Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại New Zealand

[MINH HUỆ 23-09-2019] Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp New Zealand 2019 đã diễn ra tại Nhà Tưởng niệm Chiến tranh của cộng đồng Mount Albert ở Auckland, New Zealand. 17 học viên đã chia sẻ về quá trình đề cao bản thân trong khi hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành những công dân tốt. Đồng thời, các học viên cũng thảo luận các cách giảng chân thanh tướng cho người dân về Pháp Luân Đại Pháp và vạch trần những tuyên truyền kích động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

2019-9-22-new-zealand-fahui_01.jpg

Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp New Zealand 2019 tại Auckland

Tu luyện là nghiêm túc

Bà Mạch San San chia sẻ bà đã từng nghe các bài giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) vào năm 1998 nhưng đã không bước vào tu luyện ngay. Bà chịu sự ảnh hưởng nặng nề của xã hội thế tục và đặc biệt là văn hóa ĐCSTQ, do vậy bà vẫn không ngừng tranh đấu vì danh vọng và lợi ích vật chất. Không khí gia đình bà khi đó cũng rất căng thẳng.

Tuy vậy, Sư phụ Lý vẫn không bỏ rơi bà. Vào một ngày mùa đông năm 2013, bà mê man bất tỉnh do bị xuất huyết não nghiêm trọng và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi bà tỉnh lại, bác sỹ thông báo rằng mặc dù trí nhớ của bà không bị ảnh hưởng nhưng dây thần kinh nửa người bên phải đã bị tổn thương, vậy nên rất có thể bà sẽ bị bán thân bất toại. Ngày qua ngày sống trong đau khổ, bà Mạch không biết mình sẽ phải chịu đựng như thế tới khi nào.

May mắn thay, một học viên đã liên lạc với bà, hướng dẫn bà luyện công và học Pháp cùng bà. Hàng ngày, bà luyện công và đề cao tâm tính của bản thân nhờ hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Một thời gian sau, các mối quan hệ trong gia đình bà Mạch đã được cải thiện, và bà phát hiện ra sức khỏe của bà đã bình phục lúc nào không hay. Chỉ trong một tháng, bà có thể đi bộ bởi chân phải của bà đã không còn bị liệt nữa. Bà rất biết ơn Sư phụ.

Bà Mạch cũng nhận ra tu luyện là nghiêm túc. Nhiều vấn đề tưởng như không đáng kể, nhưng nếu chúng ta bỏ qua chúng thì những vấn đề lớn có thể sẽ phát sinh. Một hôm, vào lúc nửa đêm, chồng bà Mạch, cũng là một học viên, đột nhiên toàn thân run rẩy, sắc mặt tái nhợt và mệt mỏi. Bà liền ngồi xuống phát chính niệm, hướng nội và tự nhủ: “Ông ấy đang dẫn dắt một hạng mục truyền thông tin tức. Có phải mình đã luôn trợ giúp và lo lắng thái quá cho ông ấy không?” Bà đã phát chính niệm mạnh mẽ để thanh trừ các can nhiễu.

Về sau, chồng bà kể rằng can nhiễu đêm đó rất mạnh khiến ông cảm thấy vô cùng đau đớn. Ông cũng phát chính niệm, hướng nội [tìm thiếu sót] và cầu xin Sư phụ Lý trợ giúp. Ông cho biết ngay sau khi bà Mạch bắt đầu phát chính niệm cho ông, ông cảm thấy đỡ hơn nhiều. Kể từ đó, hai ông bà thể ngộ sâu sắc hơn rằng tu luyện là nghiêm túc phi thường và bất kỳ học viên nào cũng cần hướng nội để đề cao bản thân trong quá trình tu luyện.

2019-9-22-new-zealand-fahui_02.jpg

2019-9-22-new-zealand-fahui_03.jpg

2019-9-22-new-zealand-fahui_04.jpg

2019-9-22-new-zealand-fahui_05.jpg

Các học viên chia sẻ những lợi ích và niềm vui mà họ có được nhờ Pháp Luân Đại Pháp

Cùng nhau phối hợp để chứng thực Pháp

Mẹ của bà Vi Lê đã từng mắc nhiều chứng bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, các vấn đề về túi mật và mắt. Sau khi bà cụ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả các triệu chứng bệnh tật của cụ đều biến mất. Ấn tượng bởi điều đó, bà Vi Lê cũng bước vào tu luyện vào năm 1997. Không lâu sau đó, bệnh tim, bệnh phụ khoa và các vấn đề về dạ dày của bà cũng khỏi hoàn toàn.

