Bài của Long Tuyền Mặc Khánh

[MINH HUỆ 14-5-2005] Một ngày năm 399 trước Công nguyên, trong một nhà tù dưới chân Acropolis thời Hy Lạp cổ xưa, một ông lão đi chân đất với mái tóc bù xù đang hăng hái nói chuyện với bạn bè của ông về giấc mơ và chân lý mà ông ta đang theo đuổi. Một người lính đến với ly rượu độc đựng trong một cái ly bằng gốm. Ông lão bình tĩnh nhìn qua cái ly và sau đó nói với các bạn ông, “Được rồi, vậy là cuộc đời của tôi đã hết!” Sau đó ông nốc cạn cái ly rượu.

Ông ta là Socrates. Lão ông đó, mà các thế hệ về sau xem như một vị đại triết gia, bề ngoài không có gì nổi bật: Ông trông lùn, mập, đầu hói và có một cái ‘mũi sư tử’. Trước khi ông bị bắt, ông thường ngày đứng trước ‘cửa đền thờ thần Dớt’, bàn bạc và truy tìm cái trí huệ và chân lý với các học trò của ông, kể cả Plato và những người khác. Nhiều lời đại trí huệ đã được nói ra từ miệng ông. Ông rất nổi tiếng trong giới trẻ, nhưng ông bị ganh tỵ và ghét hận bởi một số người quý tộc, họ buộc tội ông vì hai tội ác tưởng tượng. Tội thứ nhất là Socrates đã xem thường và mắng chửi thần bằng cách cho mình cũng thông minh và là một người “học biết hết mọi điều trên trời dưới đất.” Tội thứ hai là ông đã đầu độc và phá hoại tinh thần của giới trẻ, và khuyến dụ họ bằng cách tuyên bố rằng ông có thể dạy họ nhân nghĩa đạo đức.

Cũng vào thời đó, năm 493 trước Công nguyên, một ông già khác, cũng vào khoảng sáu mươi, hướng dẫn các đệ tử của ông đi đến những xứ khác để tuyên dương ‘Vương Đạo’ trị nước của ông. Những chính trị gia này duy vật, tuy nhiên, không chấp nhận những lời dạy của ông. Khi ông và các đệ tử của mình đi đến nước Tống, Tư Mã Hoàn Tiêu nước Tống không hoan nghênh ông đến, y còn tìm cách giết chết ông già. Điều này đã khiến ông thầy và các đệ tử của ông may mắn chạy thoát đến nước Trịnh. Đột nhiên, trong lúc chạy tẩu thoát, ông và các học trò bị phân cách. Khi các người học trò chợt biết được, thì họ đi tìm ông khắp nơi. Một người nước Trịnh nói với họ, “Ở ngoại thành cửa đông có một ông cụ già có một cái trán rộng và một cái gò má cao to. Xem ông như một con chó không nhà. Tôi không biết ông có phải là thầy của quý vị không.” Sau khi các người học trò tìm thấy ông già, họ kể cho ông nghe câu chuyện như vậy, và ông già cười lớn. Ông già đó là Khổng Phu Tử, mà sau này đã ảnh hưởng Trung Quốc hơn hai ngàn năm tới ngày nay. Các thế hệ gọi ông một cách kính trọng bằng cái tên “Chí Thánh Tiên Sư” Ông già này, khắp nơi đều gặp khó khăn cản trở, cuối cùng quyết định từ bỏ con đường công chức. Thay vào đó, ông tập trung tinh thần dạy dỗ các đệ tử và sưu tập lịch sử và các kinh điển. Với thời gian qua, các đệ tử của ông sưu tập những lời dạy chính của ông, và như vậy quyển Luận Ngữ được ra đời. Đối với quyển sách này, “biết được phân nửa của nó cũng đủ để cai trị nước.”

