Bài viết của Tân Vũ, một đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 15-12-2009] Nhìn lại con đường tu luyện hơn mười năm qua, Sư phụ và các đồng tu đã ban cho tôi rất nhiều thứ, mặc dù tôi vẫn còn cả con đường dài phải đi, để đạt được tiêu chuẩn của Sư phụ. Tôi nhận ra rằng mình đã lãng phí nhiều thời gian, gần đây tôi mới thực sự hiểu được về tu luyện và trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Tôi cũng ngộ ra rằng kỳ thực tu luyện chính là thực tu bản thân mình và cứu độ chúng sinh; đây cũng chính là chủ đề của bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của tôi dưới đây.

1. Bắt kịp tiến trình Chính Pháp, không để bản thân rớt lại

Tôi và mẹ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 1998. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ngay sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, chúng tôi đã mất đi cơ hội được học Pháp nhóm và luyện công chung. Trong thời gian đó, tất cả các phương tiện truyền thông bao gồm các kênh truyền hình liên tục vu khống Pháp Luân Công. Một số học viên xung quanh tôi đã bị bắt, có người thậm chí bị “chuyển hoá”. Cả gia đình tôi phản đối việc tôi tu luyện Pháp Luân Công. Không có Kinh văn mới….. Nhưng tôi và mẹ vẫn kiên định một niệm: “Đại Pháp là tuyệt đối chân chính, đây là điều mà Sư phụ nói là khảo nghiệm đến”, chúng tôi nhất định phải tiếp tục kiên tu. Nhưng không biết làm thế nào, không có ai bảo cho chúng tôi biết, cảm thấy rất khổ, cũng rất băn khoăn, may mà tôi ở công ty có thể lên mạng truy cập vào trang Minh Huệ (Minghui.org), tôi có thể xem và in ra những bài chia sẻ hay, và mang về nhà cùng chia sẻ với mẹ. Cứ như vậy, chúng tôi, hai học viên mới, dưới sự chỉ dẫn của Sư phụ, và sự phù trợ từ trang web Minh Huệ, nỗ lực theo kịp với các đồng tu để không bị tụt hậu, xem trên mạng Internet đồng tu làm như thế nào, chúng tôi làm như thế nấy, cố gắng chập chững đi trên con đường Chính Pháp trở về nhà.

2. Từ “nhìn người khác làm” cho đến “chủ động làm”, từ “vì Đại Pháp làm” đến “trở thành một lạp tử trong Đại Pháp”

Bởi vì cơ sở tu luyện cá nhân của tôi không vững chắc, tôi không thể chân chính lý giải thế nào là chứng thực Pháp, cho nên tôi rất bị động lúc mới bắt đầu, tư tâm rất nặng, mang theo tâm “vì viên mãn”, tâm “sợ bị rớt xuống” để đi làm các việc Đại Pháp. Giống như ví dụ mà Sư phụ đề cập đến trong Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC. Chứng kiến các đồng tu đều đi đến quảng trường Thiên An Môn chứng thực Pháp, tôi và mẹ, nhân cơ hội cha tôi đi công tác, chúng tôi đi đến Quảng trường Thiên An Môn dạo một vòng, nói là đi phát chính niệm, kỳ thực mang theo tư tâm và tâm sợ hãi rất nặng, kết quả rất kém, can nhiễu cũng rất nặng, vừa thấy không có đồng tu nào giơ biểu ngữ, chúng tôi cũng đi một vòng rồi về nhà.

Theo tiến trình Chính Pháp, Sư phụ giảng:

“Sau khi trải qua một năm này, tôi phát hiện mọi người đều hoàn toàn thay đổi rồi, chư vị đã không còn cách nghĩ như ban đầu nữa. Cho dù làm gì cho Đại pháp, cho dù chư vị đang làm gì, chư vị đều đặt bản thân mình vào trong Đại Pháp, chứ không còn suy nghĩ rằng mình mong muốn làm chút gì đó cho Đại Pháp, mình muốn đề cao ra sao như ban đầu nữa. Cho dù chư vị làm gì, đều không còn nghĩ rằng bản thân mình đang làm gì đó cho Đại Pháp, nên làm như thế nào cho Đại Pháp, mình làm thế nào để có thể làm được tốt cho Pháp này, [mà] đều đã đặt bản thân ở trong Đại Pháp, chư vị đã giống như một lạp tử trong Đại Pháp, cho dù làm gì thì bản thân cứ nên thực thi như thế. (Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000])