Bà Vi Lê cùng các học viên khác thường xuyên tới một khu chợ chợ nông sản ở Auckland để nói cho người Trung Quốc biết rằng ĐCSTQ đã [không ngừng] bức hại nhân dân qua hàng loạt các cuộc vận động chính trị. Bà cùng các học viên cũng khuyên họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản. Dù cho thời tiết có thế nào đi nữa, những học viên này vẫn luôn có mặt và phối hợp với nhau rất tốt. Nhiều người dân Trung Quốc đã rời bỏ các tổ chức đảng. Bà Vi Lê cũng đã xác định được những phương diện bà cần cải thiện để đề cao tâm tính của mình, như tống khứ tâm tật đố, tâm coi thường người khác và tâm oán hận.

Vào năm 2013, một số đặc vụ của ĐCSTQ đã tới khu chợ này và nói những lời phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp hòng can nhiễu đến những nỗ lực giảng thanh chân tướng của các học viên. Bà Vi Lê đã chia sẻ những thể ngộ của bản thân về các cách chứng thực Pháp trong tình huống này, và nhiều học viên khác cũng đã tới khu chợ mỗi tuần để dựng các biểu ngữ và phát các bản ghi âm Cửu Bình . Họ cũng có được giấy phép để luyện công chung.

Cuối cùng, đặc vụ của ĐCSTQ cũng phải rời đi. Một trong số họ còn giơ ngón tay cái thể hiện sự tán thưởng đối với bà Vi Lê và các học viên khác: “Những gì các bạn làm thật sự chân chính!”. Bà Vi Lê vô cùng tạ ơn Sư phụ vì sự trợ giúp từ bi của Ngài trong nhiều năm qua.

Một hành trình đặc biệt tới Ấn Độ

Cô Winnie Mi, một học viên đến từ thủ đô Wellington của New Zealand cho biết, cô thường xuyên trò chuyện với những người cô tình cờ gặp về Pháp Luân Đại và chia sẻ với họ về những lợi ích thể chất và tinh thần mà cô đã được thụ ích từ môn tu luyện.

Cô Winne Mi nhớ lại: “Có một thời gian, tôi sống cùng một cô gái người Ấn Độ. Gia đình cô sau đó đã tới đây trong một kỳ nghỉ. Sau khi tôi cùng một học viên khác chia sẻ với họ về Pháp Luân Đại Pháp, mẹ cô đã học các bài công pháp và mời tôi tới thăm Ấn Độ.”

Bởi vì nguồn tài chính eo hẹp, cô Winne đã đắn đo suy nghĩ trong một thời gian dài liệu cô có nên đi hay không. Cô đã cung cấp thông tin liên hệ của các học viên Ấn Độ cho mẹ của bạn cùng phòng, nhưng bà cứ nhất định mời cô tới đó.

Cô chia sẻ: “Nghĩ rằng đây có thể là một điểm hóa của Sư phụ giúp tôi có thể giảng chân tướng cho nhiều người hơn về Đại Pháp, vậy nên tôi đã quyết định đi. Với sự giúp đỡ của các học viên khác, cô đã mua được vé máy bay với giá rẻ và nhận được visa cho chuyến đi này.

Cô tới sân bay và nhận thẻ lên máy bay. Rồi cô nhận ra rằng chuyến bay của mình đã bị thay đổi. Sau đó, tại thành phố mà cô quá cảnh, màn hình thông tin không hiển thị thông tin về chuyến bay nối chuyến của cô. Khi cô biết thông tin về chuyến bay mới tại một quầy hỗ trợ thì chuyến bay đó đã bắt đầu làm thủ tục lên máy bay. Cuối cùng, cô cũng lên máy bay kịp và nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ trên suốt hành trình này.

