Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-06-2019] Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ đến từ Trung Quốc Đại lục. Tôi hiện đang theo học nghiên cứu sinh tại một trường Đại học ở nước ngoài.
Tôi có cuộc sống khá thoải mái khi bắt đầu chương trình tiến sĩ, khối lượng công việc ngày càng tăng lên theo thời gian và áp lực lớn khiến tôi cảm thấy ngạt thở. Thông qua việc học Pháp tôi biết rằng mình cần phải hướng nội. Tôi đã phát hiện ra nhiều chấp trước và quan niệm hậu thiên mà tôi có và biết rằng cần phải loại bỏ chúng, nhưng tất cả dường như bị ném ra ngoài cửa sổ ngay khi tôi bước vào quá trình học tập. May mắn thay, Sư Phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Công) đã từ bi điểm hoá cho tôi từ đầu tới cuối và từ rất nhiều góc độ khác nhau khiến cho tôi có thể đề cao tâm tính trong quá trình tu luyện của mình.
Thể ngộ của tôi là khi chúng ta làm một việc hoặc tạo ra một điều gì đó, bao gồm việc viết một bài luận hoặc một báo cáo, chúng ta phải làm chúng với thiện tâm và thiện chí. Tôi nghĩ một trong những lý do mà những hàng hoá do Trung Quốc sản xuất có chất lượng kém chính là chúng được tạo ra bởi những người cơ hội, bo bo giữ tiền và có những mục đích kém đạo đức khác. Khi những tư tưởng bất hảo như thế được thêm vào hàng hoá, kết quả là chất lượng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
Từ nhỏ đến lớn, tôi thường ưu tú ở mọi phương diện. Khi sự tự tin của tôi tăng lên thì những điểm không mong muốn khác cũng được dưỡng thành theo, chẳng hạn như tâm cầu danh, tâm tranh đấu, và tâm tật đố. Tôi không thể chịu đựng được việc bị người khác xem thường hoặc chỉ trích. Tôi miễn cưỡng nghĩ rằng giáo sư hướng dẫn hoặc đồng nghiệp của tôi sẽ cho rằng tôi không đủ giỏi. Mỗi khi tôi nhận được một email từ giáo sư, tôi sẽ sợ hãi mở ra nếu nó chứa các nhận xét tiêu cực về tôi hoặc công việc của tôi. Tâm tật đố và tâm tranh đấu của tôi tăng lên bất cứ khi nào có một đồng nghiệp có tiến triển tốt trong nghiên cứu khoa học, xuất bản một bài báo mới hoặc có điểm số cao hơn tôi. Một niệm đầu tật đố thi thoảng sẽ tiến đến, làm tôi mất cảnh giác và khiến tôi cảm thấy buồn bã và tức giận. Nhưng thông qua việc học Pháp, giờ tôi đã thận trọng trước những tư tưởng như vậy bằng cách tập trung chú ý đến nhất tư nhất niệm của mình.
Suy nghĩ ban đầu của tôi về việc ra nước ngoài học rằng đây sẽ là việc tốt, và cuộc sống sẽ thoải mái và dễ chịu hơn – tôi không muốn chịu đựng thêm chút khó khăn nào nữa. Tôi đã không ngộ được rằng chịu khổ là một phần trong tu luyện và thực tế khổ nạn là một phần không thể thiếu của con người. Tôi suy nghĩ một cách ngây thơ rằng tất cả sẽ trở nên tốt miễn là chúng ta tu luyện – bệnh tật sẽ được chữa lành, gia đình tan vỡ sẽ được hàn gắn, vị trí công việc không vừa ý sẽ được cải thiện và kết quả học tập kém sẽ trở nên xuất sắc.
