“Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng.” — Ngạn ngữ Trung Hoa
Bài của Hành Kiện
Người ta thường nhìn nhận rằng hai con thú trong Khải Huyền 13, Thánh Kinh đã tiên tri về những gì xảy đến hôm nay. Trên Internet, có thể tìm thấy nhiều diễn giải chỉ ra rằng “con thú thứ nhất ở biển lên” là Giang Trạch Dân, cựu lãnh tụ Trung Cộng (Đảng cộng sản Trung Quốc), kẻ đã phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
“Ðoạn, tôi thấy ở dưới biển lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng. Con thú tôi thấy đó giống như con beo; chân nó như chân gấu, miệng như miệng sư tử, và con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi, và quyền phép lớn mà cho nó. Một cái trong các cái đầu nó như bị thương đến chết; nhưng vết thương chết ấy được lành, và cả thế gian đều lấy làm lạ mà theo con thú đó. Người ta khởi sự thờ phượng con rồng, bởi nó đã lấy quyền phép cho con thú; và họ cũng thờ phượng chính con thú, mà rằng: Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng nó được? Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng. Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Ðức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những kẻ ở trên trời.” — Khải Huyền 13:1.
Còn về con thú thứ hai, con thú “từ dưới đất lên” thì diễn giải trên Internet có phần ít hơn:
“Tôi lại thấy từ dưới đất lên một con thú khác, có hai sừng như sừng chiên con, và nói như con rồng. Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước, là con có vết thương đến chết đã được lành. Nó làm những phép lạ lớn, đến nỗi khiến lửa từ trên trời rơi xuống đất trước mặt người ta. Nó lừa dối dân cư trên đất bằng những phép lạ nó đã được phép làm ra trước mặt con thú; và khuyên dân cư trên đất tạc tượng cho con thú đã bị thương bằng gươm và đã sống lại. Nó cũng được quyền hà hơi sống vào tượng con thú, hầu cho tượng ấy nói được và khiến hết thảy những kẻ nào không thờ lạy tượng con thú đó bị giết đi. Nó cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó, thì không thể mua cùng bán được.”— Khải Huyền 13:11.
Theo thiển ý của tôi, thì con thú thứ hai có lẽ là Tăng Khánh Hồng, hiện giữ chức Phó chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Thứ nhất, trong chữ Tăng [曾] có hai “sừng” trên đầu như tiên tri đã nói. Tiếp nữa, cả Tăng và Giang đều từ Thượng Hải, Tăng đã theo Giang trên con đường vào Trung Nam Hải sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Tăng được Giang tin dùng và hiện nay đứng vị trí thứ hai trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Cộng. Quan hệ giữa Tăng và Giang rất khớp với tiên tri: “Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước…”
Trong chuyến công du của Tăng Khánh Hồng hồi 27 đến 29-6-2004 tới Nam Phi, thì đã xảy ra vụ thuê bắn học viên Pháp Luân Công trên chuyến xe từ sân bay quốc tế Johannesburg vào thành phố: Một học viên Pháp Luân Công địa phương đã đến đón chín học viên từ Úc, và vào thành phố trên hai chiếc xe van. Trên con đường đến khách sạn Presidential Guest House, họ đã bị bắn (khoảng 8:30 tối) từ một chiếc xe màu trắng. Ít nhất 5 phát đạn đã bắn ra. Anh David Liang, học viên Pháp Luân Công từ Úc đã bị bắt trúng hai chân, và qua chiếu X-quang tại bệnh viện Chris Hani-Baragwanath, người ta thấy rằng anh bị vỡ xương ở một chân. Vụ thuê bắn người này nhằm đúng lúc các học viên Pháp Luân Công muốn thưa kiện tại Nam Phi, kiện Tăng Khánh Hồng vì những tội ác của ông ta đối với học viên Pháp Luân Công. Bắn người rõ ràng là để dằn mặt các học viên, ngăn ngừa vụ kiện.
Người Hoa thường vẫn nói: “Trước khi trời trừng phạt kẻ ác, thì trời để nó lộ rõ bộ mặt thật điên cuồng.” Nếu đúng Tăng Khánh Hồng là “con thú thứ hai”, thì quả đúng là nó đã lộ bộ mặt điên cuồng của mình rồi.
29-6-2004
Bản tiếng Hán: https://zhengjian.org/zj/articles/2004/6/29/27905.html;
Bản tiếng Anh: https://pureinsight.org/pi/articles/2004/6/28/2369.html.
Dịch ngày 20-3-2005, đăng ngày 24-3-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
.
Ghi chú: Bản dịch Thánh Kinh được lấy từ https://tinlanh.com/kinhthanh/khaihuyen.html
Xem thêm: https://en.minghui.org/html/articles/2002/8/4/24841.html, https://www.minghui.org/mh/articles/2002/7/28/33957.html