Tôi đã tìm ra điểm chênh lệch giữa bản thân mình và một đệ tử Đại Pháp chân chính. Tôi nỗ lực đặt bản thân mình ở trong Đại Pháp, chủ động đi làm các việc chứng thực Đại Pháp, giảng chân tướng trong hoàn cảnh sở tại của mình, phát tài liệu chân tướng các loại. Trong quá trình này, tu khứ tâm sợ hãi, tâm làm việc, tâm nóng vội các loại. Tôi phát hiện, chỉ cần có thể liên tục bảo trì chính niệm, thì đều có thể cảm thấy Sư phụ luôn luôn chăm sóc, bảo hộ và gia trì cho các đệ tử. Trong quá trình phát các tài liệu chân tướng, có những tình huống hữu kinh vô hiểm đều có Sư phụ bảo hộ. Những lúc sản xuất tài liệu giảng chân tướng lại càng như vậy, nếu như tôi có chấp trước sốt ruột mà giải quyết vấn đề kỹ thuật, kết quả là càng sốt ruột gấp gáp thì càng không có biện pháp, trái lại, phóng hạ cái tâm sốt ruột muốn giải quyết sự việc, tĩnh hạ tâm xuống, Sư phụ liền gia trì cho, vấn đề liền có thể giải quyết được tốt đẹp.

Lúc đầu, vì chưa có diễn đàn về kỹ thuật trực tuyến cho các đệ tử, các kỹ thuật máy tính của tôi như: đột phá phong toả internet, tải xuống và ghi đĩa CD… đều là quá trình tôi từng bước từng bước tìm tòi ra. Khi tôi muốn học một kỹ thuật để chứng thực Pháp, thì đều có đồng nghiệp trong công ty “tự nhiên” xuất hiện dạy cho tôi, hoặc chỉ cho tôi bài viết liên quan ở trên mạng, hoặc trên trang web Minh Huệ đăng bài chia sẻ của đồng tu có vấn đề kỹ thuật tương tự. Lúc chế tác tài liệu chân tướng, tôi thường hay khởi tâm hoan hỷ, kỳ thực hiện tại hồi tưởng lại, có gì mà hoan hỷ đây? Trong đó đều bao hàm sự khổ tâm của Sư phụ, giống như một bài chia sẻ của đồng tu ở trên mạng, không có Sư phụ thì chúng ta có thể làm được gì? Chúng ta chỉ có thể có nguyện vọng, chiểu theo an bài của Sư phụ để đi làm mà thôi.

3. Học được cách chân chính hướng nội tìm và chân chính dung nhập vào con đường tu luyện Chính Pháp

Bởi vì tôi đắc Pháp muộn, trong giai đoạn tu luyện cá nhân cũng chưa làm được tu luyện tâm tính bản thân cho tốt. Trong quá trình chứng thực Pháp, cho rằng bản thân bận rộn làm việc là tu luyện, cho rằng làm xong việc là có thể đề cao, mà không có chân chính thực chất trong quá trình làm việc mà theo đó đề cao tâm tính bản thân. Trong nhà, bởi vì tôi là con út, nên được cả nhà yêu quý, vì vậy nảy sinh rất nhiều tâm bất hảo, mà bản thân cũng không tự biết, còn tưởng rằng bản thân ngộ tính tốt, thường nhân đều ở trong mê, không được như mình. Trong mâu thuẫn thường ngày, tôi không biết tu bản thân. Có một lần tôi bị cha chỉ vào mặt mà mắng: “Bộ dạng con như vậy mà là người tu luyện à?!” Tôi lại còn không phục mà cãi lại: “Cha đừng bao giờ lấy Đại Pháp ra để doạ con!” Giờ ngẫm lại thật sự hổ thẹn, tôi một chút cũng không giống hình ảnh người tu luyện, đã bôi xấu Đại Pháp, tự bản thân còn làm không tốt chứ đừng nói tới chứng thực Pháp.

Trong quá trình học Pháp và đọc các bài chia sẻ của đồng tu trên Minh Huệ, tôi dần dần nhận ra rằng tu luyện có nghĩa là chân chính đạt được đề cao tâm tính, tìm ra đằng sau nó là tâm gì thúc đẩy đến. Đầu tiên, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không được buông lỏng bản thân, trước mặt người nhà, tôi đã bắt đầu chú ý để khắc chế bản thân, ngữ khí lúc nói chuyện, trong thái độ cố gắng hết sức bảo trì thiện tâm, những lúc muốn nổi nóng tôi sẽ không nổi nóng. Trong quá trình giảng chân tướng tôi không còn tranh đấu và tranh luận với những người không hiểu và nói lời lăng mạ.

