Bài viết do Đường Phong chỉnh lý
[MINH HUỆ 03-3-2012] Tử Cống hỏi về quản lý quốc gia. Khổng Tử nói: “Lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ, dân chúng tin theo.”
Tử Cống nói: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì 3 điều đó bỏ đi cái nào trước.”
Khổng Tử trả lời: “Bỏ quân đội.”
Tử Cống hỏi: “Bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều thì 2 điều đó bỏ đi cái nào trước?”
Khổng Tử trả lời: “Bỏ lương thực. Từ xưa đến nay con người đều chết, dân không tin thì không đứng vững được.”
Có thể thấy, đối với Khổng Tử mà nói, bất kể là quân đội lớn mạnh hay kinh tế giàu có đều không sánh được với niềm tin của người dân. Người dân tín nhiệm với quốc quân mới là cái gốc lập quốc. Thành tín cá nhân là nền tảng của xã hội, bất kể như thế nào cũng không được vứt bỏ.
Binh pháp có viết: “Quản lý quốc gia bằng chính trực, sử dụng quân sự bằng kế sách kỳ diệu. Dụng binh tác chiến thì phải đánh vào chỗ đối phương không nghĩ đến, quỷ Thần không lường được.”
Quản lý quốc gia cần phải dùng chính trực, đúng đắn quản lý người dân, dùng đức để cảm phục người dân. Một người không coi trọng chữ tín thì về nhân cách đã bị phá sản rồi, giống như cục thịt biết đi, không thể nào có chỗ đứng trong xã hội. Cũng như vậy, nếu người cầm quyền quốc gia mất đi thành tín, người dân không còn tín nhiệm họ nữa, người mất nhân tâm sẽ mất thiên hạ, chính quyền của họ cũng chỉ tồn tại cái danh còn thực tế đã mất rồi, cách ngày sụp đổ không xa nữa.
Do đó người cầm quyền thời xưa đồng thời với việc làm cho lương thực đầy đủ, quân đội đầy đủ thì rất chú trọng thực hiện nền chính trị nhân đức, lấy chữ tín với người dân để mong có được lòng dân, bảo vệ giang sơn bền vững mãi mãi. Nếu không, một khi đạo nghĩa sụp đổ thì dẫu quân đội cường thịnh, quốc gia giàu mạnh đến mấy thì diệt vong cũng chỉ sẽ đến. “Gió lớn không hết buổi sáng, mưa lớn không hết cả ngày”, sức mạnh cuồng bạo của trời đất đều không kéo dài huống hồ con người.
Tể tướng nổi tiếng Quản Trọng cho rằng: “Lễ nghĩa liêm sỉ là bốn điều duy trì quốc gia, bốn điều này không còn thì quốc gia sẽ diệt vong.” Do đó ông khuyên Tề Hoàn Công đầu tiên phải tuân theo lễ nghĩa, giành được sự tín nhiệm của chư hầu thì mới có thể xưng bá thiên hạ.
Năm 681 TCN, nước Tề thừa cơ nước Tống có nội loạn nên đã mời nước Tống cùng các nước xung quanh là Lỗ, Trần, Thái, Chu, Đàm và Toại đến Bắc Hạnh ở nước Tề để hội họp đồng minh, bàn kế sách yên định nước Tống.
Trong lần hội họp đồng minh này, tráng sỹ nước Lỗ là Tào Mạt Dụng đột nhiên dùng đoản kiếm uy hiếp Tề Hoàn Công, ép ông phải ký trả lại cho nước Lỗ phần lãnh thổ nước Lỗ bị nước Tề chiếm. Tề Hoàn Công bất lực bị buộc phải đồng ý. Sau đó, Tề Hoàn Công cùng với đa số các đại thần muốn hủy bỏ ký kết, đồng thời đem quân đi phục thù. Quản Trọng không đồng ý, ông nói: “Hủy bỏ cam kết là tham cái lợi nhỏ trước mắt, xuất quân là cầu được vui sướng nhất thời, sau này hậu quả sẽ mất chữ tín với chư hầu, mất chữ tín với thiên hạ. Trái lại, là một nước lớn, nếu trong tình huống bị uy hiếp phải ký hiệp ước mà vẫn tuân thủ thì tất nhiên sẽ khiến cả thiên hạ tín phục.” Tề Hoàn Công đã nghe theo ý kiến của Quản Trọng, lập tức thực hiện cam kết. Các nước chư hầu biết được việc này đều cho rằng nước Tề giữ chữ tín, rất nhiều nước chư hầu muốn quy thuận nước Tề.
Người đời sau có bình luận rằng: “Hoàn Công giữ chữ tín, nổi danh khắp thiên hạ, là bắt đầu từ hội họp đồng minh ở đất Kha.” Tề Hoàn Công sở dĩ có thể đạt được sự nghiệp “chín lần hợp chư hầu”, “một mình nâng đỡ thiên hạ” thời Xuân Thu là bắt đầu từ việc ông giữ chữ tín thực hiện cam kết.
