Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-05-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. Vì lúc ấy tôi còn nhỏ nên ít liên lạc với các học viên khác và không có ai khác trong gia đình tôi tu luyện.
Không lâu sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi cùng bố mẹ rời Trung Quốc. Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nhưng vì sợ hãi và áp lực từ cuộc đàn áp ở Trung Quốc Đại lục, cha mẹ tôi cũng phản đối, nên thỉnh thoảng tôi mới đọc Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp) và đôi khi đả toạ vào buổi tối. Tôi không hề biết về những bài kinh văn khác của Sư phụ hay bất cứ điều gì về Chính Pháp, cũng như việc các đệ tử Đại Pháp cần giảng chân tướng.
Nhận thức được chúng ta có sứ mệnh
Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi được nhận vào một trường đại học. Một ngày nọ khi đang truy cập Internet, tôi tìm được trang web Minh Huệ. Đó là lần đầu tiên tôi đọc các bài kinh văn mới của Sư phụ. Tôi hiểu rằng là một đệ tử Đại Pháp, tôi có trách nhiệm phải giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Tôi đã vô cùng hối hận vì đã lãng phí thời gian bao nhiêu năm quý giá chỉ vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Xuất phát từ việc không muốn thừa nhận hiện thực cùng tâm lý trốn tránh, tôi thậm chí còn nghi ngờ liệu Minh Huệ có phải là một trang web giả mạo không. Nhưng sau khi đọc một số bài viết trên Minh Huệ, tôi nhận thức được rằng những gì mình đọc đều là thật, tôi không thể tiếp tục phớt lờ hay phủ nhận sự thật thêm nữa. Mặc dù với tôi mà nói nó như là sấm sét giữa trời quang, nhưng tôi cần dũng khí đối mặt với sự thật này.
Tôi đã dành sáu tháng tiếp theo để đọc tất cả các bài kinh văn của Sư phụ. Sau đó, tôi bắt đầu tham gia vào nhiều hạng mục giảng chân tướng khác nhau. Tôi cũng tham gia vào nhóm dịch Minh Huệ. Vì tôi đã học đại học và tư duy ngôn ngữ của tôi tương đối tốt, nên việc dịch thuật tương đối dễ dàng đối với tôi. Nhiều thành viên trong nhóm rất vui khi tôi tham gia cùng họ.
Để bù đắp lại tất cả những tổn thất mà tôi đã gây ra trong những năm không làm gì cả, tôi đặt ra một yêu cầu cho bản thân mình, đó là: Bất kể bài viết dài bao nhiêu, ngay cả khi đó là bài viết của Pháp hội, tôi sẽ dịch một bài viết mỗi ngày. Thời điểm đó, các điều phối viên giao bài viết cho chúng tôi. Tôi thường xuyên được giao bài viết dài và khối lượng công việc tương đối lớn. Tôi nhớ có một hôm, tôi bắt đầu dịch một bài viết Pháp hội vào khoảng giữa trưa. Cảm giác như tôi sẽ không bao giờ dịch đến hết. Nhưng tôi không nghĩ nhiều về điều đó, thay vào đó tôi chỉ tập trung tinh lực không ngừng biên dịch, cho tới khi hoàn thành thì đã nửa đêm. Quá trình dịch thuật không mấy thú vị. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt mục tiêu cho bản thân, chẳng hạn như cải thiện tốc độ hay chất lượng dịch thuật, chúng ta sẽ có động lực để làm tốt hơn và chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng sau khi đạt được mục tiêu.
