Báo cáo của tờ Toronto Ngày Nay đề cập đến quy mô đàn áp Pháp Luân Công toàn cầu của Trung Cộng và sự phản kháng một cách hoà bình của các học viên Pháp Luân Công

Sigcino Moyo đã viết một bài báo cáo trên tuần báo Toronto Ngày Nay, diễn tả cuộc khủng bố đã năm năm qua trên đất nước Trung Quốc và hải ngoại, và phương cách mà các đồng tu đã phản kháng lại một cách ôn hòa đối với sự vi phạm nhân quyền của họ bằng các cuộc khiếu nại, trình bày cảnh tra tấn, và kiện tụng theo luật định.

Tác giả bắt đầu, “Giống như phần đông mọi người, tôi trước tiên để ý đến Pháp Luân Công là khi nhìn thấy họ từ xa suốt ngày đêm châm đuốc để khiếu nại trước tòa Lãnh sứ quán Trung Quốc trên đường St. George.”

Kế tiếp, vị ký giả tiếp tục kể lại rằng các học viên Pháp Luân Công —mà lý tưởng là đi theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn— đang chịu đựng lớn lao vì cuộc khủng bố tại Trung Quốc và ở hải ngoại.

“Họ không những đang bị bức hại bởi chính phủ Trung Quốc trên đất nước của họ, mà nay họ còn bị đổ cho những tội như là do thám, nhục mạ và những việc làm dơ bẩn bởi chính quyền đó trên khắp thế giới, kể cả ngay tại Gia Nã Đại (Canada) này.

“Các tòa đại sứ và lãnh sự theo lẽ phải chuyên về du lịch, thương mại và ngoại giao, nay đã trở thành hang ổ tà ác, lập mưu bày ra những chiến dịch thoá mạ, thường dưới hình thức thư điệp.

“Nhưng nhóm Pháp Luân Công, gồm những người tập luyện Công sáng sớm, không làm nạn nhân thụ động trước sự bày bố này. Những quyền lợi mà họ bị cướp mất tại Trung Quốc, thì nay đã đạt được nhiều hơn nữa tại Tây phương nơi mà nhóm họ hăng say vận dụng luật pháp và nộp đơn thưa lên các tòa án nhân quyền.”

Tác giả diễn tả trường hợp gần đây của đồng tu Joel Chipkar đã thắng một vụ kiện về tội nhục mạ ông bởi một tổng sự vụ tại Lãnh sứ quán Trung Quốc.

“Là một thương gia buôn bán nhà đất tại Toronto và phát ngôn viên của Pháp Luân Công, ông Chipkar đã viết một bức thư cho tờ Toronto Star thách chính phủ Gia Nã Đại dám công khai đối đầu với Trung Quốc vì những vi phạm nhân quyền của họ. Phan Tân Xuân, cựu tổng lãnh sự Trung Quốc nơi này đã trã lời trên cùng một mặt báo gọi ông Chipkar bằng cái danh hiệu là thành viên của một ‘tà giáo đen tối’ ra mặt để ‘xúi dục hận thù’ và ‘chống đối giữa Trung Quốc và Gia nã Đại’.

“Ông Chipkar tìm một luật sư và phát khởi một vụ kiện chống Phan, mà thật sự ông ta đã thắng. Tháng mười hai năm ngoái, một quan tòa đã buộc cấp đền bù cho ông Chipkar $11, 000, nhưng Phan từ đó đã trốn khỏi thành phố. Những cố gắng của ông Chipkar để làm cho y bị tuyên bố là ‘persona non grata’ bởi chính phủ Gia Nã Đại xem như bị biến mất trong không gian của hành chính tại Ottawa trong khi các luật sư của chính phủ ‘nêu lên một ý kiến về luật pháp’ theo lời một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao.”

Nhà báo nêu ra nhiều mạn lưới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà đã đăng đủ thứ tuyên truyền thoái mạ Pháp Luân Công và sau đó thố lộ rằng,

“Năm 2002, những tài liệu lén được lộ ra và được chứng thực bởi nhà lãnh đạo dân chủ có trụ sở ở New Jersey Su Xiaokang, tác giả của tập ‘Một ký ức về không may’ (‘A Memoir Of Misfortune), tiết lộ rằng chính phủ Trung Quốc có chương trình thành lập một tập tài liệu đầy đủ những chi tiết mật thám khắp thế giới về Pháp Luân Công và những người ủng hộ nó.

“Không nơi nào mà cố gắng này được cho thấy rỏ bằng trên mạn lưới Internet, như học viên Zhang Haitao khám phá ra năm 2000 khi ông ta bị giam vì tạo ra chỉ một mạn lưới Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Cho đến ngày nay, không ai biết gì nữa về ông ta.