Phần kết của cuộc hành trình đã diễn ra rất suôn sẻ. Trong suốt khóa học kéo dài một tuần, cô đã hướng dẫn người mẹ của bạn cùng phòng và hơn 20 người bạn của bà luyện các bài công pháp. Cô cũng đã phối hợp cùng với các học viên địa phương tổ chức một sự kiện giới thiệu pháp môn tu luyện thiền định này cho người dân. Những ngày tiếp theo, họ đã tới một công viên ở trung tâm thành phố vào các buổi sáng để hướng dẫn luyện công và chia sẻ với người dân về pháp môn tu luyện.

Cô Winnien nói: “Một người phụ nữ đã kể với tôi rằng vùng này lâu rồi không có mưa và hạn hán gây hại cho toàn khu vực. Trong suốt những ngày chúng tôi giới thiệu Đại Pháp cho người dân địa phương, ngày nào trời cũng mưa kèm theo gió nhẹ, giúp cho thành phố bụi bặm này trở nên mát mẻ và tươi mới.” Người phụ nữ này cùng chồng và mẹ chồng lớn tuổi của bà đã học luyện công từ cô Winne.

Gọi điện thoại về Trung Quốc

Bà Hoàng Tuệ Hiền bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997 và bà đã gọi điện thoại về Trung Quốc suốt 6 năm qua. Người nhận điện thoại phần lớn là cảnh sát, nhân viên viện kiểm sát, tòa án, các thành viên Ủy ban Chính trị và Pháp luật, những người làm việc cho Phòng 610, và những người làm việc trong các bệnh viện nơi các học viên Pháp Luân Công có thể đã trở thành nạn nhân của tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Bà Hoàng đã chuyên tâm học Pháp để giúp những người này chấp nhận Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Nhờ vậy, sau một thời gian, bà có thể linh hoạt trả lời các câu hỏi của người nhận điện và nói với họ về hậu quả của việc đứng về phía ĐCSTQ làm những điều xấu. Bà luôn cập nhật các sự kiện liên quan đến Trung Quốc và nói với những người nhận điện thoại về những sự kiện đó.

Trong những năm qua, bà đã nói chuyện với nhiều người từng tham gia vào việc bức hại các học viên, từ các chủ tịch cho đến các bí thư, giám đốc các sở cảnh sát, các sở tư pháp, tòa án, viện kiểm sát, ủy ban chính trị và pháp luật, Phòng 610 và nhiều cơ quan chính phủ khác. Bà cho biết thêm: “Nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết chân tướng và đang mù quáng tuân theo ĐCSTQ hãm hại các học viên vô tội. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải làm tốt hơn.”

Vô ngã và từ bi

Từ khi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp, cô Irene đã luôn cố gắng hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cô muốn trở nên ân cần, chu đáo hơn với người khác. Vậy nên, cô tự nguyện trông nom lũ trẻ để giúp duy trì môi trường học tập yên tĩnh cho nhóm học Pháp.

Những đứa trẻ này có độ tuổi từ 1 tới 10, thỉnh thoảng có hơn 10 đứa trẻ trong nhóm [học Pháp]. Việc trông nom cả nhóm trẻ nhỏ, nghe có vẻ là dễ nhưng thật ra là rất tẻ nhạt và mệt mỏi. Cô chia sẻ: “Đặc biệt, công việc này đòi hỏi phải rất kiên nhẫn và trí tuệ.” Được sự trợ giúp của Sư phụ, cô Irene đã phối hợp cùng các học viên khác và họ đã đạt được tiến triển đáng kể trong năm vừa qua. Những đứa trẻ này không còn chạy tới chạy lui trong khi học Pháp, một số em giờ đây còn có thể tọa thiền tốt, hay học thuộc Hồng Ngâm, một tuyển tập các bài thơ của Sư phụ Lý.

Qua quá trình này, cô Irene đã cảm nhận được niềm vui của tu luyện khi hướng tới sự vô tư vô ngã. Cô nói: “Chúng ta sẽ thực sự có được vô ngã và từ bi chỉ khi chúng ta tống khứ đi cái tôi và tâm oán hận.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/23/393692.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/25/180050.html

Đăng ngày 30-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share