Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-07-2019] Tôi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay và đã hoàn thành kỳ thi vào đại học. Tôi muốn được chia sẻ với quý đồng tu về những trải nghiệm của mình.
Người ta nói rằng những năm trung học là thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời một người. Kỳ thi vào đại học có tính thử thách rất cao và ở Trung Quốc [quá trình để] vào được một trường đại học tốt giống như một cuộc chiến sinh tử. Là một đệ tử Đại Pháp, học Pháp mới là việc tôi cần tập trung vào, do đó tôi cảm thấy việc học trung học cũng nhẹ nhàng. Tôi không tranh đua như các học sinh khác. Trong kỳ thi vào đại học, tôi rất bình tĩnh và thoải mái. Cuối cùng tôi lại đạt điểm cao nhất.
Học Pháp tinh tấn
Khi vừa bắt đầu học trung học, thật khó để học Pháp vì tôi học trường nội trú. Ban đầu, tôi mang theo một cuốn Chuyển Pháp Luân nhỏ. Sau này, tôi chuyển qua học bằng điện thoại và đọc sách trên mạng (màn hình chỉ nhỏ khoảng 5cm). Bởi vì trường cấm dùng điện thoại, nên tôi chỉ có thể dùng để đọc ban đêm với chăn trùm kín đầu.
Tôi bắt đầu bằng việc đọc một mục của bài giảng mỗi ngày, sau đó tăng lên hai mục. Cuối cùng tôi có thể học nguyên bài giảng một ngày. Khi trở về nhà vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi có thể học hai bài giảng một ngày. Nhờ vậy, tôi có thể đọc Chuyển Pháp Luân mỗi tuần. Giai đoạn cuối học trung học, tôi đọc các bài giảng của Sư phụ hai lượt mỗi tuần. Trong suốt hai năm học đầu, mẹ tôi (bà cũng là một học viên) không thể gặp tôi do bị bức hại. Tôi cũng không thể liên hệ các đồng tu khác. Cơ bản là tôi tu luyện một mình như thế.
Vì nhà trường không cho phép chúng tôi dùng điện thoại di động, nên ký túc xá luôn kiểm soát việc này, tôi phải giấu điện thoại của mình. Cuối cùng khi gặp mẹ, bà đã mang cho tôi một chiếc đồng hồ thông minh, có công dụng tương tự như một chiếc điện thoại di động. Tôi đeo nó ở cổ tay và có thể dùng để đọc sách. Tôi còn có thể học Pháp cả khi đang trong lớp học.
Giờ tôi đã có thể ngồi đường hoàng và kính Sư kính Pháp. Trước đây vào ban đêm, tôi đều phải nằm để đọc các bài chia sẻ, Cửu Bình, Mục đích cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản v.v.. Chiếc đồng hồ này đã đồng hành cùng tôi trong suốt khoảng thời gian còn lại học trung học.
Khi đang học năm thứ ba trung học, ai ai cũng chăm chỉ học hành và mệt mỏi, mất ngủ và buồn ngủ, bị dằn vặt bởi điểm số, còn tôi thì rất thong thả và vui vẻ vì đã có Đại Pháp ở bên.
Cũng trong năm thứ ba học trung học, tôi bắt đầu học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân. Tôi học thuộc và nhẩm một mục mỗi ngày. Nhờ học thuộc Pháp, việc học Pháp của tôi chậm hơn, nhưng tôi hiểu Pháp sâu sắc hơn. Tôi vẫn có thể hoàn thành bài tập về nhà. Điểm số của tôi không hề rớt và tôi thường lọt vào tốp 10 học sinh điểm cao nhất lớp.
Tôi cảm thấy việc học tập lặp đi lặp lại và cạnh tranh ở trường là một trong những thứ bất chính mà tà Đảng làm ra.
Sư phụ giảng:
“Thực ra phấn đấu cá nhân có thể thay đổi được những thứ nhỏ trong đời người, một số thứ nhỏ thôi; bằng phấn đấu cá nhân có thể có được những thay đổi ấy. Nhưng chính vì nỗ lực cải biến của chư vị mà có thể chịu nhận nghiệp lực; nếu không thế thì không tồn tại vấn đề tạo nghiệp, cũng không tồn tại vấn đề làm việc tốt [và] làm việc xấu.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Trong khi các học viên khác học sách giáo khoa, tôi lại học Pháp. Trong lúc các bạn tán gẫu, tôi cũng học Pháp. Khi những người khác ngủ trưa, tôi cũng học Pháp.
Tuy nhiên, sau khi thi xong, tôi lại rớt ra khỏi tốp 10. Tôi nhận ra rằng đây thực ra là một khảo nghiệm xem tôi có kiên định hay không. Tôi vẫn không thay đổi và kiên định vào việc học Pháp.