“Trung Quốc đã bí mật thành lập một mạn lưới kiểm sóat kỹ thuật cao và thống nhất một cách hoàn hảo với mục đích tối hậu là có thể kiểm sóat được trên đầu ngón tay mỗi cử động của mỗi công dân Trung Quốc mà dám trực tiếp liên hệ với một đầu não trung ương điện tử. Chúng ta đang đề cập đến một cơ sở dữ liệu trực tuyến trên với khả năng nhận dạng âm thanh và nhận dạng mặt người, đang ôm lấy Internet để kiểm soát chặt chẽ cả đến thậm chí cả các hoạt động tín dụng, và nó đang được vận hành bởi một đội ngũ chuyên viên tin học khoảng 40 nghìn người.

“Điều này có thể giải thích được về sự kiện một chiến dịch quấy rối điện thoại bằng một thứ tiếng Anh bập bẹ mà những người trong phong trào này trên khắp thế giới đã báo cáo (với các chính quyền) trong đầu tháng nay?

“Các học viên cho rằng có một cuộc ‘diệt chủng’ trắng trợn chống Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và các nhóm nhân quyền đều đồng ý. Cả hai tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch có thu thập các tài liệu về những vụ tra tấn trong trại cưỡng bức lao động, kể cả ép ăn phân qua ống tút thụt vào mũi tù nhân. Nhóm cũng ghi nhận các báo cáo của học viên bị giam và bị chích bằng kim những thứ thuốc bí mật. Dường như thành viên của Pháp Luân Công là những người đứng đầu danh sách tử vong vì trượt té hoặc quăng mình vào xe hơi đang chạy trong khi họ bị bắt bởi các chức trách Trung Quốc.

“Gần chúng ta hơn, cả chính phủ Trung Quốc và những người ủng hộ họ đã học được sức mạnh của guồng máy, dùng báo chí và mặt kính của những phương tiện truyền tin bằng tiếng Trung Quốc để thực hiện cuộc thù hận. Không lâu sau 9/11, ví dụ, Sing Tao, một tờ báo tiếng Trung hoa do tờ Toronto Star làm chủ một phần, đã cho ra một bài báo nguyên trang chép lại gần như từng chữ từ Trung hoa Thông tấn xã, đã xếp Pháp Luân Công vào hàng ‘các tôn giáo cực đoan tuyên dương ngày tận thế’

“Cũng vậy, Talent Vision, một đài truyền thanh bằng tiếng Trung hoa, có trụ sở tại Vancouver, đã bị rắc rối. Đài này năm 2002 bị cho rằng đã không phù hợp với Bộ luật đạo đức và bạo động của Hội Gia Nã Đại về thông tin. Một phép tắc của Hội đồng Tiêu chuẩn Thông tin Gia nã Đại ghi nhận rằng một mảnh tin lấy thẳng từ đài chính thức Trung Quốc về những vụ giết người tại Trung Quốc là ‘không gì khác hơn là một sự tấn công trá hình Pháp Luân Công’

“Cũng có xuất hiện tại Montréal, nơi mà quan tòa Québec ra lệnh cho một tờ báo tiếng Trung hoa, Les Presses Chinoises, ngưng và rút lại những bài đăng mà ‘văn từ thoái mạ và tạo thù hận’. Nó không tuân lệnh và bây giờ đang trong đối chất.

“Đó là về vấn đề tờ báo đã đăng nhiều bài mang nhiều tội, trong đó có cho rằng các thành viên Pháp Luân Công ‘hút tất cả máu của người dân Trung Quốc, ăn thịt họ’ và làm những chuyện thú vật. Theo lời của Tony Wang, hội trưởng của Truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty TV, NTDTV), ‘dù muốn dù không, thông tin nơi đây dần dần chịu ảnh hưởng và dần dần bị kiểm sóat bởi các chức trách Trung Quốc. Họ chỉ lấy đại bất cứ tin báo cáo gì mà có vẻ như trung lập, và đó chính là điều mà chính phủ Trung Quốc muốn.’”

Tác giả đi tìm một nhà chuyên môn nổi tiếng, và hỏi ý kiến của ông ta về điều mà chính phủ Cộng sản Trung Quốc cho rằng Pháp Luân Công là một ‘tà giáo’:

“Nếu chính quyền hút máu của Trung Cộng đúng là thật thà quá mức, thì tại sao họ nói rằng Pháp Luân Công là ‘tà giáo’? Theo họ, Pháp Luân Công dùng những nguyên lý xưa của Phật giáo và Đạo giáo, và người lãnh đạo của nó sanh vào những năm 50 đã sắp đặt lại để biến thành bổn của ông”. Barry Beyerstein, một giáo sư tâm lý học và chuyên môn về tà giáo tại Đại học Simon Fraser, rất rõ rằng Pháp Luân Công không biểu hiện bất cứ một đặc điểm nào của loại như là ép buộc tâm lý, tài chính hoặc thể chất hoặc cách thâu người bằng gạt gẫm.

