Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-08-2019] Sáu cư dân thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị xét xử vào ngày 23 tháng 7 năm 2019 vì từ chối từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Chỉ một học viên có luật sư bên ngoài, và người này đã biện hộ vô tội cho bà. Năm người còn lại buộc phải sử dụng luật sư do toà án chỉ định– những người vốn được tòa chỉ đạo phải biện hộ nhận tội bất chấp sự phản đối từ phía thân chủ của họ.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện gồm các bài tập nhẹ nhàng và tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp môn này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Sáu học viên Pháp Luân Công đều tự làm chứng cho phần biện hộ cho mình. Một trong số họ đã khẳng định lập trường của họ bằng một câu ngắn gọn: “Tôi không vi phạm pháp luật khi tu luyện Pháp Luân Công!”

Vị luật sư do học viên thuê cũng yêu cầu tha bổng thân chủ của ông. Ông chỉ ra rằng không có luật nào ở Trung Quốc quy định rằng tu luyện Pháp Luân Công là phạm tội, và các học viên không nên bị truy tố chỉ vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp của mình.

Một trong những luật sư do toà án chỉ định được truyền cảm hứng từ vị luật sư mà học viên Pháp Luân Công kia thuê đã bất chấp chỉ thị của toà án thay đổi lời biện hộ “có tội” thành “vô tội” cho thân chủ của mình vào giữa phiên toà.

Ngày 9 tháng 11 năm 2018, bà Chu Thuần Vinh, cô Từ Hiểu Dĩnh, bà Phàn Vinh, ông Lý Thuỵ, ông Cao Quốc Khánh và bà Khương Hiểu Kiệt đã bị bắt. Nhận chỉ đạo từ Bắc Kinh, Bộ Công an tỉnh Hắc Long Giang đã thành lập một đội đặc nhiệm để thu thập chứng cứ nhằm khép tội sáu học viên.

Sau hơn tám tháng đều tra, đội đặc nhiệm đã thất bại trong việc thu thập chứng cứ buộc tội. Thậm chí những công an tham gia điều tra còn không tham dự phiên toà để đối chất.

Bà Chu từ chối luật sư do toà án chỉ định

Bà Chu là học viên đầu tiên bị chất vấn trong phiên xử ở Toà án Khu Đạo Lý.

Người phụ nữ 68 tuổi này trông hốc hác do bị ngược đãi trong lúc bị giam giữ, nhưng thần trí của bà vẫn tỉnh táo. Bà hỏi thẩm phán: “Tại sao luật sư do tôi thuê lại không được đại diện cho tôi?”

Bà đã từ chối luật sư do tòa chỉ định và vị luật sư đó phải rời khỏi phòng xử án.

Khi bà Chu bắt đầu biện hộ cho sự vô tội của mình, thẩm phán đã nhiều lần ngăn cản bà, nhưng bà đã cố gắng hoàn thành xong phần biện hộ của mình.

Bà Phàn phản đối luật sư được chỉ định

Bà Phàn cũng được tòa án chỉ định một luật sư, người này đã thay mặt bà nhận tội. Bà nói với luật sư: “Lời của ông không được tính. Tôi không vi phạm pháp luật khi tu luyện Pháp Luân Công!”

Khi thẩm phán và các viên chức toà án khác cố ngăn bà nói thêm, bà đã cảnh báo họ: “Các vị đang tước đoạt quyền tự biện hộ của tôi, còn cố kết án tôi dù tôi không làm gì sai. Đây là hành vi phi pháp!”

Luật sư của cô Từ đề nghị thả cô

Cô Từ là học viên duy nhất được phép có luật sư riêng. Luật sư nói rằng cả sáu học viên Pháp Luân Công, bao gồm thân chủ của ông, đều vô tội, và những tội danh bị đặt kia phải bị hủy bỏ.

Họ bị buộc tội vi phạm Điều 300 của Bộ luật Hình sự, trong đó quy định rằng những người sử dụng một tổ chức tà giáo nhằm phá hoại việc thực thi pháp luật nên bị truy tố ở mức nặng nhất có thể.

Luật sư của cô Từ đã giải thích cặn kẽ tại sao cáo buộc đó là không có cơ sở pháp lý:

“Vì Quốc hội (cơ quan lập pháp của Trung Quốc) chưa từng ban hành luật cho rằng Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, đã chỉ đạo Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành một tài liệu nội bộ giải thích Điều 300 vào tháng 11 năm 1999, trong đó yêu cầu bất kỳ ai tu luyện hay quảng bá Pháp Luân Công phải bị truy tố nặng đến mức có thể.”

