Bài viết của Phương Nguyên, phóng viên báo Minh Huệ tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 04-10-2019] Ngày 1 tháng 10 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London nhằm lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tấn công học viên Liêu Thu Lan tại Hồng Kông. Họ kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại.

22640f798b689be25109fefa7fcdaa63.jpg

Cuộc mít-tinh diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London, ngày 1 tháng 10 vừa qua. Những người tham gia lên án những tên côn đồ của ĐCSTQ đã tấn công học viên Pháp Luân Công Liêu Thu Lan tại Hồng Kông.

25d4fcd44b124a08214cd375fe9e7dfa.jpg

Người lái xe ô tô đi ngang qua nhận một tờ rơi Pháp Luân Công

Hôm 24 tháng 9 vừa qua, hai tên côn đồ đeo mặt nạ đã tấn công bà Liêu bằng dùi cui, loại thường được dùng cho cảnh sát. Họ đánh tới tấp vào đầu bà khiến bà bị thương và chảy máu.

Trong cuộc mít-tinh, bác sỹ Lưu, đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh, đã lên án hành vi bạo lực này và nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Công trong hơn 20 năm qua. Các học viên đã kháng nghị ôn hòa trước đại sứ quán được hơn 17 năm.

Cô Lại, một học viên người Hồng Kông, đang làm việc tại London. Cô lên án hành vi bạo lực này và nói: “Ngay từ khi ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát Hồng Kông, luật pháp đã dần bị xói mòn. Các học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã vượt qua nhiều khó khăn và không ngừng nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.”

Một người phụ nữ gốc Hồng Kông đã sống tại Anh được hơn 10 năm đã dừng lại và hỏi về mục đích của cuộc mít-tinh. Bà cho biết: “Khi tôi còn ở Hồng Kông, tôi không hiểu được những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Những sự cố gần đây tại Hồng Kông đã giúp tôi hiểu được ĐCSTQ thực sự là thế nào. Giờ thì tôi đã hiểu Pháp Luân Công.” Bà nói mà nước mắt tuôn rơi.

Bà Yến đã từng có lần bị ĐCSTQ giam giữ chỉ vì đức tin của mình. Bà nói tại cuộc mít-tinh: “Các cảnh sát mặc thường phục xông vào nhà tôi và bắt cóc tôi cùng với chồng tôi hồi tháng 6 năm 2009. Họ đã sử dụng tất cả các loại chiêu trò hèn hạ để ép buộc chúng tôi từ bỏ đức tin của mình.”

Bà cho rằng bạo lực tại Hồng Kông cho thấy ĐCSTQ đã tuyệt vọng đến mức nào trong những ngày cuối cùng của nó. “Sự phô trương về vũ lực và bạo lực cho thấy chính quyền này sẽ sớm sụp đổ.”

df4b02eed93012c59f6bf74321b41d0b.jpg

ĐCSTQ đã tra tấn bà Lưu Ngọc Mai bằng hơn 30 phương thức khác nhau hòng cố gắng ép bà từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công

Bà Lưu Ngọc Mai đã phải chịu hơn 30 phương thức tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bà cho biết: “ĐCSTQ đang tuyệt vọng. Bạo lực tại Hồng Kông cho thấy nó sẽ sớm sụp đổ.”

Anh Richard, một người đàn ông gốc Trung Quốc đến từ Singapore, chú ý đến cuộc mít-tinh khi anh đang tham quan London. Anh đã dừng lại để lắng nghe và chụp vài bức ảnh. Anh nói anh biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công và đã ký đơn kiến nghị tại Singapore.

Anh cho biết anh rất quan tâm đến vụ tấn công gần đây nhằm vào một học viên tại Hồng Kông. Anh nói, là một người Trung Quốc, anh biết rằng ĐCSTQ đã phá hủy văn hóa truyền thống Trung Quốc. Anh cho rằng phán quyết gần đây của Tòa án Trung Quốc độc lập về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn là rất quan trọng trong việc thuyết phục mọi người rằng ĐCSTQ là một chính quyền tội phạm.

Anh Richard nói: “Giờ đây ai cũng biết vấn nạn này. Điều then chốt là làm thế nào để chấm dứt nó. Càng có nhiều người biết bản chất thật sự của ĐCSTQ thì càng tốt. Tôi biết rằng nhiều quốc gia đang cân nhắc việc tẩy chay ĐCSTQ.”

Anh hy vọng có nhiều người Trung Quốc hơn hiểu lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công nâng cao nhận thức [về cuộc bức hại] và có sự cải biến bên trong Trung Quốc. Anh tin rằng công lý sẽ chiến thắng.

0963920feaa6cb468f4e263c424e67e6.jpg

Anh John (bên phải) kinh hoàng khi biết đến cuộc bức hại. Anh khích lệ các học viên tiếp tục nâng cao nhận thức [về cuộc bức hại].

Anh John, một sinh viên tại London, trông thấy các học viên Pháp Luân Công ở Khu phố Tàu. Anh lắng nghe các học viên phát biểu trong hơn một giờ tại cuộc mít-tinh. Anh rất cảm động và muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công. Anh nhận xét về vụ tấn công tại Hồng Kông: “Đây là một sự việc hết sức nghiêm trọng.”

Sau buổi mít-tinh, anh John được giới thiệu với học viên Lưu Ngọc Mai. Thông qua một phiên dịch viên, bà Lưu mô tả sự thống khổ của bà trong nhiều lần bị giam giữ chỉ vì đức tin của mình. Bà cho biết một số người bạn của bà đã bị tra tấn đến chết tại Trung Quốc chỉ vì đức tin của họ.

Sau khi lắng nghe bà Lưu, anh John đã kinh hoàng và nói: “Bà ấy thật phi thường. Thật khó để hình dung được rằng bà ấy đã trải qua rất nhiều khổ ải như vậy.” Anh khích lệ các học viên tiếp tục nâng cao nhận thức và phản đối cuộc bức hại.

Anh nói: “Những gì các bạn đang làm là rất quan trọng.” Anh còn nói anh sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công trên mạng sau khi về nhà.

3be687d129ebc5bbd1955477cff5cc6f.jpg

Kháng nghị ôn hòa suốt ngày đêm trước Đại sứ quán Trung Quốc của các học viên Pháp Luân Công đã diễn ra được 17 năm


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/4/394150.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/7/180217.html

Đăng ngày 10-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share