Tôi đã không ngộ ra rằng những điều tốt đẹp thường không đến dễ dàng; chúng là kết quả của quá trình tu tâm tính đầy khổ đau và nỗ lực. Tôi cho rằng nếu tôi tu luyện và tiếp tục học Pháp và luyện công tốt, tự nhiên tôi sẽ đạt được kết quả học tập tốt. Vì động cơ ngầm này, tôi đã thất bại trong việc nghiêm túc học tập và khi tôi kết thúc với kết quả kém, tôi trở nên bất mãn và không muốn tu luyện tốt nữa. Đây là một trạng thái tư tưởng tồi tệ, giống như tư tưởng của những người đi chùa cầu Phật để đắc được thứ gì đó. Tu luyện không phải là hưởng thụ cuộc sống, nó sẽ chứa đựng những khổ nạn. Việc học cũng giống như vậy; một người sẽ không đạt được kết quả tốt nếu không chăm chỉ học tập. Tôi đã khá giảo hoạt khi nghĩ rằng tôi sẽ đạt được kết quả tốt mà không cần dụng tâm làm việc.
Phải chăng lý do tu luyện Đại Pháp của tôi là để có một cuộc sống thoải mái nơi thế gian này? Hay là để có một cơ thể khoẻ mạnh, một gia đình hạnh phúc, hoà thuận, được thừa nhận, và những thứ đáng ngưỡng mộ khác? Liệu tôi có từ bỏ tu luyện nếu tôi không đạt được điều nào trong số đó? Tôi nghĩ đây chính là một biểu hiện của việc không tín Sư tín Pháp.
Trong thời gian này, tôi cũng đạt được một thể ngộ mới về ý chí. Ý chí của chúng ta sẽ liên tục được khảo nghiệm trong quá trình tu luyện. Tôi cũng nhận thấy nó là một phương diện biểu hiện của Nhẫn. Rất nhiều chấp trước của chúng ta đều liên quan tới việc thiếu ý chí. Chẳng hạn, tâm an dật, tâm sợ hãi, xu hướng trốn tránh khó khăn, tâm sắc dục, dục vọng ăn uống, và sợ chịu khó chịu khổ, v.v… Tôi cảm thấy sự thiếu ý chí của mình vào những lúc thấy mệt mỏi và buồn ngủ vì tôi vấp phải trở ngại trong bài nghiên cứu, và tôi muốn từ bỏ.
Khi tôi khao khát thành công nhưng chỉ dành ra một nỗ lực rất nhỏ, kết quả khẳng định là kém bởi vì tôi đã thêm toàn bộ những tư tưởng bất hảo của mình vào công việc – tư tưởng này rất giống với văn hoá Đảng. Là người tu luyện, chúng ta cần phải đối đãi nghiêm túc với tất cả những việc chúng ta làm. Mọi thứ xung quanh chúng ta, vạn sự vạn vật, đều do Đại Pháp tạo ra, vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khi tạo ra bất cứ ý tưởng hoặc sự vật cụ thể nào để đảm bảo rằng những sinh mệnh đó biểu hiện xuất lai là tốt đẹp.
Tôi có một vài quan niệm rất cố chấp mà không biểu hiện ra rõ ràng. Tôi sẽ liệt kê ra một số thứ, chẳng hạn: Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến công việc nghiên cứu của tôi suốt cả ngày, vì thế tôi cần ngủ đủ giấc. Tôi không đặc biệt thông minh và hiệu suất làm việc của tôi thấp, bởi vậy tôi không giỏi nghiên cứu và việc tôi đạt thành tích học tập xuất sắc trước đó chỉ bởi tôi đã học hành chăm chỉ. Và, giáo sư của tôi là một người đặc biệt khó tính và thường đưa ra một số câu hỏi khó trả lời cho tôi. Giờ tôi làm việc chăm chỉ là để khẳng định những quan niệm đó. Những lúc tôi cảm thấy không chắc chắn, tôi sẽ tự hỏi bản thân rằng nếu là một vị Phật hoặc Thần thì có suy nghĩ như thế không. Nếu câu trả lời là không, thì đó chính là quan niệm hậu thiên.
