Bài viết của một học viên Tây phương

[MINH HUỆ 24-05-2019] Kính chào Sư phụ! Xin chào các đồng tu!

Đắc Pháp và khỏi bệnh mãn tính chỉ trong hai tuần

Năm 2000, tôi và một đồng nghiệp đến một điểm luyện công của Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi bắt đầu luyện công, trong đầu không có suy nghĩ hay kỳ vọng nào. Chỉ trong hai tuần, tôi đã khỏi hẳn bệnh đường ruột mãn tính dai dẳng bảy năm qua. Căn bệnh này – cho dù là bác sỹ, nằm viện, hay trị liệu kiểu gì – cũng không đỡ. Nhờ có Pháp Luân Đại Pháp, sức khoẻ của tôi đã hồi phục chỉ trong hai tuần.

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:

“Rõ ràng nhất là thân thể chư vị sẽ nhanh chóng được tịnh hoá. Ở Trung Quốc đại lục có rất nhiều người đều biết, tu Pháp Luân Đại Pháp thật quá ư thần kỳ! Vừa luyện là hết bệnh. Tại sao? Rất nhiều người không truy cầu trị bệnh, vị ấy cảm thấy Đại Pháp hảo nên mới luyện! Kết quả là khỏi bệnh. “(Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Tôi chắc chắn đây là con đường đúng đắn cho mình.

Làm việc trong Minh Huệ Net

Kể từ khi bắt đầu tu luyện vào năm 2000, tôi đã hết sức trân trọng Minh Huệ Net. Từ khi còn nhỏ, tôi đã có sở thích đọc sách. Cũng chính vì thế, tôi rất thích đọc các bài chia sẻ trải nghiệm của đồng tu. Đặc biệt là, tôi thường đồng cảm với trải nghiệm của đồng tu người Hoa, đơn giản vì tôi đã đọc rất nhiều sách, truyện về Trung Hoa khi còn niên thiếu. Vì thế, mỗi khi có bài chia sẻ nào khiến tôi xúc động là tôi lại đưa vào danh sách trao đổi của học viên địa phương chúng tôi. Tôi vẫn hay làm như thế.

Cách đây bảy năm, một đồng tu công tác trong hạng mục Minh Huệ đề nghị tôi giúp biên tập các bài tâm đắc thể hội, vậy mà tôi lại gạt lời đề nghị ấy sang một bên, trong lòng còn có phần khó chịu.

Các đồng nghiệp ở cơ quan tôi vẫn biết tôi là người tốt bụng, luôn có thể trông cậy, nhờ vả những lúc họ cần nghỉ phép hay không muốn làm việc gì đó.

Ngoài ra, tôi còn bận các việc chứng thực Pháp khi có thời gian rảnh. Tôi lấy đâu ra thời gian để làm việc đó chứ!

Nhớ lại hồi đó, tôi chưa tu luyện tốt. Cuộc bức hại tàn khốc ở Trung Quốc đã kéo tôi ra khỏi cuộc sống thường nhật yên bình. Trong tôi luôn thường trực sự thôi thúc mãnh liệt muốn giảng chân tướng cho mọi người nên tôi rất bận với công việc chứng thực Pháp. Tôi thích tổ chức các quầy thông tin, phát tài liệu, tiếp cận du khách Trung Quốc, hoặc giúp quảng bá Shen Yun. Trong khi đó, tôi lại đặt việc luyện công và học Pháp hàng ngày ở vị trí thứ yếu.

Tôi rất chăm chỉ và tin rằng thế là tu luyện rồi. Sau đó, tôi nhận ra tôi đã không đề cao tâm tính suốt một thời gian dài.

Tôi bắt đầu tham gia vào công việc đòi hỏi khắt khe này và đã trưởng thành trong hạng mục này. Khi sửa bài, tôi cố gắng nhìn sự việc từ giác độ của độc giả. Điều này khiến tôi mất rất nhiều thời gian ở thời điểm ban đầu. Nhớ lại hồi đó, mấy tháng đầu, tôi thường mất từ sáu đến tám tiếng để hoàn thành một bài viết. Khi gặp điểm nào bất cập, tôi lại nhờ một đồng tu Trung Quốc hỗ trợ. Cô ấy thường giải thích tình huống, ý nghĩa của cụm từ, hoặc hành vi ở Trung Quốc. Sau một thời gian, cô ấy cũng bắt đầu dịch cho trang web của chúng tôi.