Bước lên và làm công tác điều phối
Mấy năm sau khi tham gia Minh Huệ, vì một số lý do nên điều phối viên trước đó không thể tiếp tục đảm đương. Trưởng điều phối đã liên lạc với tôi, từ đó tôi trở thành điều phối viên của nhóm Minh Huệ này. Khi tôi bắt đầu đảm nhận việc điều phối, tôi nhận ra nhiệm vụ đó không hề dễ dàng. Bởi vì công tác Minh Huệ nhất định phải bảo đảm việc điều phối ở mức rất thấp và chúng tôi không thể nói về hạng mục của mình giống như các kênh truyền thông khác. Tôi phải tiếp tục làm công việc người thường của mình, đồng thời chăm chỉ làm công tác Minh Huệ. Cứ như vậy thời gian dài rất dễ buông lơi, bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều đó. Chúng tôi không thể xem xem có bao nhiêu chúng sinh được cứu thông qua trang web này, chúng tôi cũng không thể thấy những biến hoá của mọi người sau khi họ đọc bài viết của chúng tôi, và chúng tôi không thể xem kết quả của những việc mà chúng tôi làm. Nếu chúng tôi không có môi trường để giúp đỡ lẫn nhau, theo thời gian sẽ ngày càng ít người tham gia.
Để cải thiện tình trạng này, tôi đã áp dụng phương thức một đối một để liên lạc với các thành viên trong nhóm. Điều này có thể giúp chúng tôi hiểu nhau hơn và các thành viên trong nhóm có thể đóng góp bao nhiêu thời gian và công sức cho hạng mục. Giao lưu thường xuyên cũng có thể tăng cường nhận thức của chúng tôi về tầm quan trọng của trang web. Điều này cũng giúp tôi có cái nhìn tổng thể hơn về mỗi thành viên trong nhóm.
Tiếp theo, tôi lập ra một lịch trình làm việc cho nhóm dịch thuật. Ví dụ, chúng tôi cần cập nhật các bài viết mỗi ngày. Bởi vì hầu hết các dịch giả đều bận rộn trong tuần, họ thường làm hạng mục này vào cuối tuần. Mỗi cuối tuần, chúng tôi có nhiều bài viết để cập nhật, nhưng rất ít bài được làm vào các ngày trong tuần, điều này làm cho lượng bài viết rất không ổn định.
Sau khi tôi biết được kế hoạch làm việc của mọi người, tôi đã điều chỉnh khối lượng công việc để hợp lý hơn cho cả người biên tập và dịch giả. Tôi cũng đặt mục tiêu đăng 10 bài viết mỗi ngày. Nếu bài viết nào không quá khẩn cấp, chúng tôi có thể đợi một vài ngày mới đăng. Bằng cách này, chúng tôi có thể ổn định lịch trình đăng bài hàng ngày.
Tôi cũng tổ chức các cuộc họp trao đổi trực tuyến cho các dịch giả. Tôi sẽ xem qua một bài viết đã được dịch và chỉ ra chỗ mà dịch giả làm tốt cũng như những chỗ người đó cần cải thiện. Tôi chia sẻ những gì mình biết về ngữ pháp, chính tả và một số kỹ năng dịch thuật mà tôi đã học được. Tôi hy vọng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, chất lượng dịch thuật của chúng tôi có thể được cải thiện.
Mặc dù việc này khiến tôi mất rất nhiều thời gian, nhưng tôi cảm thấy rằng hầu hết các thành viên trong nhóm đều hài lòng về các cuộc họp. Một mặt, nó giúp các dịch giả biết rằng họ là thành viên quan trọng trong nhóm; mặt khác, tôi có thể trả lời một số câu hỏi của họ về công việc dịch thuật. Điều đó cũng tạo ra tinh thần đồng đội tốt hơn và khuyến khích họ tham gia tích cực hơn.
Thông qua lịch trình dịch thuật và các cuộc họp trao đổi học hỏi, thông thường chúng tôi có thể đảm bảo 10 bài viết mới mỗi ngày. So với trang Minh Huệ tiếng Anh thì vẫn là không nhiều, nhưng chúng tôi cũng đặt ra tiêu chuẩn không dưới 10 bài viết mỗi ngày.