“Họ không ăn khớp với hình ảnh, ” ông ta nói. Chắc chắn, Pháp Luân Công không có những kẻ đở đầu có quyền lực. Có những bức thư ủng hộ đã đến từ Bộ trưởng Công lý Irwin Cotler, Thư ký Quốc hội cho đến Thủ tướng John Godfrey và Hội trưởng phó hội đồng Nhân quyền David Kilgour.

“Nhưng, Trung Quốc là một lực lượng cỡ toàn cầu rất nặng cân đối với những hợp tác viên thương mại, vì vậy các ‘chính phủ đang cố gắng để tìm một cách vừa tôn trọng đòi hỏi của Pháp Luân Công về quyền lợi vừa không gây nguy hiễm cho mối tương giao thương mại với Trung Quốc’, theo lời của David Ownby, một giáo sư lịch sử nói tiếng Trung hoa của Đại học Montréal và tác giả của nhiều quyển sách về Pháp Luân Công.

“Cánh tay dài của một chính phủ vượt qua nữa trái đất có thể được cảm thấy nơi nhiều chỗ. Nơi hội đồng thành phố, hội viên Michael Walker cố gắng và thất bại để tuyên bố một Ngày Pháp Luân Đại Pháp năm ngóai. Giống như không có phản ứng gì, cho đến khi Giorgio Mammoliti giết chết bản tuyên cáo khi dơ ra một bức thư hăm dọa từ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đọc giống như một tối hậu thư. ‘Nếu như nó được thông qua, thì bản tuyên cáo sẽ có một ảnh hưởng rất xấu trên sự trao đỗi hữu ích và hợp tác trong tương lai của chúng ta.’ Thư viết và ký tên bởi tổng lãnh sự Toronto của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

“‘Cả tại nơi này, chính phủ Trung Quốc dám cả gan đến và hăm dọa’, Susan Prager nói, giám đốc thông tin của hội Bạn của Pháp Luân Công có trụ sở tại New York. (FOFG).

“Trong nhiều cách lạ lùng tham gia là trường hợp của vị thầy giáo trung học Brian Grandy tại Trung học Thomas L. Kennedy tại Mississauga, đã đưa ra cho các học trò ông ký một bản thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công và sau đó ông đã nhận được một bức thư ký tên bởi Đại sứ Trung Quốc Mei Ping. Bức thư cho rằng Pháp Luân Công là giống như các tà giáo nổi tiếng tại Nhật bổn và Uganda.

“Ông Wang của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân nói, ‘Chính phủ Trung Quốc đang truyền bá thù hận trong dân chúng Gia Nã Đại. Đó thật là hoàn toàn bất hợp pháp và cần phải bị ngăn cắm.’ Wang vẫn còn chờ đợi một giải thích từ các viên chức Trung Quốc về lý do tại sao hai trong những ký giả của ông bị Trung Quốc thu hồi thẻ chiếu khán vào phút chót trước khi Đệ nhất Bộ Trưởng Paul Martin công du nơi đó tháng Giêng.”

Tác giả nêu lên rằng Pháp Luân Công đã đối đầu với cuộc khủng bố bằng những ‘phương pháp hùng dũng khắp thế giới’. Hiện nay có ít nhất là hai trường hợp trước Hội đồng Nhân quyền Ontario. Một là do một đồng tu tuyên bố rằng cô đã bị mất công việc làm vì cô có liên quan đến tổ chức, và một trường hợp khác liên quan đến một thành viên bị cho rằng dời khỏi một nhà dưỡng lão tại Ottawa.

“Phó chủ tịch Trung Quốc Zeng Qinghong gặp phải khó khăn tháng Giêng trong khi đi thăm viếng Peru. Nơi này, Hội Pháp Luân Đại Pháp xứ Peru thuyết phục bộ nội vu và Tòa án tối cao để nhận đơn thưa của họ buộc tội các thành viên của Văn phòng Chính trị về tội ‘diệt chủng’ và ‘tội phạm chống nhân loại’.

“Đầu tháng này, các luật sư nhân quyền nộp một đơn khiếu nại nơi Tòa án Tối cao Mỹ trong một vụ kiện dân sự buộc tội cựu chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang trạch Dân vào tội diệt chủng và ‘âm mưu để vi phạm các quyền hộ trong địa phận của Mỹ quốc’

“Tất cả, Pháp Luân Công đã khởi tố vào khoảng 30 vụ khác nhau trên khắp thế giới chống những viên chức cao cấp đương quyền hoặc cựu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Prager nói, ‘Đó rất là thành công nói về giáo dục công cộng, và đó thật chính là đó.’

Các viên chức Trung Quốc tại cả hai văn phòng Tổng lãnh sự và tòa Đại sứ Ottawa từ chối trã lời yêu cầu giải thích về câu chuyện này.

Nguồn tin: https://www.nowtoronto.com/issues/2005-03-03/news_feature.php

 

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/3/5/58148.html.

Dịch ngày 8-3-2005, đăng ngày 12-3-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share