[MINH HUỆ 3-7-2007]

Ai cũng từng phạm sai lầm, có lỗi lầm thì cần phải sửa

Thánh hiền còn không thể không mắc lỗi lầm, huống chi người bình thường không phải là thánh hiền, làm sao có thể mỗi việc đều làm được toàn thiện toàn mỹ đây? Một người phạm sai lầm, không phải cha mẹ anh chị người ấy, thì ai chịu dạy bảo quở trách người ấy chứ? Không phải là bạn thân, thì ai chịu khuyên can chỉ bảo cho người ấy đây? Những người có quan hệ bình thường chỉ đàm tiếu chế nhạo sau lưng người ấy mà thôi.

Người quân tử đức hạnh cao thượng chỉ sợ bản thân có lỗi lầm, âm thầm quan sát những điều người khác nói về mình, nghe được những lời bàn luận ấy sẽ cảm tạ người ta, hơn nữa suy nghĩ để sửa chữa lỗi lầm. Kẻ tiểu nhân kém đức nghe người khác bàn luận về mình, liền muốn cưỡng ép người khác phải giải thích rõ, thậm chí cắt đứt quan hệ bạn bè, còn có người vì thế mà kiện tụng tới công đường.

Dịch giả chú dẫn:Trong sách “Luận Ngữ” có một thí dụ, so sánh lỗi lầm của con người với nhật thực và nguyệt thực. Nhật thực và nguyệt thực chỉ tạm thời, nhưng mọi người đều có thể thấy được. Đợi đến lúc nhật nguyệt chiếu sáng trở lại, mọi người vẫn có thể ngước mắt lên chiêm ngưỡng chúng giống như trước kia. Từ đó ví von với người trót phạm lỗi lầm khó tránh, nếu có thể kịp thời sửa chữa, như thế mọi người còn có thể tôn kính người ấy giống như trước đây. Khổng Tử giảng: “Làm sai mà không sửa, thì gọi là sai lầm vậy”. Người ta nếu có sai phạm mà không chịu sửa chữa, thì đó là lỗi lầm thực sự. Từ cổ chí kim, ta thấy những người có thành tựu lớn đều có thể “Nghe người khác kể ra lỗi lầm của mình thì vui sướng”, biết sai thì sửa. Còn những kẻ lấp liếm lỗi lầm, không biết hối cải phần lớn cuối cùng đều thất bại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/3/157907.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/10/88465.html
Đăng ngày: 25– 01 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share