Bài viết của Thái Cúc, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 28-11-2019] Cuộc thi Vẽ tranh Chân dung Quốc tế lần thứ 5 của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) đã được tổ chức tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York, từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 11 năm 2019.

Cuộc thi vẽ tranh chân dung năm nay nhận được hơn 400 bài dự thi đến từ 258 họa sỹ tại 46 quốc gia. Sau đó, ban giám khảo đã chọn ra 103 trong số các tác phẩm này để triển lãm tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York, và 63 tác phẩm trong số đó đã được vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào hôm thứ Năm, ngày 26 tháng 11 năm 2019.

48 bức tranh trong số các tác phẩm đoạt giải đã được tổ chức đấu giá vào hôm thứ Bảy, ngày 30 tháng 11 năm 2019. Một tác phẩm được trả cao nhất với giá 2 triệu đô la.

Cuộc thi vẽ tranh này nhằm mục đích “phục hồi nghệ thuật truyền thống của tranh sơn dầu tả thực” và xoay quanh chủ đề về “thuần chân, thuần thiện, và thuần mỹ“ trong việc sáng tạo ra những bức tranh sơn dầu tả người bằng kỹ thuật vẽ tranh hiện thực hàn lâm chân chính.

e21afa106f2907c06ac9ef50fc08abb5.jpg

Lễ cắt băng khai mạc Cuộc thi Vẽ tranh Chân dung Quốc tế vào hôm Chủ nhật, ngày 24 tháng 11. Bà Mã Lệ Quyên, giám đốc các cuộc thi của NTD (từ trái sang phải); Ông Đường Trung, Giám đốc điều hành của NTD; Ông Trương Côn Lôn, trưởng ban giám khảo Cuộc thi Vẽ tranh Chân dung; Ông Dương Quang Bân, phó giám đốc Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại New York; và ông Nick Dawes, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Câu lạc bộ nghệ thuật Salmagundi.

ba4423b04750bc9df4c1563e7389f7bc.jpg

Những người đoạt giải của Cuộc thi Vẽ tranh Chân dung Quốc tế lần thứ 5 tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào hôm thứ Năm, ngày 26 tháng 11 năm 2019.

img_7524-l2m-1200x800_visitors.jpg

Khách tham quan tại triển lãm chung kết ở New York, hôm 26 tháng 11 năm 2019

Giáo sư Trương Côn Lôn: Văn hóa nhân loại phải được phục hồi

4f34a275b299075c670bdb4fbf87c098.jpg

Giáo sư Trương Côn Lôn, trưởng ban giám khảo của cuộc thi, phát biểu tại lễ khai mạc vào ngày 24 tháng 11 năm 2019.

Giáo sư Trương Côn Lôn, trưởng ban giám khảo của cuộc thi, cho biết ông đánh giá rất cao các nghệ sỹ tham gia cuộc thi này, bởi họ đang giúp bảo tồn một trong những thành tựu tuyệt vời nhất và quý giá nhất của nhân loại.

Ông Trương nói: “Ngày nay, nghệ thuật đã xuống dốc đến mức không thể quay trở về được nữa, vậy nên, để thấy được vẫn còn rất nhiều nghệ sỹ đang đi trên con đường truyền thống … Chúng ta phải làm như thế. Nghệ thuật của chúng ta phải trở lại con đường mà Thần đã ban tặng cho chúng ta. Văn hóa của con người phải được khôi phục lại, điều này là hiển nhiên.”

bd8eee8279822b4991f2d9b6b8f9c93a.jpg

Cô Trần Tiêu Bình, giám khảo và là người hai lần đoạt giải Vàng trong cuộc thi. Cô hiện là trưởng Khoa Mỹ thuật tại Học viện Nghệ thuật Bắc New York.

Cô Trần Tiêu Bình, giám khảo và là người hai lần đoạt giải Vàng trong cuộc thi, cho biết cảm hứng để sáng tạo ra các tác phẩm mỹ thuật có thể được bắt nguồn từ trí tuệ cổ xưa và những kiệt tác truyền thống.

