Bài viết của Tĩnh Tâm, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-08-2019] Trong “Tuần báo Minh Huệ” kỳ 912 có một số bài chia sẻ về vấn đề “nghiệp bệnh”; tôi cảm thấy nhận thức của các đồng tu thật sự tốt. Vì vậy, tôi muốn kết hợp những kinh nghiệm cùng những câu chuyện trong cuộc sống mà tôi đã chứng kiến để chia sẻ về thể ngộ của bản thân. Nếu có điểm nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Xả bỏ quan niệm về bệnh và tâm sợ mắc bệnh
Tôi có một người em họ bị câm điếc. Khi còn nhỏ, mỗi lần em đến nhà tôi chơi, tôi đều không muốn em ấy chạm vào bất kỳ đồ vật nào trong nhà. Tôi cũng không dám ăn bất cứ thứ gì mà em ấy ăn, bởi vì tôi sợ em ấy sẽ lây bệnh sang tôi. Khi chúng tôi trưởng thành, có một lần chị tôi cũng nói về vấn đề này thì tôi mới biết hoá ra không phải chỉ mình tôi có suy nghĩ như vậy, chị ấy cũng sợ cô em họ ấy. Từ khi bước vào tu luyện Đại Pháp, tôi nhận ra rằng tư tưởng này chính là tâm sợ hãi.
Tôi đã từng rất khổ não vì không biết làm cách nào để xả bỏ cái tâm này. Khi nhìn từ xa thấy gương mặt ai đó có tàn nhang hay trên xe buýt xa xa thấy có người bị bệnh lang ben; tôi liền rất sợ người ta chạm vào tôi. Tôi thật sự muốn xả bỏ cái tâm này đi, nhưng không biết làm thế nào để gỡ bỏ nó đi một cách triệt để. Trong quá trình không ngừng học Pháp, tôi ngộ ra rằng: Tôi cần phải cải biến tư tưởng của bản thân, xả bỏ quan niệm về bệnh; có như vậy tôi mới vứt bỏ được cái tâm sợ mắc bệnh của mình.
Sư phụ giảng:
“Sự lo sợ của họ có khi nó thật sự mang đến phiền toái. Bởi vì hễ chư vị lo sợ, thì chính là tâm hoảng sợ; chẳng phải đó là tâm chấp trước? Tâm chấp trước của chư vị hễ xuất hiện, [thì] chẳng phải cần [tống] khứ tâm chấp trước sao? Càng lo sợ, thì lại càng giống như mắc bệnh; nhất định phải vứt bỏ tâm chấp trước ấy của chư vị; để chư vị học bài học này, mà từ đó vứt bỏ tâm hoảng sợ, đề cao lên trên”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Mỗi khi tâm sợ hãi ấy dấy lên, tôi sẽ nhắc nhở bản thân rằng cái tâm đó không phải của tôi, đó chỉ là tư tưởng đang sợ hãi. Là người tu luyện Đại Pháp thì không thể có bệnh. Mấy năm trước, khi tôi cùng với một đồng tu đi ra ngoài thì xảy ra một vụ tai nạn nhỏ. Tôi bị một chiếc ô tô đâm vào chân trái lại trúng vào phần xương ống đồng. Lúc ấy tôi rất đau đớn, vết thương còn chảy rất nhiều máu. Trở về nhà tôi chỉ dùng nước để rửa sạch vết thương, tuyệt nhiên không dùng qua một chút thuốc nào. Nhưng trong một thời gian dài miệng vết thương vẫn không khép lại, trông bề ngoài thì có vẻ đã khỏi nhưng sau đó nó lại tiếp tục chảy ra nước mủ.
