Từ Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm qua Internet cho các học viên ở Trung Quốc lần thứ sáu
Bài viết của một đệ tử ở tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 07-11-2009] Kính thưa Sư Phụ từ bi. Xin chào các bạn đồng tu.
Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 11 năm. Tôi bắt đầu tu luyện khi tôi 14 tuổi, và bây giờ tôi 26 tuổi. Trong những năm đó tôi đã chứng kiến tiến trình của Chính Pháp. Tôi đã trải nghiệm được sự từ bi vĩ đại của Sư Phụ và cảm thấy mình thật may mắn biết bao khi được là một đệ tử sống trong một thời đại phi thường như vậy. Tôi sẽ không tưởng tượng được nó là thế nào nếu tôi không tu luyện Đại Pháp hoặc nếu tôi ngừng tu luyện—nó thật là khủng khiếp! Tôi đã rất may mắn được gặp Sư Phụ, và đắc Pháp. Lòng biết ơn của tôi đối với Sư Phụ không thể diễn tả được bằng lời. Con chân thành cám ơn Sư Phụ.
Trong Pháp hội này, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu trẻ tuổi về những vấn đề mà chúng ta thường gặp phải và làm sao để vượt qua chúng.Vì tôi đã trải qua những năm đẹp nhất của lứa tuổi thanh niên dưới ân cứu độ của Đại Pháp, nên tôi có kinh nghiệm trực tiếp về một số vấn đề phát sinh, vì mục đích này tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các bạn đồng tu, đặc biệt là với những bạn đồng tu trẻ tuổi.
Trở thành một học viên
Trước hết, tôi muốn nói về việc tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công như thế nào. Tôi chia sẻ kinh nghiệm này vì nhiều học viên có một số hiểu lầm về cách dạy dỗ những học viên trẻ. Tôi xin nói về những điều đã xảy ra trong thời niên thiếu của tôi.
Năm 14 tuổi, tôi là một học sinh xuất sắc trong lớp và luôn coi thường mọi thứ. Tôi hơi ngông và luôn nghĩ rằng tôi thông minh tới mức không ai có thể sánh với tôi. Mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Công trước, sau đó bà đã khuyên tôi học. Cái danh của tôi đã che khuất tôi, và tôi không để ý gì tới điều mẹ tôi nói và coi mẹ tôi là “mê tín”. Tôi cũng tin vào sự tồn tại của những sinh mệnh cao tầng, nhưng chỉ tin rằng đó là những điều đã xảy ra cách đây rất lâu và họ không tồn tại trong thời gian và thời kỳ này. Mẹ tôi không tranh luận với tôi, bà đã đợi cho tới khi tôi bình tĩnh lại và sau đó đọc một vài đoạn của Chuyển Pháp Luân cho tôi nghe. Lúc đầu tôi không nghĩ nó là cái gì đó đặc biệt. Nhưng vì Pháp có thể quy chính lại bất kể thứ gì bất chính, một hôm bỗng nhiên tôi muốn học các bài tập công, và không lâu sau đó Thiên Mục của tôi đã được khai mở. Tôi trở nên kiên định hơn trong niềm tin của mình, và đó là lý do tại sao tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Lúc đó, tôi không coi trọng học Pháp lắm và chỉ tập các bài công pháp. Tôi hiếm khi học Pháp, vì tôi thích đọc những quyển sách khác hơn. Tôi đã cố theo kịp người khác và cảm thấy rằng sức khoẻ của tôi đã cải thiện rất nhiều. Tôi không biết về việc học thuộc Pháp lúc đó và bây giờ tôi rất hối tiếc về điều đó. Khi chúng ta còn ở thời niên thiếu, tư tưởng đầu óc của chúng ta nhạy bén hơn và chúng ta có ít quan niệm và chấp trước của người thường hơn. Nếu ai đó có lợi thế ở thời niên thiếu có thể học thuộc Pháp và ghi nhớ Pháp rõ ràng, thì người đó sẽ khó có thể quên được. Tôi nói đùa với một học viên khác, nói rằng: “Nếu tương lai tôi có một cậu con trai, tôi sẽ ép nó học thuộc Pháp, thậm chí phải đánh. Nếu một người không bắt đầu nó trong thời thơi ấu, nó sẽ rất khó khi anh ta lớn lên.” Trên thực tế đây không phải là một chuyện đùa, vì việc tự kỷ luật của một đứa trẻ là khá kém. Nếu bố mẹ của một đứa trẻ không kỷ luật nó, đó là không tốt, và đó là một hành động không có trách nhiệm với đứa trẻ.