Cô cho biết: “Nhân loại là do Thần tạo ra; do vậy, để miêu tả họ, con người cần cố gắng thể hiện một cách chân thực thay vì xuyên tạc hay phóng đại … Nếu [người nghệ sỹ] nắm bắt chính xác tỷ lệ, đường nét, độ tương phản và phối cảnh, các nhân vật được mô tả sẽ tự nhiên trở nên tuyệt đẹp.”

Họa sỹ thường nỗ lực hết sức để tạo ra các tác phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, các nghệ sỹ hiện đại thường bỏ qua việc miêu tả chân dung một cách chính xác và chân thực. Cô Trần cho biết việc thể hiện cái đẹp, đặc biệt là vẽ người, đòi hỏi người nghệ sỹ phải trung thành với chủ đề và theo sát các phong cách hiện thực cổ điển.

Ngoài ra, nội tâm của một người ảnh hưởng đến các kỹ năng của họ. “Những bức tranh sơn dầu đẹp, nếu chúng ta nhìn vào những kiệt tác trong các bảo tàng, như các tác phẩm của Jean Auguste Dominique Ingres hay William Adolphe Bouguereau, thì những nét vẽ của họ tỉ mỉ đến nỗi bạn gần như không thể nhận ra chúng trên bề mặt bức tranh … Tôi cho rằng khi người họa sỹ có thể xem nhẹ cái tôi của mình và chỉ tập trung vào việc miêu tả người khác, họ có thể đạt được sự mô phỏng gần như hoàn hảo.”

Cô Trần cho biết một bức tranh chỉ có thể được coi là thực sự tuyệt vời khi nó chạm được đến tinh thần con người, và điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự thăng hoa trong nội tâm của người nghệ sỹ.

Cô nói: “Khi tâm bạn tràn đầy những điều cao quý và tốt đẹp, nó sẽ thể hiện qua những bức tranh của bạn. Bạn chỉ có thể thể hiện vẻ đẹp khi có vẻ đẹp hiện hữu trong bạn. Vì vậy, bạn phải đề cao bản thân mình.”

Giá trị của cuộc thi khích lệ người tham gia

6f76945550a397d495efcbe420961775.jpg

Ông Đường Trung, Giám đốc điều hành của Đài truyền hình Tân Đường Nhân trao huy chương và chứng nhận giải thưởng cho người đoạt giải Vàng, bà Khổng Hải Yến, trước tác phẩm “Ngày 25 tháng 4 năm 1999” của bà

Tác phẩm đoạt giải Vàng của bà Khổng Hải Yến, bức “Ngày 25 tháng 4 năm 1999”, khắc họa khoảnh khắc lịch sử khi 10.000 học viên Pháp Luân Công, trong đó có cả bà, tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa kêu gọi công lý sau khi chính quyền bắt giữ phi pháp hơn 40 học viên tại Thiên Tân.

Bà Khổng cho biết: “Là một nghệ sỹ, vẽ lên sự thật là sứ mệnh của tôi. Tôi muốn cho thế giới thấy sự thật về cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Tôi hy vọng cuộc bức hại này sẽ sớm kết thúc. Đó là mong ước lớn nhất của tôi.”

Bà Khổng cho rằng một nghệ sỹ cần có trách nhiệm với xã hội, và do vậy cũng cần có trách nhiệm về mặt đạo đức cá nhân. Nghệ thuật là một phương tiện có tác động lớn, ảnh hưởng tất yếu đến người xem và người nghệ sỹ phải đưa ra lựa chọn về việc họ sẽ đi theo con đường nào.

Bà nói: “Tôi muốn truyền tải lòng trắc ẩn, và mang đến cho mọi người điều gì đó tươi sáng và khích lệ … Và tôi tin rằng nhiều nghệ sỹ trên thế giới muốn sáng tạo ra nghệ thuật truyền thống và thể hiện các giá trị truyền thống. Đó là lý do tại sao một cuộc thi như thế này là rất quan trọng, bởi vì nó mang đến cho các nghệ sỹ cơ hội thể hiện những tác phẩm này cho thế giới.”

img_7509-l2m-615x434.jpg

Bà Sandra Kuck, người đoạt Giải Kỹ thuật tại Cuộc thi Vẽ tranh Chân dung Quốc tế, với tác phẩm “Âm và Dương” vào ngày 26 tháng 11 năm 2019.