Chúng tôi đã thực hiện buổi thi thử trước khi thi thật. Điểm số của tôi không được như ý.
Đặt niềm tin vào Sư phụ
Vào ngày thi, tâm tôi rất bình tĩnh. Sau khi thi xong, mẹ tôi khuyên tôi nghỉ ngơi, nhưng tôi nói tôi không bị căng thẳng gì cả.
Sau khi thi xong, các sinh viên đều đi lấy tờ đáp án và nhanh chóng tính điểm số. Tôi cũng nhìn vào một câu hỏi trong đó và thấy mình đã làm sai. Lúc đó tôi liền ngộ ra đó là tâm truy cầu. Mọi việc đều có an bài, tại sao tôi lại không tin?
Điểm số sau đó được công bố, và thí sinh phải truy cập vào hệ thống để xem. Tuy nhiên, hệ thống lại chạy rất chậm. Truy cập vào mất rất nhiều thời gian, nhưng tôi cũng không cảm thấy lo lắng. Sau khi đã có hết điểm thi, các bạn tôi đều so sánh điểm trên QQ (cổng thông tin trực tuyến lớn nhất Trung Quốc). Tôi đã không còn dùng QQ và cũng chẳng có nhu cầu so sánh điểm số. Tôi đã không hề biết điểm thi của mình là cao nhất, cho đến khi các bạn cùng lớp nói cho tôi biết. Thực sự giống như Sư phụ giảng:
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân)
Khi niệm đầu của tôi chân chính, thì Sư phụ sẽ an bài hết thảy.
Tuy nhiên, điểm số của tôi không đủ để được nhận vào trường trọng điểm quốc gia mà mẹ tôi mong muốn. Nhưng Sư phụ cũng đã giảng:
“…chư vị mà nghĩ nhiều thì đó là tâm chấp trước. Chư vị mà nghĩ nặng [về nó], thì chẳng phải chư vị chấp trước truy cầu là gì?” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ cũng giảng:
“Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi.” (Tiến đến viên mãn, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Tôi nhận ra rằng, tốt nhất là không chấp trước vào việc học ở trường nào hết; nếu không thì nó lại trở thành một chấp trước khác. Thực tế, trường đại học nào cũng tốt thôi, và điều không tốt chính là chấp trước con người. Tôi tự nhủ: “Có phải tôi đã thất vọng vì không vào được trường ưng ý không? Tôi có buồn không? Có thấy tiếc không?” Không, thực ra tôi cảm thấy rất vui.
Các bài giảng Pháp đã ban cho tôi trí huệ để cứu người
Sư phụ giảng rằng:
“Nắm vững hết toàn bộ tri thức của nhân loại thì vẫn là một người thường thôi.” (Thế nào là Trí, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tại sao tôi lại xem trọng việc học tập kiến thức của người thường đến vậy? Tôi là người tu luyện. Trọng tâm của tôi đặt vào việc cứu người.
Vì có Pháp ở trong tâm và đã đọc rất nhiều bài chia sẻ về giảng chân tướng, nên tôi có thể nói với mọi người những gì tôi biết về cuộc bức hại. Vì các bạn cùng lớp đều không có điều kiện để truy cập thông tin ngoài nước, họ thực sự bị cô lập. Nên họ chỉ tin vào những gì giáo viên giảng, chính là những câu chuyện ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi luôn phơi bày sự thật và cố gắng giúp họ nghĩ cho bản thân mình. Các bạn cùng lớp và giáo viên của tôi đều ngạc nhiên vì phạm vi hiểu biết của tôi.
Khi một giáo viên nói rằng tài sản công cộng quốc gia (như đất, khoáng sản, v.v..) là do chúng ta sở hữu dưới dạng chính quyền nắm giữ, tôi liền cắt ngang: “Điều đó có nghĩa là họ nắm giữ chứ chẳng phải chúng ta phải không?” Thầy giáo cười ngượng nghịu, chẳng thể nói được gì. Thầy cũng không nói ĐCSTQ vĩ đại ra sao nữa. Tôi cũng chọn đúng thời điểm để phơi bày những xấu xa mà ĐCSTQ đã làm, gồm cả cuộc bức hại, với các bạn cùng lớp. Tôi cũng chia sẻ phần mềm Freegate và khuyến khích họ lên Internet để xem chân tướng.
Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta đang diễn vai chủ đạo trong vở kịch lớn này. Những gì xảy ra trong xã hội người thường đều là cơ hội cho chúng ta cứu họ. Khi so sánh bản thân với các tiêu chuẩn mà Pháp yêu cầu, tôi thấy mình làm vẫn chưa đủ tốt. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng, không buông lơi, dũng mãnh trên con đường tu luyện này!
Những gì tôi chia sẻ nếu có chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/2/389426.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/15/178450.html
Đăng ngày 17-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.