Bài viết của Phương Nguyên, phóng viên Minh Huệ tại London
[MINH HUỆ 20-09-2019] Chiều ngày 13 tháng 9 vừa qua, bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia” đã được trình chiếu tại một hội thảo của Hiệp hội Văn hóa và Xã hội Ba Lan (POSK). Những người tổ chức hội thảo đã lựa chọn bộ phim tài liệu này để phơi bày bản chất tà ác của đảng cộng sản, một trải nghiệm đau thương mà nhân dân Ba Lan đã phải gánh chịu dưới chế độ này trong nhiều thập kỷ trước khi kết thúc Chiến Tranh lạnh.
“Thư từ Mã Tam Gia” là một câu chuyện về ông Tôn Nghị, một học viên Pháp Luân Công đã bị cầm tù và tra tấn tại trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia.
Bộ phim mở đầu bằng cảnh cô Julie Keith, một người nội trợ ở Oregon tìm thấy một bức thư viết tay trong một hộp đồ trang trí Halloween mà cô đã mua tại một cửa hàng bách hóa ở Hoa Kỳ. Bức thư là lời kêu gọi giúp đỡ của một tù nhân lương tâm đang bị cầm tù tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc. Cô Keith đã đăng tải nội dung bức thư lên mạng xã hội, câu chuyện này nhanh chóng được các kênh truyền thông quốc tế đưa tin và cuối cùng đã dẫn tới một hiệu ứng dây truyền khiến Trung Quốc phải bãi bỏ hình thức cải tạo thông qua hệ thống lao động cưỡng bức, ít nhất là trên danh nghĩa, vào năm 2013.
Bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia” được trình chiếu tại Hiệp hội Văn hóa và Xã hội Ba Lan (POSK), hôm 13 tháng 9 năm 2019
Ông Jakub Gil, người điều phối của Idz Pod Prad (IPP) tại London
“Chủ nghĩa cộng sản là thứ tà ác nhất trên thế giới”
Ông Jakub Gil, người điều phối của Câu Lạc bộ Idz Pod Prad (IPP) tại London cho biết POSK đã chọn chiếu bộ phim này vì câu chuyện của nó hết sức cảm động và mang nhiều ý nghĩa, đồng thời bộ phim có thể giúp mọi người nhận ra bản chất tà ác của đảng cộng sản.
Ông Gil chia sẻ: “Chúng tôi chọn bộ phim này để ủng hộ quyền tự do cho những người đang bị cộng sản bức hại. Đối với người Ba Lan chúng tôi, chủ nghĩa cộng sản là thứ tà ác nhất trên thế giới. Chúng tôi đã phải chịu đựng quá nhiều dưới chế độ này. Đây là một thực tế tại sao chúng ta phải nỗ lực hết sức để giúp mọi người trên thế giới hiểu về chủ nghĩa cộng sản.
Ông cho biết thêm rằng những người có đức tin sẽ không sợ đương đầu với tà ác.
“Chân-Thiện-Nhẫn” là giá trị tốt đẹp nhất dành cho nhân loại
Ông Tomek Skubis
Ông Tomek Skubis rời Ba Lan tới London sinh sống đã được 15 năm. Lần đầu tiên ông biết tới Pháp Luân Công và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khoảng bốn năm trước.
Sau buổi chiếu phim, ông Skubis bình luận rằng bộ phim là câu chuyện về trận chiến cuối cùng giữa chính và tà, và cũng là câu chuyện về huyền năng của “Chân-Thiện-Nhẫn”.
“Bộ phim này cũng nhắc nhở chúng ta về một vấn đề quan trọng. Trong một thời đại thông tin được lan truyền và phổ cập rộng rãi thì một vấn đề như cuộc bức hại Pháp Luân Công đã được biết tới và thảo luận, nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm chấm dứt nó.
Ông cho biết thêm: “Ngyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công là giá trị tốt đẹp nhất dành cho nhân loại.”
Ông Skubis xúc động sâu sắc trước việc ông Tôn Nghị, nhân vật chính của bộ phim, đã hiến dâng bản thân cho Chân-Thiện-Nhẫn. Các hình thức tra tấn và cầm tù chỉ có thể phá hoại cuộc sống và gia đình, nhưng không thể hủy hoại được ý chí của ông. Ông Tôn đã không ngừng truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại bằng cách in và phân phát tờ rơi giới thiệu và các bản tin.
Ông nói: “Tôi đang nghĩ đến việc, một ngày nào đó, tôi sẽ tham gia hoạt động kháng nghị ôn hòa của [các học viên] Pháp Luân Công. Tôi biết họ đã kháng nghị ở London nhiều năm rồi.”
“Một tinh thần quả cảm và chân chính”
Cô Greta, nhà thiết kế đồ họa
Bộ phim tài liệu này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thiết kế hội họa Greata nhắc nhở cô điều gì là quan trọng trong cuộc sống.
Cô Greta cho biết cô đã từng nghe nói đến cuộc bức hại nhưng không biết cụ thể ra sao. Cô nói: “Khi bạn trông thấy cảnh sát có thể đột nhập vào nhà ai đó bất cứ lúc nào mà không cần lý do, bạn sẽ hiểu được sự sợ hãi mà người ta phải trải qua.”
“Ông Tôn Nghị không có vẻ bề ngoài mạnh mẽ. Nhưng qua suy nghĩ, hành động, cũng như tâm hồn của ông Tôn, tôi có thể nói rằng ông ấy là người đàn ông can đảm nhất trên thế giới này.”
Cô nhận ra nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” đã tạo nên một “tinh thần quả cảm và chân chính” ở ông Tôn.
“Phải đối diện với sự thật”
Anh John Lee, một sinh viên đến từ Hồng Kông
Anh John Lee, một sinh viên quốc tế đến từ Hồng Kông, cho biết bộ phim đã giúp anh hiểu được lý do tại sao các học viên Pháp Luân Công kháng nghị ở Hồng Kông. Anh cũng nói anh đã từng hay đi ngang qua các bảng thông tin về Pháp Luân Công trong hơn 10 năm nhưng anh không hề để ý đến chúng.
Anh nói: “Tôi thật sự thất vọng về bản thân mình. Lẽ ra tôi phải tìm hiểu và thực hiện một số nghiên cứu về những điều mà chính quyền cộng sản đã làm đối với Pháp Luân Công. Tôi không nên ngoảnh mặt đi để tránh đối diện sự thật. Tôi biết cuộc bức hại này là có thật. Hiện giờ chỉ cần nhìn những gì đang diễn ra ở Hồng Kông là thấy [chính quyền Trung Quốc] có thể làm những điều không thể hình dung nổi. Tôi phải cho thế giới biết về những gì chính quyền cộng sản đã làm. Tôi hy vọng có thể chứng kiến chế độ cộng sản sụp đổ trong cuộc đời mình, và tôi sẽ phải làm gì đó để sự việc này xảy ra.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/20/393586.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/30/180127.html
Đăng ngày 06-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.