Mọi thứ thay đổi
Sau đó, Văn phòng Thần Vận đã tìm gặp tôi và yêu cầu tôi điều phối các buổi biểu diễn ở đất nước mà tôi đang sinh sống. Từ đó trở đi, Thần Vận trở thành ưu tiên hàng đầu của tôi. Tôi cũng đã suy nghĩ về việc liệu tôi có nên tìm một người thay thế mình làm công tác Minh Huệ hay không, nhưng tôi quyết định vẫn tiếp tục đảm đương. Tôi không còn tổ chức được các cuộc họp riêng với các dịch giả. Nhưng tôi vẫn tiếp tục tham dự buổi chia sẻ hàng tuần của mọi người, và hy vọng họ vẫn duy trì tinh tấn. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng như thế này không được. Dần dần, cả nhóm trở nên lỏng lẻo.
Vài năm trước, chúng tôi đã áp dụng lại lịch trình dịch thuật trước đó, nhưng lần này không nghiêm ngặt như trước. Chúng tôi cũng phân thành một vài nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng, và mỗi người chịu trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm. Cách tiếp cận này giúp dễ dàng phối hợp và trao đổi với nhau.
Làm việc trong Minh Huệ trong suốt những năm qua, tôi cảm thấy rằng hầu hết các học viên tham gia hạng mục đều không có những chấp trước mạnh mẽ vào bản thân. Họ thường làm bất kì việc nào mà họ được yêu cầu. Là một điều phối viên, tôi thực sự muốn cảm ơn tất cả mọi người vì đã làm việc chăm chỉ và phối hợp với nhau. Nhưng mặt khác, tôi cảm thấy rằng hầu hết các học viên làm việc cho Minh Huệ đều không có tinh thần trách nhiệm cao đối với hạng mục. Nếu tiến độ phiên dịch chậm trễ, thì cũng không có ai đứng ra để nhận thêm công việc hay đưa ra giải pháp để chúng tôi có thể cải thiện tình hình. Cảm giác như họ chỉ đang theo một thói quen. Vấn đề này đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề này.
Vì công việc của bản thân và việc tham gia vào Thần Vận, nên tôi rất khó dành được nhiều thời gian và công sức như trước đây cho Minh Huệ. Tôi tự hỏi liệu đây có phải là giải pháp tốt nhất cho nhóm Minh Huệ của mình. Là một điều phối viên mà không làm tròn trách nhiệm, tôi tự hỏi liệu mình có đủ tư cách để trở thành điều phối viên hay không – đặc biệt là với tình trạng lỏng lẻo hiện tại của các học viên tham gia hạng mục, không có động lực mạnh mẽ để vận hành hạng mục tiến triển hơn. Nếu không có một người lãnh đạo mạnh mẽ để thúc đẩy mọi người tiến lên, thì liệu có ảnh hưởng đến việc chúng tôi cùng nhau nhanh chóng đề cao hay không?
Tôi muốn nhân cơ hội này để chia sẻ suy nghĩ của mình với tất cả các học viên tham gia Minh Huệ. Hy vọng mọi người có thể nghiêm túc suy nghĩ một chút. Vì chúng ta đã lựa chọn hạng mục Minh Huệ, điều đó có nghĩa là chúng ta đang ký thác vào hạng mục này để thực hiện thệ ước mà chúng ta đã ký kết với Sư phụ. Chúng ta thực hiện hạng mục này tốt hay không tốt và liệu chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu chân chính cứu người hay không? Tôi nghĩ đây là câu hỏi mà mỗi người đã ký kết thệ ước với Sư phụ cần phải suy nghĩ.
Nếu chúng ta nhìn nhận theo cách này, thì điều phối viên chỉ đóng vai trò sắp xếp mọi thứ. Thành công của hạng mục bản thân nó phụ thuộc vào sự phó xuất của từng thành viên trong nhóm và xuất phát điểm tại sao mỗi thành viên tham gia hạng mục này. Tôi thực sự hy vọng mọi thành viên trong nhóm có thể nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề này. Tôi không muốn bất kì ai trong chúng ta phải hối tiếc trong tương lai vì đã không hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trên đây là một số thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/27/387736.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/28/177813.html
Đăng ngày 16-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.