Thật ra, những biểu hiện này đều là do tâm sợ hãi của tôi chiêu mời tới. Là tôi sợ bị nhiễm trùng, sợ rằng vết thương mưng mủ rồi sẽ thối rữa. Chính vì niệm đầu sợ hãi này của tôi mà miệng vết thương cứ mãi không thể lành. Bề mặt thì như đang hồi phục rất tốt nhưng cứ mấy ngày sau lại chảy ra nước mủ, thứ nước ấy còn rất hôi tanh. Mùa đông mà tôi phải kéo quần lên tới tận đầu gối để tránh không đụng vào vết thương. Cơ thể thì phát ra mùi hôi vì tôi không dám tắm cũng không dám chạm vào nước.
Mãi cho đến khi trong một lần học Pháp, tôi mới ngộ ra rằng chân chính buông bỏ là khi không còn quan tâm, không có phản ứng, và không để ý vào vết thương đó nữa. Sau khi ngộ ra, tôi liền kéo chiếc quần dài xuống. Tôi cũng không còn để tâm đến việc miệng vết thương có còn phát viêm hay chảy mủ. Nên làm gì hay phải làm gì để chữa trị thì cũng không quản nữa, tôi cứ để vết thương ấy thuận theo tự nhiên, và tôi cũng dần dần không nghĩ tới nó. Cần phải tắm thì tôi sẽ đi tắm, cũng không để ý tới việc có bị cảm cúm hay không. Mấy ngày sau, miệng vết thương đã khỏi một cách thần kỳ. Sau đó, tôi cũng ngộ ra rằng, cái tâm sợ bệnh này ẩn sâu trong đó là tâm truy cầu bệnh.
Sư phụ giảng:
“Là người luyện công chư vị cứ mãi cho rằng đó là bệnh, trên thực tế chư vị đúng là đang cầu [nó]; chư vị cầu bệnh, cái bệnh ấy sẽ có thể nhập vào. Làm một người luyện công thì tâm tính cần phải cao. Chư vị không được lo sợ mắc bệnh; lo sợ bệnh cũng là một tâm chấp trước, nó mang đến phiền phức cho chư vị cũng như thế. Trong tu luyện cần tiêu nghiệp, tiêu nghiệp sẽ thống khổ; làm sao có thể tăng công một cách nhẹ nhàng thoải mái kia chứ! Nếu không thì tâm chấp trước của chư vị làm sao bỏ được đây?” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Khi vượt qua được ma nạn, tôi nhận ra rằng thứ nước mủ giả tướng ấy là do tâm sợ hãi của tôi truy cầu tới. Khổ nạn là để tôi hoàn trả lại những nghiệp lực đã tích tụ từ bao đời. Đó là hảo sự vì nó giúp tôi tiêu nghiệp, và đề cao tầng thứ.
Còn một câu chuyện như thế này: Mùa hè năm 1999 khi nấu cơm cho bố mẹ, trong lúc đặt nồi cháo xuống bậc tam cấp thì tôi bị trượt chân, khiến cả nổi cháo nóng đang đun sôi đổ ập vào chân trái. Nó nóng đến mức làm tôi khóc thét lên, bố tôi – cũng là người tu luyện vừa cười vừa nói: “Con xem đây đúng là hảo sự, một cục nghiệp lực lớn được tiêu đi rồi mà con còn khóc à!”. Thế là tôi ngừng khóc và cảm thấy cũng không còn đau như trước nữa. Tôi dùng nước lạnh để rửa vết bỏng, tôi cũng không dùng thêm bất cứ loại thuốc nào. Chân tôi chỉ trong một tuần lễ đã khỏi; mặc dù trong quá trình hồi phục vết thương nổi lên rất nhiều mụn nước nhưng cũng không để lại một vết sẹo nào.
Dưới cái nóng của mùa hè tôi vẫn có thể nấu cháo như trước dù không cần dùng một chút thuốc nào lên vết thương. Trong quá trình tu luyện, khi thân thể chúng ta xuất hiện những ma nạn thì hãy coi chúng đều là hảo sự, nghĩ rằng bản thân đang được tiêu nghiệp. Bởi vì tu luyện đến giai đoạn cuối cùng nên cũng không thể tránh khỏi những ma nạn phản tác dụng lên thân thể của chúng ta. Tôi có cảm nhận đó là một áp lực rất lớn.
