào ngày bà được trả tự do, ngày 23 tháng 12 năm 2008, bà Đàm cùng hai học viên khác đến đón bà về nhà đều bị đưa tới Đồn Cảnh sát Dụ Hưng và bị giam giữ trong 15 ngày.
Các cá nhân chịu trách nhiệm đối với việc bức hại:
Vu Vệ Quân (于卫军), Trưởng Đồn Cảnh sát Hồng Kỳ: +86-311-83827679
Chu Nguyệt Cương (周月刚), cảnh sát, Đồn Cảnh sát Hồng Kỳ: +86-13582333122
Các báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:
Brutal Tortures in Gaoyang Forced Labor Camp in Hebei Province
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/5/398585.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/5/183102.html
Đăng ngày 07-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.