Ban đầu, không phải lúc nào cũng dễ xác định là cần phải biên tập lại bao nhiêu trong một bài viết. Tôi nhớ có một bài tâm đắc thể hội của một đồng tu Trung Quốc đã khiến tôi xúc động sâu sắc. Đó là một bản dịch thô tiếng Đức. Sau nhiều giờ, cuối cùng tôi cũng hài lòng với bản sửa của mình và tôi cảm thấy bài viết tiếng Đức đã ổn và xuôi. Tuy nhiên, khi tôi nhận lại bản sửa cuối cùng, rất nhiều chỗ tôi sửa lại bị sửa lại như bản dịch gốc. Tôi hoang mang. Có phải cựu thế lực đã dùi vào tâm hoan hỷ và tự mãn của tôi? Chính vì vậy mà tôi không sửa nhiều ở bài viết sau đó, nhưng đồng tu phụ trách lại nhắn tôi cần sửa bài kỹ lưỡng hơn.

So sánh và học từ những chỗ được sửa

Tôi đã học được nhiều điều từ bài tâm đắc thể hội có tựa đề “Đưa một đồng tu trở về từ bờ vực cái chết” đăng trên Minh Huệ Net. Lòng kiên định và chính tín vào Sư phụ và Pháp và việc cứu sống một đồng tu đang trong cơn nguy kịch được ra tù khiến tôi vô cùng xúc động. Cả hai đồng tu cùng nhẩm “Luận Ngữ” trước ảnh Sư phụ và vượt qua khảo nghiệm cực kỳ tà ác.

Kể từ đó, tôi đặc biệt chú ý đến việc đọc nhẩm “Luận Ngữ”. Khi gặp tình huống khó, cách này giúp tôi tìm thấy chấp trước và vượt qua khó khăn. Tâm từ bi và nhẫn nại của tôi với đồng tu cũng tăng lên. Có lần, điều phối viên của chúng tôi nhắc chúng tôi: “Nhẩm ‘Luận Ngữ’ là cây cầu tới Cổng Thiên đường.”

Sư phụ giảng:

“Tất cả những điều trong “Chuyển Pháp Luân” lại được “Luận Ngữ” bao hàm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])

Lần sửa bài tâm đắc thể hội khác có tựa đề “Chín năm đưa bài giảng của Sư phụ vào nhà tù”, tôi cũng xúc động sâu sắc. Con trai của một giáo viên bị kết án phi pháp 12 năm lao động cưỡng bức chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ anh chấp nhận cực khổ, mạo hiểm để đưa các Kinh văn mới nhất của Sư phụ vào cho anh. Lần đầu đọc bài này, tôi đã khóc. Trong lúc sửa bài, tôi cảm nhận được sự nguy hiểm mà hai mẹ con anh phải đối mặt. Sự phó xuất của người mẹ không chỉ giúp con trai bà mà còn giúp nhiều học viên bị giam cầm khác khiến tâm từ bi của tôi trở nên rộng mở. Trong thâm tâm, tôi cảm thấy lo sợ. Tôi cảm nhận cái khổ của họ và lo sợ họ sẽ bị bắt và tra tấn. Người mẹ đã chiến thắng nỗi sợ hãi bằng chính niệm mạnh mẽ và niềm tin kiên định vào Pháp; còn tôi đang sống ở một thế giới tự do mà vẫn mang tâm sợ hãi. Sự hiểu biết và tâm từ bi với những đồng tu ở Trung Quốc đã từ chối “chuyển hoá” cũng tăng lên khi tôi đọc bài viết này.

Trong bài viết “Tu luyện Phật Pháp là thù thắng và nghiêm túc”, một học viên đã kể về trải nghiệm tu luyện của mình. Ngay cả sau nhiều năm được ra tù, bà vẫn không biết mình đã phản bội Pháp và các đồng tu trong tù. Dù có những lúc bà đã tự vấn về việc “chuyển hoá”, nhưng phải mất chín năm, bà mới có thể quay lại tu luyện Đại Pháp, nhờ điểm hoá của Sư phụ từ bi và với sự giúp đỡ vô tư vô ngã của các đồng tu. Tôi chỉ có thể đoán được qua sự hối hận sâu sắc của bà về những gì bà đã gây ra. Bài viết này giúp tôi nhận ra tôi thường ôm giữ quan niệm sai và chưa đủ thiện với những học viên này. Tôi tự hỏi không biết các đồng tu ở Trung Quốc đã phải trải qua mất mát, buồn đau đến thế nào.