Đi sâu vào tu luyện, tôi vẫn cảm thấy tầng thứ tâm tính của mình đề cao rất chậm. Tôi nhận ra mình vẫn còn quan niệm người thường mạnh mẽ, mặc dù tôi có thể dễ dàng phân tích các mâu thuẫn và hướng nội trên bề mặt, tôi vẫn không thực sự chú ý thực tu tâm của mình. Tuy nhiên, tôi được truyền cảm hứng từ những bài chia sẻ của các học viên khác. Tôi thực sự rất ấn tượng bởi bài chia sẻ: “Nhặt vỏ sò trên bãi biển”, trong phần nhật ký tu luyện trên trang Chánh Kiến (chanhkien.org). Người học viên lớn tuổi trong bài viết tận dụng mọi cơ hội để đề cao bản thân trong cuộc sống hàng ngày và tập trung loại bỏ mọi suy nghĩ xấu và các quan niệm. Tôi nhận thấy mình cách biệt quá xa và thực sự không có đường tắt trong tu luyện. Tôi phải học Pháp tốt và đề cao tâm tính, giống như Sư phụ giảng:

Công tu hữu lộ tâm vi kính,

Đại Pháp vô biên khổ tố chu

(Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Tu luyện có đường tâm là tắt

Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền

(Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tôi nhận ra rằng đó chính là nền tảng để chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

4. Tu luyện chính mình trong các hoàn cảnh khác nhau

Sư phụ giảng:

“Dẫu thế nào, là người tu luyện, thì chư vị đã biết hết thảy những gì mình làm hiện nay ở xã hội, thậm chí bao gồm cả sinh hoạt cá nhân của chư vị, đều nằm trong phạm vi tu luyện; như vậy mọi người càng cần phải đối đãi nghiêm túc hơn nữa với hết thảy những gì phát sinh xung quanh mình, đối đãi nghiêm túc hơn nữa với chủng loại hình thức tu luyện không có hình thức này của chư vị”. (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Chúng ta đều có thể tu luyện trong mọi hoàn cảnh. Sư phụ cũng giảng rằng chúng ta tu luyện trong thế giới người thường và nên phù hợp tối đa với người thường. Tuy nhiên làm sao để đạt được tiêu chuẩn trong các hoàn cảnh khác nhau với tư cách là người tu luyện? Trong tu luyện thực tế, tôi hiểu rằng không có một đáp án chuẩn mực. Con đường của các học viên khác có thể để tham khảo, nhưng mỗi cá nhân tu luyện đều phải đi thành, đi cho chính con đường của mình.

Trong hoàn cảnh tu luyện của tôi, cha tôi chính là thách thức lớn nhất. Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông phản đối tôi và mẹ tu luyện, do bị tiếp thụ rất sâu những độc hại của tà đảng, tôi và mẹ nhiều lần giảng chân tướng cho cha nhưng ông đều tức giận cãi lộn mà chấm dứt. Về sau, chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi vẫn còn ôm giữ tâm oán hận, tâm tranh đấu rất lớn đối với tà đảng mà giảng chân tướng, thân thể phát ra rất nhiều vật chất không tốt, làm sao có thể xuất tâm từ bi mà giảng chân tướng cho ông, khiến ông có thể cảm động đây?

Khi tôi trưởng thành hơn, cũng giống như những điều mà các đồng tu khác thảo luận trên mạng Internet, tôi phải đối mặt với câu hỏi có nên lập gia đình hay không. Gia đình tôi thường gây áp lực với tôi về chuyện này. Họ đối với tu luyện cũng không lý giải được. Miễn là tôi vẫn chưa tìm được đối tượng, là họ liền đổ cho Đại Pháp. Tôi quyết định để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. Tôi tận dụng cơ hội để giảng chân tướng cho những người khác mà tôi gặp. Gia đình giới thiệu hàng chục đối tượng cho tôi. Mỗi người tôi gặp, tôi đều uyển chuyển giảng chân tướng cho họ. Có một người bạn trai, sau một thời gian gặp gỡ, biết rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công, lo sợ bị tà đảng bức hại, nên đã chia tay. Tôi cũng khá đau lòng, nhưng tôi nghĩ, lẽ nào luyện Pháp Luân Công mà không thể tìm được đối tượng tốt ư? Tôi nhất định phải đi con đường này cho chính.