Tôi thấy cũng thật kỳ lạ, hầu hết mỗi lần tôi tiêu nghiệp ở chân thì đều dồn đến phần chân trái và bàn chân trái. Tôi cứ nghĩ sao mà chân trái tôi sao lại tạo ra nhiều nghiệp lực đến vậy!
Sau đó trong một giấc mơ tôi chứng kiến được: Vào thời kỳ đầu của Trung Hoa Dân Quốc, những năm chiến tranh còn loạn lạc. Lúc đó, tôi hình như là đàn ông, đang ở trong một căn gác ở tỉnh Vân Nam, dưới tầng có vài người đang đuổi đánh tôi còn tôi thì nấp ở tầng trên. Nhưng rồi họ vẫn phát hiện ra tôi, những người đó dùng những thân tre rất dài tiến đến đánh tôi tới tấp. Tôi nhanh chóng lao xuống dưới tầng, tay trái vặn đầu một tên kẹp cổ hắn vào giữa đầu gối trái. Tôi như thể dùng toàn bộ sức lực của cơ thể để kẹp đầu cái kẻ muốn đánh tôi đến chết.
Sau khi tỉnh giấc, tôi mới hiểu ra lý do vì sao chân trái tôi hết bị đâm rồi lại bị bỏng. Hoá ra vì lúc ấy tôi dùng chân trái để giết người nên mới tạo thành nghiệp lớn đến thế! Vì là người tu luyện, nên Sư phụ đã gánh chịu hết thảy không để cho chúng ta phải hoàn trả cục nghiệp lực lớn đã được tích tụ từ bao đời. Sư phụ chỉ lưu lại một chút nghiệp lực rồi phân chúng đặt vào các tầng khác nhau để chúng ta chịu một chút tội khổ mà đề cao tâm tính.
Trong những ngày đầu khi Sư phụ truyền Pháp, có một câu chuyện như sau: Khi kết thúc buổi giảng Pháp, vào giờ nghỉ giải lao mọi người nhìn thấy Sư phụ đang điều chỉnh thân thể cho một người bệnh ngồi xe lăn. Thực ra, Sư phụ chỉ mỉm cười với anh ấy và nói: “Được rồi, bây giờ anh có thể đứng dậy”. Lúc đầu, người đàn ông đó không dám đứng dậy, nhưng Sư phụ đã cổ vũ anh ấy và nói: “Không sao cả, hãy đứng lên nào, anh còn có thể bước đi vài bước”. Anh ấy cố gắng đứng dậy và tiến vài bước. Sư phụ tiếp tục cổ vũ anh: “Hãy đi lên phía trước, đi nhanh hơn một chút nào”. Anh ấy đã thực sự đi được một vòng quanh xe lăn của mình, trích trong “Hồi tưởng lại những ngày được tham gia vào các lớp giảng Pháp của Sư phụ”.
Trong những năm đầu khi Sư phụ truyền Pháp, thần tích mà Đại Pháp triển hiện ra nhiều không kể xiết. Lúc đó, các học viên đều phối hợp rất tốt với Sư phụ. Đương nhiên, tu luyện cho đến ngày hôm nay thì tiêu chuẩn của Pháp đối với chúng ta cũng cao hơn. Dẫu rằng tiêu chuẩn có cao hơn thì Sư phụ vẫn luôn làm mọi thứ để giúp đỡ chúng ta trong quá trình chúng ta không ngừng đề cao tầng thứ.