Khi chúng tôi nói về việc kỷ luật con cái, nhiều học viên trở nên đau đầu, vì trẻ con ngày nay rất khó để dạy dỗ. Nó không tác dụng nếu bạn quá nghiêm khắc với chúng và nó cũng không có tác dụng nếu bạn quá nuông chiều chúng. Nếu bạn không xử lý tốt, có thể bạn sẽ kết thúc bằng việc đẩy đứa trẻ sang hướng đối lập. Về việc giáo dục con cái, bản thân tôi chưa có con cái, cũng không có kinh nghiệm nào, nhưng tôi thường đọc những tiểu thuyết cổ Trung Quốc và vấn đề “giáo dục con cái” nêu ra trong những cuốn tiểu thuyết đó đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Vì dụ, trong Hồng Lâu Mộng, nhân vật chính, Giả Bảo Ngọc, không thích học. Phụ thân của anh, Giả Chính, không chỉ bắt anh phải học mà còn đánh anh. Mỗi lần Giả Chính đều đánh anh rất đau. Nhưng Giả Bảo Ngọc không bao giờ thù hận bố anh vì đã đánh anh. Ngày nay chúng ta xuất hiện một hiện tượng khác như thế nào? Có nhiều điều phải suy nghĩ về cách mà các bậc cha mẹ làm hư con cái của họ trong môi trường rộng lớn hơn. Trong thời cổ đại, nhiều trẻ em thể hiện sự tôn trọng lễ phép, trong khi đó ngày nay đa số trẻ em rất là ích kỷ. Nuông chiều và làm hư con cái là một điều không tốt.
Bị kích động
Những người trẻ tuổi có thể dễ dàng mất kiên nhẫn vì họ thiếu kiềm chế và dễ bị kích động. Xã hội ngày nay khuếch trương chủ nghĩa cá nhân, nên người ta đắm mình trong đủ loại thứ xấu, điều đó có thể thể hiện trong cách mà họ hành xử. Tôi nghĩ có thể đây cũng là lý do mà những người trẻ tuổi dễ dàng trở nên kích động. Khi tôi chỉ cho những học viên khác cách để sử dụng những loại công nghệ mới, tôi đã trở nên rất sốt ruột khi họ học nó không nhanh. Vậy nên, khi tôi chia sẻ với những học viên khác, tôi đã không chú ý tới cảm giác của họ và tôi nói rất nhanh. Nếu những học viên khác chỉ ra việc không ân cần tử tế của tôi, tôi chỉ nghĩ mình đang nói thẳng, nói thật. Tôi nghĩ những học viên khác có những quan niệm mạnh mẽ và thấy nó thật rắc rối nếu không thể nói trực tiếp. Khi tôi cố gắng sửa chữa những vấn đề kỹ thuật, khi tôi không thể giải quyết chúng, thay vào hướng nội tìm kiếm bên trong, tôi đã trở nên tức giận tới mức chỉ muốn đập tan cái máy ra thành từng mảnh.