Tôi lớn lên dưới chế độ giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nó ngăn cản lối suy nghĩ tự chủ của tôi. Chúng tôi không biết cách đánh giá và giải quyết vấn đề. Chỉ có một câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi và tất cả những gì chúng tôi cần làm là ghi nhớ câu trả lời. Chúng tôi cũng cần phải hiểu và đoán được đáp án mà giám khảo muốn; bất cứ sự sai lệch nào so với câu trả lời tiêu chuẩn sẽ bị đánh dấu là sai. Và chúng tôi không được phép có bất kỳ suy nghĩ phê phán nào.
Chúng tôi cũng không có thời gian hay khoảng lặng nào để suy xét vấn đề. Do đó, khi chúng tôi có thời gian để tự mình suy nghĩ, chúng tôi có thể tìm ra cách làm tốt hơn. Tôi thấy rằng học sinh Trung Quốc đang bị bỏ cách xa hàng dặm so với học sinh ngoại quốc về khả năng nghiên cứu và tư duy phản biện. Điều đó, không có gì phải nghi ngờ, nó là mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản: kiểm soát tư tưởng của con người. Có nhiều trò chơi trực tuyến hoạt động theo cách tương tự. Những phần thưởng dễ dàng khiến bạn cảm thấy bạn đã đạt được thành tựu gì đó, hoàn toàn không cần suy nghĩ hoặc nỗ lực quá nhiều.
Dưới ảnh hưởng của văn hoá Đảng, con người bị chi phối bởi kết quả – người ta chỉ muốn giàu lên nhanh chóng sau một đêm, sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích. Kết quả chỉ được tính khi quá trình hoặc hành trình để đạt được kết quả đó chỉ cần một chút cố gắng. Kết quả là, mọi người đều trở nên mất kiên nhẫn và không thể hoặc không muốn làm việc chăm chỉ.
Công việc nghiên cứu đòi hỏi sự kiên nhẫn và một tâm trí ổn định và không vội vàng, nhưng tôi luôn dễ bị kích động, vội vã làm điều này hoặc điều khác. Tôi thiếu kiên nhẫn và muốn đạt được kết quả nhanh chóng. Vào thời gian đó, tôi cảm thấy lo lắng về bài báo cáo mà tôi phải nộp và không biết liệu bài viết của mình có được chấp nhận hay không bởi tôi nghe được tin đồn rằng tỷ lệ không chấp nhận là rất cao. Tôi càng lo lắng về nó, thì vấn đề lại càng trở nên lớn hơn và tôi lại càng chùn bước. Như vậy, dưới áp lực to lớn tự mình tạo ra, suy nghĩ tiêu cực và sự nghi ngờ bắt đầu len lỏi gây ảnh hưởng bất lợi đến công việc của tôi, cuộc sống hàng ngày và thậm chí là cả việc tu luyện của tôi.
Tôi nhận ra rằng tôi không thể tiếp tục như vậy. Hoàn toàn nghiêm túc mà nói, kết quả chỉ là thứ yếu. Là người tu luyện, đường đời của chúng ta đã được an bài và đã có điểm cuối. Vấn đề là chúng ta làm sao đi cho tốt con đường của mình. Chúng ta cần phải trân quý hành trình tu luyện này, khiến chúng ta có thể đề cao từng chút một.
Tôi có thể thấy rằng sẽ có nhiều cơ hội cho tôi đề cao bản thân. Đối với tôi, hoàn cảnh tôi đang có hiện tại xem ra là phù hợp nhất cho việc phơi bày những điểm yếu và thiếu sót của bản thân.
Tôi sẽ trân quý cơ duyên tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho tôi và sẽ nỗ lực để giải thoát bản thân khỏi những chấp trước và quan niệm hậu thiên đã được đề cập ở trên.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/6/7/388391.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/3/178300.html
Đăng ngày 04-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.