Bài viết của học viên ở tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 15-03-2010] Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, và ai cũng đều có gia đình. Thậm chí nếu chúng ta không có một công việc hay liên hệ xã hội nào, thì chúng ta cũng có gia đình là một trường để chúng ta tu luyện. Tôi cảm thấy khảo nghiệm trong môi trường này thậm chí còn khó hơn vượt qua khảo nghiệm gặp phải trong môi trường xã hội. Khi chúng ta ở xã hội, chúng ta biết rằng mình là người tu luyện, vì thế chúng ta phải nghiêm khắc với chính bản thân mình và phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp. Tuy nhiên, ngay khi chúng ta về nhà, chúng ta thư giãn và cảm thấy nhà là bến đỗ an toàn của chúng ta. Cuối cùng chúng ra có một nơi để trút các vấn đề chúng ta gặp phải trong xã hội. Chúng ta có thể nói bất cứ những gì chúng ta muốn nói rằng điều này điều kia tệ như thế nào. Khi chúng ta gặp mâu thuẫn với gia đình, chúng ta đáp trả mà không đắn đo suy nghĩ. Khi tất cả gia đình một người đều tu luyện Đại Pháp, môi trường cần phải hòa thuận bởi vì tất cả mọi người phải hướng nội khi gặp các mâu thuẫn. Trên thực tế, đôi khi nó trái ngược lại. Khi cả gia đình đều tu luyện, các mâu thuẩn thậm chí có thể trở nên khó giải quyết hơn.
Cả cha mẹ và em trai tôi đều tập Pháp Luân Đại Pháp. Các mâu thuẫn giữa họ chưa bao giờ chấm dứt. Về phần mình, tôi luôn có mối quan hệ tốt tốt với mẹ tôi. Cha tôi quý mến chị tôi hơn tôi. Bất cứ khi nào tôi có xích mích với chị tôi, tôi luôn luôn là người bị khiển trách bất luận đó là lỗi của ai. Vì lý do này, mẹ tôi luôn luôn bảo vệ tôi. Sau khi chúng tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp, thái độ của cha tôi không thay đổi. Mẹ tôi nhiều lần nói với ông ấy: “Một người tu luyện nên đối xử với tất cả mọi người như nhau. Anh không thể đối xử thiên vị ai”. Tuy nhiên, cha tôi vẫn như vậy. Kết quả là, tôi đã không hòa hợp với cha, vì vậy tâm tính của tôi không thể đề cao. Mặc dù tôi nhận ra rằng cái tâm này của mình không đúng nhưng tôi thật sự không thể thay đổi nó.
Tôi có nhiều khái niệm con người và tôi là người rất hay nói. Một lần, tôi đã mọc hơn một chục cái mụn phỏng trong miệng và không thể nói hay ăn được. Mẹ tôi nói “Con nên chú ý tu khẩu.” Tôi đồng ý với mẹ. Tôi đã nói quá nhiều và quan tâm quá nhiều về một số việc nhỏ nhặt trong gia đình. Đôi khi tôi than phiền với cha nếu tôi không đồng ý với ông ấy. Một khi tôi nhận ra vấn đề của mình, tôi đã quyết định thay đổi.
Dần dần tôi ít nói hơn. Tôi hài lòng rằng tôi đang thăng tiến. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, khi cha tôi đặt cái vợt đập muỗi trên bàn. Tôi đã không thể chịu đựng nổi và nói với ông: “Cái này quá bẩn, và cha đặt nó trên bàn. Đến giờ ăn, bánh mì hấp sẽ được đặt lên trên nó.” Cha tôi đã không nói bất kỳ điều gì. Tôi nghĩ rằng ông sẽ không làm như vậy nữa, nhưng ông tiếp tục làm như vậy. Mặc dầu tôi không phàn nàn nữa nhưng tôi vẫn còn khó chịu về điều nó.
Tôi không thể buông bỏ các suy nghĩ tiêu cực của mình và bắt đầu hướng ngoại. Tôi luôn gây sự với cha tôi và trở nên ít tôn trọng ông. Đôi khi tôi cãi lại ông. Một ngày chúng tôi xem biểu diễn thần vận “Lòng trung nghĩa cuả Nhạc Phi”, mẹ tôi nói: “Con xem, trong thời cổ đại, khi đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chúng, chúng sẽ quỳ xuống. Có ai mà dám cãi lại? Ngày nay những người trẻ tuổi không còn như vậy nữa.” Tôi đã bị sốc. Chẳng phải mẹ đang nói về tôi hay sao? Trên thực tế, mẹ không nói về tôi. Nhưng tôi biết rằng Sư Phụ đã dùng lời của mẹ để nhắc nhở tôi.
Mặt tôi đỏ lên. Mặc dù tôi là một học viên nhưng điều tôi đã làm còn tệ hơn so với người thường. Tôi đã không tôn trọng cha mẹ. Bởi vì tôi có tâm người thường, cha tôi cư xử theo cách đó để kích động tâm tôi nhằm làm cho tôi nhận thấy chấp trước và khiếm khuyết của mình. Không có gì là xảy ra ngẫu nhiên trên con đường tu luyện của chúng ta. Sư Phụ đã giảng:
“Khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Khi chúng ta gặp một mâu thuẫn, nếu chúng ta hướng ngoại và không tự coi bản thân như là người tu luyện, làm thế nào chúng ta có thể đề cao mà không hướng nội? Tôi luôn nhìn thấy chấp trước của cha tôi và muốn thay đổi ông. Có phải tôi cũng có chấp trước đến chấp trước của ông? Là một học viên, cho dù điều gì xảy ra, tâm người đó cần phải bất động. Nhưng tâm tôi quá lay động. Tôi không muốn vứt bỏ các chấp trước của mình và luôn muốn thay đổi người khác. Làm thế nào mà tôi có thể tu luyện như vậy chứ?
Từ khi tôi nhận ra điều này, tôi biết rằng tôi cần phải thay đổi và đề cao. Khi tôi thật sự đề cao trong Pháp, tôi hòa hợp hơn với cha tôi. Nhìn lại, tôi cảm thấy rằng việc tu luyện không dễ dàng đối với ông. Ông đã chịu đựng quá nhiều khó khăn – tiền lương của ông bị tịch thu và ông buộc phải rời khỏi nhà và di chuyển từ nơi này đến nơi khác do sự bức hại. Nhưng ông luôn vui vẻ. Niềm tin kiên định của ông trong Đại Pháp là thật sự đáng tôn trọng. Là thế hệ sau, chúng ta cần phải kính trọng cha mẹ, và nghĩ cho họ để họ không phải lo lắng quá nhiều. Bằng cách này họ có thể có nhiều thời gian hơn để làm tốt ba việc. Đây là mục đich tối thượng của chúng ta.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/15/115356.html
Đăng ngày 16-03-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.