Sư phụ giảng:
“Cái gì cũng không biến đổi, Sư phụ vẫn là Sư phụ như xưa, Pháp của vũ trụ vĩnh viễn sẽ không biến đổi. (vỗ tay nhiệt liệt) Chỉ là chúng ta trong cuộc bức hại này, trong cái gọi là khảo nghiệm này, có những vị đã tống khứ chấp trước, có những vị chưa tống khứ chấp trước, có những người trái lại còn gia tăng chấp trước. Đó chính là trạng thái biểu hiện ra trong cái gọi là khảo nghiệm này. Là chư vị đang biến đổi, là đệ tử Đại Pháp đang biến đổi. Nếu không phải là hướng về phương diện ‘chính’ mà biến, thì là hướng về phương diện ‘phụ’ mà biến; [đó là] nhất định”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Tôi chiểu theo Pháp của Sư phụ để quy chính lại bản thân; xả bỏ tâm sợ mắc bệnh để trong tư tưởng không còn một chút khái niệm về bệnh. Tôi coi tất cả những ma nạn, những thống khổ mà mình gặp phải đều là hảo sự. Không để những giả tướng của nghiệp bệnh dẫn động, càng không được có niệm đầu muốn chết khi đương đầu với thống khổ, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thật sự vượt qua được quan ải này.
Phải có chính niệm, tư tưởng không thể bị đánh đổ
Có một câu chuyện về một đồng tu có chồng là học viên bị bắt giữ phi pháp nên trong nhà chỉ còn lại cô ấy và con nhỏ. Thân thể cô ấy còn xuất hiện những giả tướng nghiệp bệnh rất nghiêm trọng. Vào thời khắc vô cùng thống khổ vì bị nghiệp bệnh dày vò, trong tư tưởng cô ấy luôn kiên trì giữ vững niệm đầu rằng: “Mình sẽ không vì nghiệp bệnh mà chết, mình chỉ đi theo con đường Sư phụ đã an bài, nếu mình chết thì sẽ để lại ấn tượng không tốt cho mọi người”.
Lúc ấy cô ấy ngộ ra rằng: Thân thể của bản thân sớm đã được Sư phụ tịnh hoá cho rồi, sẽ không xảy ra bất cứ nguy hiểm nào. Sau khi cô ấy cải biến quan niệm thì tư tưởng và hành vi cũng được quy chính trở lại. Cô ấy đấu tranh với nghiệp bệnh, không để chúng khống chế bản thân. Vì dạ dày của cô ấy khó chịu nên khi ăn cháo sẽ rất buồn nôn. Cô ấy thầm nghĩ: “Sao lại không thể ăn được chứ? Sao lại cứ ăn vào là nôn? Vậy ta cứ ăn, ta ăn bánh nướng, ta uống nước lạnh dù cho có khó chịu thì ta vẫn ăn!” Một vài ngày sau cô ấy khỏi bệnh, khôi phục lại trạng thái bình thường.
Tất nhiên trong quá trình vượt quan nghiệp bệnh, cô ấy đã tìm ra được cái “lậu” của mình để rồi quy chính lại bản thân, nên mới khởi được tác dụng lớn đến vậy. Cô ấy cũng xin Sư phụ giúp đỡ trong lúc vô cùng thống khổ vì nghiệp bệnh. Cô nói với đồng tu rằng: “Tôi thấy thật ngại khi nhờ Sư phụ giúp đỡ, nhưng trong hoàn cảnh nguy cấp ấy, tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì cho tôi”. Quá trình vượt quan của vị đồng tu này, nói ra thì dễ nhưng khi thực hiện mới thật là khó. Bản thân tôi nghĩ rằng khi tư tưởng và hành vi đồng thời quy chính thì mới thật sự là đề cao bản thân như Sư phụ giảng:
“Vật chất và tinh thần chúng là nhất tính”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Trong “Tuần báo Minh Huệ” kỳ 912 có một bài chia sẻ là “Biến bị động thành chủ động để kết thúc bức hại “nghiệp bệnh” của cựu thế lực”. Trong đó có một đoạn đối thoại như sau: Tôi nói: “Thân thể không thoải mái là chuyện tốt, là cơ hội để đề cao tâm tính vậy đương nhiên là hảo sự; bạn sợ cái gì chứ?” Đồng tu trả lời: “Tôi không sợ”. Tôi nói tiếp: “Nếu không sợ thì bạn hãy vui vẻ mà đối diện với nó”. Đồng tu đáp lại: “Trong hoàn cảnh như thế này, làm sao tôi có thể cười nổi được chứ”. Thật ra đó là tâm sợ hãi dẫn khởi tới, là do tư tưởng về bệnh không được chuyển biến mà tạo thành.