Trong lịch sử những minh quân quản lý quốc gia bằng chữ tín còn có Đường Thái Tông, ông xuất phát từ đại kế ổn định thịnh trị lâu dài cho vương triều Đại Đường, ông chủ trương vua tôi trên dưới đồng lòng đồng đức, đối xử với nhau cởi mở, chân thành thì mới có thể quản lý tốt quốc gia. Đường Thái Tông cho rằng, Tùy Dạng Đế nghi kỵ quần thần là nguyên nhân trọng yếu khiến triều Tùy diệt vong. Bản thân ông đối xử với quần thần bằng lòng thành tín, dùng người không nghi kỵ, đã giành được lòng cảm kích và trung thần tận tâm tận lực báo quốc của quần thần.
Năm Trinh Quán thứ nhất, có người dâng thư cho Đường Thái Tông, xin thanh trừ gian thần trong triều đình. Đường Thái Tông rất coi trọng việc này, đích thân triệu kiến người dâng thư, nói trực tiếp với người đó rằng: “Những đại thần là ta bổ nhiệm đều là người hiền lương, khanh biết ai là gian thần?”
Người dâng thư nói: “Thần sống trong dân gian, không biết ai là gian thần. Nhưng thần có một diệu kế, xin bệ hạ thử xem, nhất định sẽ khiến gian thần lộ nguyên hình.”
Thái Tông hỏi ông ta là diệu kế gì, người đó trả lời rằng: “Khi bệ hạ và quần thần thảo luận quốc gia đại sự, cố ý kiên trì một ý kiến sai lầm, đồng thời thừa cơ nổi giận lôi đình. Lúc đó những người không sợ long nhan nổi giận, kiên trì chân lý, dám nói trực ngôn can gián, không sợ dao búa giết hại thì đó là trung thần. Trái lại người sợ bệ hạ uy nghiêm, chỉ lo bảo toàn tính mệnh bản thân và gia đình, thuận theo tâm ý của bệ hạ, đón ý chỉ bệ hạ thì đó là gian thần.”
Đường Thái Tông nghe xong không cho là đúng, nói với người đó rằng: “Dòng nước chảy có trong có đục, quan trọng là đầu nguồn. Quân chủ là cội nguồn thực thi chính lệnh, quan, dân giống như dòng nước chảy. Nguồn suối đục mà muốn dòng nước trong vắt thì đó là việc không thể xảy ra. Đế vương tự mình đùa cợt, thực hành kế gian giả, sao có thể khiến quan và dân chính trực, thành tín được? Ngụy Vũ Đế Tào Tháo cơ mưu cảnh giác hơn người, thường dùng quỷ kế, ta coi thường cách làm người của ông ấy. Nếu ta cũng làm giống như ông ấy, thì làm thế nào để trách phạt người khác, thực hiện giáo hóa được?”
Đường Thái Tông lại nói với người hiến kế rằng: “Ta muốn khiến cho chữ tín được thực hiện khắp thiên hạ, quản lý quốc gia bằng lòng trung thành, quyết không theo oai môn tà đạo. Kế sách của khanh tuy hay, nhưng đối với ta chẳng có tý tác dụng nào, ta quyết không sử dụng.”
Người đó nghe rồi mặt mũi hổ thẹn vội vàng xuống điện, cuống quýt chạy ra khỏi hoàng cung.
Chúng ta thấy nước Tần bạo ngược “vứt bỏ lễ nghĩa mà lập công đầu”, “dùng quyền lực sai khiến quan lại, dùng mắng nhiếc sai khiến người dân”. Dùng thuật giả dối và bạo ngược để sai khiến quan và dân, vứt bỏ nhân đức lễ nghĩa, sùng thượng vũ lực và chính sách tàn bạo, thì rất nhanh chóng đánh mất sự tín nhiệm của người dân đối với họ, từ đó khiến nội loạn và diệt vong. Nếu người cầm quyền thực thi nền chính trị nhân đức, thi hành ân đức rộng rãi, ắt sẽ được người dân kính yêu, thiên hạ thái bình.
Hãy xem Trung Cộng cầm quyền hiện nay, ngay từ thuở ban đầu lập đảng đã dùng nói dối lừa bịp dân chúng tham gia cướp chính quyền. Sau khi cướp được chính quyền lại dùng chính sách bạo ngược và tuyên truyền dối trá để duy trì thống trị, đối với tất cả sự thực đều sợ như sợ cọp, không tiếc bằng mọi giá “ngăn chặn lan truyền sự thực”, dùng bạo lực để dập tắt tiếng nói người dân. Đối với đoàn thể tu luyện biết rõ sự thực thì hạ lệnh chém sạch giết sạch. Đối với người dân thường vạch trần sự thực thì động tý là lấy cớ lan truyền tin đồn để bức hại. Thực tế bản thân Trung Cộng chính là nguồn khởi phát tin đồn. Bạo lực là gen của nó, nói dối là bản tính của nó. Dưới sự thống trị của nó, thì cái gọi là “công an” (giữ an ninh công cộng) thực tế chính là “công hại” (gây họa hại cho mọi người), hoặc phải đổi tên là “cộng an”, không phải duy trì an ninh công cộng mà chỉ là duy trì an toàn cho cộng sản mà thôi. Bởi vì nó không coi trọng đạo nghĩa, không hề có chút thành tín nào, đã mất lòng dân khắp trong và ngoài nước. Lấy lịch sử để soi xét thì sinh mệnh chân chính của chính đảng này đã sớm chết rồi, một khi xua hết đám sương mù dối trá thì trong chớp mắt sẽ sụp đổ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2012/3/3/文史漫談-民無信不立-253728.html
Đăng ngày 12-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.