Bà Sandra Kuck, người đoạt Giải Kỹ thuật tại cuộc thi của NTD, nói: “Tôi đã từng tham gia rất nhiều triển lãm và đây là một trong những triển lãm hay nhất.”

Bà Kuck là một nghệ sỹ chuyên nghiệp trong 50 năm qua. Bà đã tham gia nhiều cuộc thi và nhận được nhiều giải thưởng. Đối với bà, những bức tranh lọt vào vòng chung kết trong triển lãm này đã khiến nó trở thành một trong những triển lãm hay nhất mà bà từng xem.

Bà đặc biệt được truyền cảm hứng từ tác phẩm đoạt giải Bạc: “Bất động tâm trước áp lực cự đại” của Chin-Chun Liu. Bà nhận xét về bố cục và phong cách của bức tranh: “Đây là một tác phẩm rất cổ điển. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ bắt đầu bước theo con đường này.”

Người đoạt giải

Giải Vàng:

“Ngày 25 tháng 4 năm 1999” của Khổng Hải Yến

Giải Bạc:

“Truyền rộng chân tướng” của Chiao-Yin Cheng
“Bất động tâm dưới áp lực cự đại” của Chin-Chun Liu
“Hoa mai trong bùn” của Xiangyang Sun

Giải Đồng:

“Chim trời, cỏ đồng” của Lauren Tilden
“Hoa mai trong tuyết” của Shi-ju Chiang
“Chân dung tự họa chuẩn bị nghi lễ thờ cúng” của Joseph Daily

Giải Nhân văn và Văn hóa:

“Gia cầm của Milena” của Clodoaldo Martins
“Tâm bất động” của Loc Duong
“Giữa các thế hệ” của Pablo Roque
“Hành trình nơi nhân thế” của Yu-Hsuan Lin

Giải Kỹ thuật:

“Chiến binh nhỏ tuổi” của Philippe Lhuillier
“Ăn và không bị ăn” của Jesús Inglés Canalejo
“Âm và Dương” của Sandra Kuck

Giải Tuổi trẻ:

“Trứng luộc” của Junhao Su
“Chốn thần tiên cho loài mới” của Yuan Heng Sung
“Điều kỳ diệu” của Cen Fang

Giải Khuyến khích:

“Trang điểm” của Cheng-Che Lin
“Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại!” của David Liao
“Vẽ tranh tại khu phố Tàu” của Yan KamLim
“Thương gia người Ma-rốc” của Pavel Sokov
“Dominique trong trang phục màu xanh” của Lesstro
“Cảng Đông lúc 10 giờ 10 phút sáng” của Lin Mu Chang
“Ông” của John Darley
“Thống khổ trong khu vườn” của Eric Armusik
“Đầm lầy” của Bing Weng
“Cầu nguyện cho tương lai” của Christopher Zhang
“Ông lão hút tẩu” của Christopher Zhang
“Yunus” của Yunus
“Hamcheese II” của Marissa Oosterlee
“Bạo lực” của Tina Garrett
“Tinh thần Ấn Độ” của Anand PKC
“Bí mật” của Peters Kim
“Điều ước của Maria” của Joseph Daily
“Trước khi gà trống gáy” của Angelo Marco Salmoiraghi
“Nina trong mùa hè” của Linda Harris Reynolds
“Thiên thần nhỏ” của Shuyuan Zhu
“Điểm dừng” của Ken Goshen
“Sosiego” của Luis Alvares Roure
“Khoảnh khắc một đệ tử Đại Pháp bị mổ lấy nội tạng” của Hung Yu Chen
“Trên cầu Jinshui” của Cen Fang
“Bất diệt” của Tzu-Hsuan Chen
“Những đứa trẻ tuyệt vời” của Syun Fang
“Rời đi” của Yu-jung Liu
“Kêu gọi trên Quảng trường Thiên An Môn” của Yi Tung Lai
“Thiên thần” của Penny Zhou
“Không rời nhau” của Amaya Corbacho Martin


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/28/396380.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/4/180952.html

Đăng ngày 10-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share