Sau đó tôi gặp chồng hiện tại của mình. Sau khi kết hôn, hoàn cảnh tu luyện của tôi thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Tôi sống cùng bố mẹ chồng và em gái chồng. Mối quan hệ cá nhân cũng trở nên phức tạp, đối với người quen sống trong nhung lụa như tôi quả thực cảm thấy áp lực rất lớn. Tôi thầm hạ quyết tâm: Tất cả mọi hoàn cảnh đều là môi trường tu luyện của mình, tôi nhất định phải làm tốt, chứng thực Pháp, cứu độ họ! Hoàn cảnh liền thay đổi, trong các mâu thuẫn trong sinh hoạt thường ngày, tôi lộ ra rất nhiều tâm chấp trước. Thứ khó cải biến nhất chính là quan niệm con người, tuy nhiên tôi biết rằng Sư phụ yêu cầu chúng ta rằng:

“Làm việc thì nghĩ đến người khác” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Nhưng trong xử lý mâu thuẫn hàng ngày, tôi vẫn còn chấp trước hướng ngoại nhìn vào người khác trước chứ không hướng nội. Sau khi nhận ra, tôi liền nỗ lực bài trừ chúng, đó không phải là tôi, chúng đều là quan niệm người thường cùng nghiệp lực tư tưởng can nhiễu, phải diệt trừ tận gốc chúng.

Trong công ty, tôi cũng thường xuyên phải đối mặt với các sự tình tranh chấp danh, lợi và nóng giận, tôi thường xuyên nhắc nhở rằng mình là người tu luyện, khắc chế các suy nghĩ bất hảo và các tâm chấp trước của mình. Lúc tiếp xúc với những đồng nghiệp khác, liền giảng chân tướng khi có cơ hội. Có lúc nói, liền xuất hiện tranh luận, khi mà tôi không có cách nào giảng rõ, tôi cảm thấy rất buồn khổ.

Nhớ lại trong Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Sư phụ có giảng về tâm từ thiện:

“Vì thế Từ Thiện này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể. Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn. Là vì trước đây xã hội nhân loại không có Chính Lý, vậy nên con người là không dùng Thiện để giải quyết vấn đề; con người xưa nay đều dùng thủ đoạn chinh phạt để giải quyết vấn đề của con người; do đó điều ấy trở thành cái Lý của con người. Người mong muốn thành Thần, bước xuất khỏi trạng thái con người, thế thì phải vứt bỏ loại tâm ấy, phải dùng Từ Bi để giải quyết vấn đề. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Hồi tưởng lại quá trình tu luyện của mình, tôi đã không làm tốt và không có tâm từ bi khi giảng chân tướng hay khi đối diện với mâu thuẫn. Tôi đối đãi với các vấn đề bằng quan niệm người thường và đặt bản thân mình thấp ngang với người thường: “Giữa khí và khí với nhau không có tác dụng chế ước” (Chuyển Pháp Luân)

Tại tầng thứ người thường thì làm sao tôi có thể cải biến người khác đây? Làm sao cứu độ người khác đây? Kỳ thực tình huống trong môi trường tu luyện của chúng ta cũng là phản ánh trạng thái tu luyện, giống như một tấm gương phản ánh tầng thứ tâm tính thực sự của chúng ta. Nhưng là một đệ tử Đại Pháp, đều phải ma luyện chính mình tại các chủng hoàn cảnh, tu khứ tâm chấp trước, đề cao lên trên, thì mới có thể làm tốt việc trợ Sư chính Pháp.