“Một giải thích theo luật định mới thay thế cho văn bản năm 1999 đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2017. Giải thích mới này không đề cập đến Pháp Luân Công, và nhấn mạnh rằng bất kỳ cáo trạng nào chống lại bất kỳ ai tham gia vào một tổ chức tà giáo phải được dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.”

Luật sư nhấn mạnh rằng, vì không có luật nào ở Trung Quốc gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo, nên cáo trạng chống lại các học viên là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.

Công tố viên cáo buộc rằng những tờ lịch có chứa thông tin Pháp Luân Công tịch thu được từ nhà cô Từ là đủ để được coi là bằng chứng rằng bà phá hoại việc thực thi luật pháp. Luật sư phản bác rằng những tờ lịch đó là tài sản hợp pháp của thân chủ ông, vốn không gây hại cho xã hội hay bất kỳ cá nhân nào.

Tiếp đó, cô Từ cũng khuyến cáo thẩm phán và công tố viên: “Các vị đừng tưởng rằng xử án theo lệnh cấp của cấp trên thì sẽ không chịu sự trừng trị của pháp luật. Bức hại người tu luyện Pháp Luân Công sẽ bị Thần Phật trừng phạt, mong các vị hãy có trách nhiệm với tương lai của mình. Hãy làm theo lương tri, đảm bảo việc thực thi công lý.

Luật sư chỉ định cho ông Lý bất chấp lệnh của toà án

Sau khi nghe lời biện hộ từ luật sư của cô Từ, luật sư được chỉ định của ông Lý đã thay đổi lời biện “có tội” lúc đầu ông đưa ra theo chỉ đạo từ phía tòa án, và ông đã biện hộ vô tội cho quyền tuy luyện Pháp Luân Công của ông Lý.

Bối cảnh của sáu học viên

Hơn 100 học viên, trong đó có sáu học viên nói trên, đã bị bắt ở tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 9 tháng 11 năm 2018. Nhận chỉ đạo trực tiếp từ Phòng Công an tỉnh, cảnh sát căn cứ vào danh sách các học viên đã được liệt kê sẵn và tiến hành các cuộc bắt giữ và lục soát nhà của họ.

Bà Chu Thuần Vinh, 68 tuổi, hiện đang bị giam trong Trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân. Đội An ninh Nội địa địa phương đã theo dõi bà hơn một năm trước khi bắt giữ bà.

Cô Từ Hiểu Dĩnh, 38 tuổi, đã bị bắt tại nhà và bị thẩm vấn tại Phân cục Công an Đạo Lý. Cô đã bị đánh đập và bức thực ở trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân. Hồ sơ của cô đã bị Viện Kiểm sát Đạo Lý trả lại cho công an hai lần do thiếu bằng chứng.

Bà Phàn Vinh, ngoài 50 tuổi, cũng bị giam trong trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân. Công an nói rằng họ đã theo dõi bà nhiều tháng trước khi bắt bà.

Ông Lý Thuỵ, 47 tuổi, đang bị giam trong trại tạm giam Đạo Lý.

Bà Khương Hiểu Kiệt, 56 tuổi, đã bị Đồn Công an Tân Hoa bắt và bị đưa đến trại tạm giam Số 2 Cáp Nhĩ Tân.

Ông Cao Quốc Khánh bị người của Đồn Công an Tư Đại Lâm bắt và bị đưa đến một bệnh viện công an. Đến tận ngày 19 tháng 12 năm 2018, lệnh bắt giữ ông mới được phê chuẩn.

Các bên chịu trách nhiệm chính tronv việc bức hại sáu học viên:

Vương Điển Minh, đội trưởng, Đội An ninh Nội địa của Phân cục Công an Đạo Lý: +86-13351100359, +86-451-87663277
Dự Lộ, phó đội trưởng, Đội An ninh Nội địa: +86-13089998511, +86-15104609681
Chu Vũ Hiên, thẩm phán, Toà án Đạo Lý: +86-451-85961105, +86-18503601121
Lý Lệ Dĩnh, công tố viên, Toà án Đạo Lý: +86-451-84353055

Bài liên quan:

119 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ tại hai thành phố của tỉnh Hắc Long Giang trong cùng một ngày


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/8/391181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/10/178826.html

Đăng ngày 20-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share