Không biết các đồng tu cảm thấy thế nào sau khi đọc xong đoạn đối thoại trên: còn theo thể ngộ bản thân tôi thì nếu lúc đó vị đồng tu ấy có thể vui vẻ mà đối diện với quan ải này, coi những triệu chứng khó chịu trên thân thể là hảo sự thì sẽ từ thế bị động sang chủ động. Tất nhiên, trong quá trình vượt qua nghiệp bệnh, nếu chúng ta chỉ hiểu vấn đề ở bề mặt thì như vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta phải thật sự ngộ ở trong Pháp, rồi từ đó cải chính lại bản thân, có như vậy thì mới là chân chính cải biến tư tưởng!
Sư phụ giảng:
”Chư vị nghĩ xem, thế nào gọi là đức tin thực sự? Chư vị chỉ là tin ở trên miệng, thực tế trong tâm lại không tin. Vì sao vậy? Bởi vì lúc tin thực sự, ngôn hành của chư vị ắt phải nhất trí”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])
Trong quá trình tu luyện khi lời nói có thể đi kèm với hành động, có thể tín Sư tín Pháp thì ma nạn tự khắc sẽ bị tiêu diệt, giả tướng của “nghiệp bệnh” sẽ không thể tồn tại.
Trong một bộ phim hoạt hình có nội dung như sau: Nhân vật chính là Tiểu Mai, em gái là Tiểu Nguyệt, và người cha. Họ cùng nhau chuyển đến một ngôi nhà trống không có ai sống trong một thời gian dài. Trong nhà có rất nhiều sâu đá, khi Tiểu Mai và em gái tỏ ra sợ sệt thì chúng liền bò đến trêu chọc. Nhưng khi mà hai chị em không còn sợ hãi, thoải mái vui đùa trước lũ sâu đá thì chúng lại lập tức bỏ chạy.
Sư phụ giảng:
“Như mọi người đã biết thật sự [làm người ta] mắc bệnh thì [do] bảy phần tinh thần ba phần bệnh. Thông thường ban đầu tinh thần của người ta suy sụp, ban đầu không chịu được, gánh nặng lớn quá, rồi làm cho bệnh tình trở nên [nguy] kịch; thường [xảy ra] như vậy”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tư tưởng chúng ta cũng phải mạnh, không thể bị đánh gục, không thể đánh mất chính tín chính niệm với Đại Pháp, với Sư phụ. Chỉ khi bản thân thật sự tín Sư tín Pháp, thì chúng ta mới có đủ chính niệm để bứt phá khỏi ma nạn!
Lời kết
Quá trình giúp đỡ đồng tu cũng là quá trình mà chúng ta buông bỏ bản thân để không ngừng đề cao trong tu luyện. Trong quá trình vượt quan nghiệp bệnh, đồng tu đã rất thống khổ rồi, vì vậy chúng ta hãy tiếp thêm động lực cho họ, chia sẻ nhận thức về Pháp để giúp đồng tu gỡ bỏ được các vấn đề trong tâm để họ trong Pháp mà quy chính bản thân. Chúng ta không nên đặt định suy nghĩ về các học viên, và cũng không nên có tư tưởng phán xét rằng họ sẽ không thể vượt qua được khổ nạn. Những chủng tâm thái phụ diện đó sẽ không khởi được tác dụng chính diện.
Sư phụ giảng:
“Đệ tử chính niệm túc
Sư hữu hồi thiên lực”. (Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)
Diễn nghĩa:
“Đệ tử chính niệm mà đầy đủ
Thì Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời”. (Sư Đồ Ân, Hồng Ngâm II)
Chỉ cần chúng ta có chính niệm đầy đủ thì Sư phụ có thể làm mọi thứ cho chúng ta.
Nếu có điểm nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/8/391145.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/25/179048.html
Đăng ngày 23-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.