Làm trong hạng mục Minh Huệ giúp tôi đề cao trong tu luyện rất nhiều. Tôi được tiếp thêm động lực khi đọc những bài viết về tinh tấn học Pháp, hay những khó khăn mà các đồng tu gặp phải khi luyện công hàng ngày, học thuộc Pháp, hay khi xung đột với đồng tu, hoặc hướng nội và sống theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày.

Sư phụ giảng:

“Thái độ của đối phương chẳng phải vừa hay dùng để [chư vị] tu luyện sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Nhờ được truyền cảm hứng từ bài viết của một đồng tu khi đọc bài đã sửa, tôi đã chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân và sau đó bắt đầu học thuộc sách.

Trang web Minh Huệ đã trở thành một phần quan trọng trong tu luyện của tôi. Hạng mục này không chỉ giúp tôi đề cao bản thân mà nhiều học viên còn có thể đề cao khi đọc bài tâm đắc thể hội của các học viên trên thế giới. Chúng tôi cũng có thể nhận ra tâm người thường và khắc phục mọi vấn đề cũng như khó khăn. Dựa trên lời kể của các nhân chứng trực tiếp, chúng ta có thể vạch trần cuộc bức hại ở Trung Quốc. Với sự gia trì của Sư tôn, chúng ta có thể cứu chúng sinh. Vì thế, tôi phải cẩn thận khi sửa bài để người thường (người không tu luyện) cũng có thể hiểu nội dung của bài viết.

Trước khi sửa bài, tôi sẽ đọc một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân. Sau khi nhận bản sửa của bản sửa cuối cùng của tôi, tôi sẽ đọc và xem lại những điểm khác nhau giữa hai bản. Tôi ghi vào sổ tay của tôi một số điểm được sửa như cách dùng từ, cách diễn đạt, và mục chú thích. Khi đọc bài viết cuối cùng được đăng trên Minh Huệ Net, tôi cảm nhận được sức mạnh của việc phối hợp – từ tác giả đến dịch giả, người chỉnh sửa, biên tập viên, và bản sửa cuối cùng trước khi đăng. Nhờ có sự phối hợp và tin tưởng giữa các thành viên, tôi học được cách trở thành lạp tử trong nỗ lực của chỉnh thể.

Từ những bài tâm đắc thể hội mà chúng tôi biên tập, chúng tôi có thể học hỏi, cải biến và đề cao tâm tính. Qua nhiều năm, thể ngộ của tôi về Pháp đã sâu sắc hơn rất nhiều, và tôi đã học được cách đo lường mọi việc dựa trên Pháp.

Trong tâm tôi vô cùng biết ơn Sư tôn vì sự từ bi của Ngài. Từ một người độc đoán, hống hách và thô lỗ, giờ đây, tôi đã đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi trở thành một người điềm tĩnh, thân thiện hơn. Tôi đã học được cách thuận theo tự nhiên, thay vì cố gắng kiểm soát người khác. Giờ đây, tôi có thể tiếp nhận và ngộ ra Pháp lý “Tu luyện rồi thì sự việc gì cũng đều là hảo sự”. Nhờ vậy mà môi trường cũng như mối quan hệ với gia đình tôi cũng chuyển biến. Từ khi tôi có thể làm tốt hơn ba việc mà Sư phụ yêu cầu đến nay đã vài tháng. Tôi trân quý môi trường làm việc nhóm dễ chịu với các đồng tu ở Minh Huệ và tôi cũng trân quý môi trường tu luyện này.

Tôi muốn cảm ơn các đồng tu vì sự hỗ trợ của họ.

Cuối cùng, tôi mong các đồng tu ghi nhớ bài thơ của Sư phụ:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỷ học tỷ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu”

(Thực TuHồng Ngâm)

Tôi hy vọng sẽ nhanh chóng tìm ra được những chấp trước, ý niệm người thường và loại bỏ chúng.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

(Bài viết được trình bày tại Pháp hội kỷ niệm Minh Huệ Net 20 năm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/24/【明慧法会】译文-编辑明慧文章的修炼体会-387640.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/25/177763.html

Đăng ngày 18-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share