Những người thiển cận và tự ngạo mạn là khôn ngoan thường không nhìn thấy chân lý sống giữa tham vọng. Hơn hai nghìn năm trước, tại thành phố Nazareth, lúc bấy giờ là địa khu của cổ Đế quốc La mã, người ta thường chế nhạo Jesus, đến từ một gia đình thợ mộc, nói rằng, “Anh không phải chỉ là con của bác thợ mộc Joseph sao? Anh biết chân lý gì để dạy chúng tôi nào?” Trong ba trăm năm sau khi Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự, các bạo chúa và giới quý tộc La mã tra tấn dã man các đệ tử của ông; họ cũng bị đốt sống hoặc cho sư tử ăn thịt, các đệ tử của Jesus được diễn tả như là những qủy dữ ghét bỏ nhân loại và đã giết trẻ sơ sinh để uống máu và ăn thịt trong những thánh lễ cầu nguyện của họ. Ngày nay cổ đế quốc La mã không còn nữa, nhưng trong hai ngàn năm qua, những nguyên lý vũ trụ tình yêu và nhẫn nhịn của Công giáo đã được dùng làm nền móng của nền văn minh Tây phương.

Người ta thường nói, lịch sử thật giống nhau một cách lạ lùng, và những bi kịch tái xuất hiện nhiều lần trên khán đài lịch sử nhân sinh đã dạy cho con người điều gì?

Mười ba năm trước, ngày 13 tháng Năm 1992, một vị thầy khí công, mặc áo quần đơn sơ, bắt đầu giảng dạy một khóa khí công mười ngày tại Thành phố Trường Xuân tại trường Trung học số 5, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. 180 người tham dự khóa học đó, lúc bấy giờ họ không hiểu rõ rằng đó là khoảng thời gian tuyệt diệu, một trang sử nhân loại vĩ đại đang bắt đầu từ lúc đó. Nhiều ngày sau, tin tức đăng “Pháp Luân Công thật mầu nhiệm” lan tràn nhanh chóng từ người này sang người nọ giữa những người trong gia đình và bạn bè của những cá nhân đã tham dự khóa học đó. Môn khí công tu luyện này không những rất hữu hiệu cho sự trị bệnh và làm cho người ta được khỏe mạnh, nhưng cũng có cái hiệu quả mầu nhiệm là tịnh hóa tinh thần con người. Ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn đã đánh thức Phật tính vốn đã từ lâu bị che lấp và ngủ mê. Trong chỉ bảy năm, qua sự truyền miệng từ người này đến người khác và từ tâm đến tâm, Pháp Luân Công được truyền bá đi khắp Trung Quốc.

Pháp Luân Công cũng được truyền bá ra hải ngoại và bắt cội rễ tại nhiều quốc gia. Khi khắp thế giới có cả 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công, danh tiếng của môn này đã khơi dậy lòng ganh tỵ của những người đang cầm quyền tại Trung Quốc; họ cho rằng Pháp Luân Công “cạnh tranh lòng dân với Đảng.” Không bao lâu các chi nhánh, mật thám, quân đội và cảnh sát của chính quyền thi hành những cuộc tra tấn dã man, giết người và những phương pháp tàn bạo khác đối với những học viên. Những người đàn áp còn tuyên truyền những câu chuyện giả dối ghê gớm kỳ cục trên đài truyền thanh, báo chí, và đài truyền hình. Các tài nguyên kinh tế và nhân lực của tòan quốc được điều động để đàn áp một nhóm người mà chỉ muốn tu luyện bản thân để trở thành người tốt.

Sau những cái tên của 2.200 học viên Pháp Luân Công bị mất mạng — kể cả Chen Zixiu (Trần Tử Tú), Zhao Xin (Triệu Hân), Gao Xianmin (Cao Hiến Dân), Liu Chengjun (Lưu Thành Quân), Zhou Zhichang (Chu Chí Xương) — là những câu chuyện đứt ruột. Họ là những người đàn ông đàn bà từ mọi thành phần xã hội, từ nông dân, đến giáo sư đại học, công nhân và nhân viên chính phủ. Dưới mắt của thân nhân những người này, họ là những người vợ tốt, những người chồng tốt, những bà mẹ hiền và những người cha lành. Họ trước kia cũng khỏe mạnh như bạn và tôi. Họ chịu đựng những cuộc tra tấn vô cùng dã man và chết trong sự đau đớn cùng tột.