5. Mỗi một cá nhân đều là người điều phối, chân chính cứu độ chúng sinh

Trước đây các học viên thường dựa dẫm vào người điều phối, nhưng sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, tình huống đã thay đổi, tôi ngộ ra rằng mỗi một học viên đều đóng vai trò là người điều phối. Tôi nên tận dụng khả năng truy cập vào mạng Internet ở cơ quan để giúp các học viên không vào mạng được cùng nhau tinh tấn. Tà ác chính là muốn chúng ta bị tách lẻ ra như cát vụn, khiến cho lực lượng chỉnh thể không thể phát huy, vậy nên, dưới tình huống này, chúng ta không có cách nào công khai liên hệ với các học viên khác, Minh Huệ Net chính là mối liên kết gắn bó để các đệ tử theo kịp tiến trình Chính Pháp. Vừa nghĩ tới đây, Sư phụ liền giúp đỡ chúng tôi. Tôi thường gặp gỡ một số đồng tu mà tôi từng gặp trước đây nhưng không quen biết. Trước khi Tuần báo Minh Huệ được công bố, tôi đã tải về và in ra một vài bài viết hay, sau đó chuyển cho các đồng tu khác. Sau đó với sự giúp đỡ từ Minh Huệ Net, tôi bắt đầu sản xuất tài liệu chân tướng và đĩa CD. Là một người điều phối, mẹ tôi giao các tài liệu và CD cho vài đồng tu, và họ sẽ chuyển cho những người khác. Sau đó, chúng tôi đã mua về một chiếc máy in và mẹ tôi đã khắc phục các quan niệm về tuổi tác, nỗ lực học tập các kỹ thuật máy tính, rất nhanh chóng đã có thể tự mình in các tài liệu từ Minh huệ. Hàng ngày đều có thể lên mạng đọc các bài chia sẻ và giao lưu tu luyện với đồng tu khác trên mạng, cảm thấy như có thêm trợ thủ trên con đường tu luyện.

Cứu độ chúng sinh là một quá trình liên tục không ngừng tu luyện chính mình, thuần tịnh chính mình. Lúc bắt đầu giảng chân tướng chứng thực Pháp, vẫn còn mang theo tâm cầu viên mãn, tâm sợ hãi, tâm tranh đấu, tâm lý đám đông, hiệu quả giảng chân tướng không tốt. Lúc đối diện với người chưa lý giải, thậm chí còn nghĩ, dù sao tôi cũng đưa đạo lý cho bạn rồi, lựa chọn ra sao là việc của bạn, vẫn chấp mê bất ngộ thì tự nhận hậu quả. Hoàn toàn không có chút tâm từ bi nào, không thanh tỉnh nhận thức được trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Theo việc không ngừng học Pháp, thường xuyên được lòng từ bi của Sư tôn cảm động, suy nghĩ lại về con đường đã qua của mình, Sư tôn không ngại cực khổ vớt chúng ta từ địa ngục lên, lại không ngừng bảo hộ chúng ta trên con đường tu luyện, mọi thời khắc cảnh tỉnh chúng ta, chúng ta còn lý do gì để không làm tốt đây? Về sau, trước khi giảng chân tướng, tôi đều phát chính niệm, để cho tất cả chúng sinh đều có thể được cứu. Cho dù nhất thời họ chưa minh bạch chân tướng, tôi có gắng hết sức để giúp họ có một cơ sở tốt để về sau tiếp nhận chân tướng. Giảng chân tướng thì không cầu số lượng, giảng một người thì cần phải để cho họ thực chất minh bạch, như vậy mới có thể chân chính khiến chúng sinh được đắc cứu.

Mặt khác, tôi cảm thấy, cần tẫn đáo trách nhiệm cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp, chúng ta không thể chỉ thoả mãn với việc chỉ phát các tư liệu chân tướng và giảng chân tướng trực diện. Chúng ta cần thường xuyên tự hỏi rằng: Liệu mình đã đem hết toàn lực cứu độ chúng sinh chưa? Mình còn có thể làm thêm gì nữa? Minh Huệ Net là một tấm gương soi rất tốt trong tu luyện, giúp chúng ta nhìn thấy được thiếu sót của mình. Quá trình đọc các bài chia sẻ của các học viên khác là một quá trình hướng nội. Nếu chúng ta tìm thấy chấp trước tương tự, chúng ta nên thanh trừ nó càng sớm càng tốt.

Tôi rất hổ thẹn, tu luyện đến bây giờ, bản thân vẫn còn kém xa với các yêu cầu của Sư phụ. Trên con đường tu luyện cá nhân lẫn tu luyện trong thời kỳ chính Pháp, đã đi qua không ít đường vòng. Thẹn với sự từ bi giáo huấn của Sư tôn. Cảm thấy mình tu vẫn còn quá kém. Sư tôn từ bi vĩ đại đã ban cho chúng ta cơ hội ngàn năm này để tu luyện, chúng ta thực sự không có lý do nào để không làm tốt theo những yêu cầu của Sư phụ. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta đều có thể dũng mãnh tinh tấn tu luyện trong khoảng thời gian có hạn này và không cô phụ sự chờ đợi của Sư phụ và các chúng sinh!

Trên đây chỉ là thể hội hữu hạn của tu luyện cá nhân, có điều gì không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!

(Bài chia sẻ giao lưu tâm đắc thể hội Pháp Hội Trung Quốc lần thứ 6)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/22/212377.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/15/113144.html

Đăng ngày 22-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share