Các học viên Pháp Luân Công đã chịu đựng những khổ nạn cùng cực trong sáu năm qua. Đối diện với những bản án trại lao động, cầm tù và bị bắt buộc rời xa nhà để tránh bị bức hại hơn nữa cũng như bị dân chúng nguyền rủa, các học viên Pháp Luân Công không mang hận trong tâm. Họ đã dùng nhiều cách để làm sáng tỏ sự thật cho dân chúng về Pháp Luân Công. Họ vững chắc tin tưởng rằng sự thật cuối cùng sẽ gạt bỏ được sự lừa dối và hòa bình sẽ thắng bạo lực. Như ánh thái dương sẽ nhất thiết làm tan sương mù, sự chân thành, nhẫn nhịn và thiện từ của các học viên Pháp Luân Công cũng sẽ nhất thiết làm chảy tan đông giá và tuyết mà đã bao trùm đầu óc con người.

Sau sáu năm bão tố tàn bạo, Pháp Luân Công sẽ vẫn đứng vững hòa bình trong khi tên đần độn mà đã trở nên khùng điên vì ganh tỵ, và đã tuyên bố ‘tiêu diệt Pháp Luân Công trong ba tháng’ nay đã trở thành bị cáo ở nhiều nước. Cái Đảng to lớn với tám mươi tuổi, đã đứng đầu trong việc sử dụng mọi hình hình thức đàn áp nhân dân, đã phải thất bại trong việc “tiêu diệt” Pháp Luân Công.

Theo văn hóa Đảng tà ác và lô-gíc của nó, nếu có người nói về Pháp Luân Công, cái phản ứng đầu tiên của nhiều người là “Chính phủ Trung ương Trung Quốc đã quyết định về bản chất của Pháp Luân Công.” Quả thật, ĐCSTQ đã “quyết định về bản chất của Pháp Luân Công, ” và cuộc đàn áp vẫn còn lan tràn. Zhao Gao (Triệu Cao) trong triều Tần cũng “quyết định về bản chất của một con nai là một con ngựa.” Các nhà quyền quí cổ Hy lạp “quyết định bản chất của Socrates là đầu độc trí óc của tuổi trẻ, ” và cổ Đế quốc La mã “quyết định bản chất của những người theo Jesus.” “Cái bản chất đã được quyết định” — phải chăng một lần nữa vũ trụ đang đưa cho con người một cơ hội để chọn lựa giữa thiện và ác, đi theo lương tri của con người hay là chống lại nó, và giữa lý trí và vâng lời mù quáng?

Nhân loại sống trong mê. Chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Cái màn kịch trong lịch sử đã diễn đạt sự thịnh và suy của các xã hội, cũng như vinh và nhục của nhân loại. Mỗi sinh mệnh đã diễn phần tuồng của mình trong cuộc bi kịch lịch sử lớn này, và mỗi sinh mệnh có một cơ hội để chọn lựa trong giai đoạn lịch sử nghiêm túc này. Để cho quý vị có được một cái cơ hội quý báu như vậy, đã có những con người mà đã cho đi mạng sống của họ một cách không hối tiếc, vì họ biết rằng cơ hội này là vô cùng nghiêm túc với quý vị. Có lẽ hằng ngàn năm lịch sử tái diễn, và những vở bi kịch lịch sử tái diễn, tất cả đã được diễn xuất ra vì quý vị, để quý vị có thể có cái cơ hội lịch sử ngày hôm nay. Làm sao mà quý vị có thể không trân quý nó?

Ngày 13 tháng 5, 2005

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/5/14/101817.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/5/24/61133.html.

Dịch ngày 10-6-2005, đăng ngày 17-6-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Hiệu chỉnh lần 1: 05-03-2011

Share