Tôi biết nhiều học viên trẻ có những kinh nghiệm tương tự. Có một câu nói về những người trẻ tuổi: “Tâm họ luôn dao động và họ dễ bị kích động.” Dao động có nghĩa là họ không tu luyện kiên định đủ, bị kích động là thể hiện ma tính của một người. Họ nuôi dưỡng nhiều tâm chấp trước, như là tâm tranh đấu, ích kỷ, và cũng không thể chấp nhận những lời phê bình. Để vượt qua những thứ này tôi đã coi điều quan trọng nhất là nhìn vào bên trong, để xem tôi thiếu sót ở đâu. Ngày nay đa số thanh niên là có những loại quan niệm người thường này, và nó đã trở thành tự nhiên. Họ thậm chí không nhận ra nó, chứ chưa nói tới việc họ chỉnh sửa bản thân họ.
Tôi đã từng thiếu từ bi. Khi tôi nói chuyện với các bạn đồng tu, tôi thường mỉa mai châm biến, làm họ thực sự khó chịu. Nhưng tôi đã không nhận ra rằng tôi đang làm như thế. Một học viên ở với tôi một thời gian, dần dần đã nhận ra cách nói chuyện của tôi và đã nói với tôi về nó. Lần này chính tôi là người rất khó chịu, và tôi nói với cô ấy: “Không ai có thể chịu đựng được cách mà cậu nói chuyện!” Cô ấy đáp lại: “Mình học nó từ cậu đấy chứ. Cậu không biết cách mà cậu nói chuyện làm người khác rất khó chịu hay sao?” Tôi không nói được gì. Tôi không thể tin điều đó. Tôi đã thực sự nói chuyện như thế sao? Sao tôi không nhận ra nó nhỉ? Tôi bẳt đầu chú ý sát sao bản thân, để xem tôi thực sự là như thế nào. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu chủ động kiểm soát tâm thái của tôi khi nói chuyện, và tôi cố nói chuyện với các bạn đồng tu một cách bình tĩnh nhẹ nhàng và buông bỏ tất cả quan niệm người thường của tôi. Tôi phải mất một thời gian để thay đổi, và tôi không nói rằng giờ đây tôi đã thay đổi hoàn toàn, nhưng sự tiến bộ thì rất đáng kể.
Nhận ra vấn đề là bước đầu tiên, sau đó học Pháp nhiều hơn đã giúp tôi xây dựng một nền tảng chắc chắn. Để bản thân không bị kích động nữa, cách tốt nhất là để bản thân mình chứa đầy Pháp. Khi gặp mâu thuẫn, tôi sẽ cố giữ bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp. Nên tôi tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ hoàn toàn vượt qua chấp trước này.
Truy cầu an nhàn thoải mái
Cầu an nhàn thoải mái trong cuộc sống đã trở thành mục tiêu đầu tiên trong xã hội người thường. Ở Trung Quốc đại lục, thế hệ học viên nhiều tuổi có thể chịu đựng gian khổ tốt hơn, vì họ vẫn còn có bản chất của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Một học viên lâu năm là một cựu chiến binh trong thời chiến tranh Triều Tiên có thể chịu đựng được rất nhiều gian khổ. Thậm chí khi ông đổ mồ hôi rất nhiều trong khi thiền định, ông vẫn không đặt chân xuống. Ông nói: “Nó không đáng kể gì khi so với những gian khổ mà chúng tôi đã trải qua trước kia; cái này rất dễ dàng.” Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là những người sinh năm vào những năm 1980 về sau, họ không chịu đựng được một chút khổ, do vậy rất khó cho họ để chịu khổ, họ cũng không muốn. Họ cầu an nhàn thoải mái trong cuộc sống. Đối với tôi, truy cầu an nhàn thoải mái được thể hiện trong hai phương diện: lười biếng và muốn vui đùa. Hai chấp trước này đã dẫn đến phí phạm thời gian, và rất khó để vượt qua chúng.
Tính lười biếng của tôi được phản ánh trong việc không muốn luyện công. Tôi thích học Pháp hơn luyện công. Học Pháp nhiều tất nhiên là một điều tốt, nhưng luyện công cũng quan trọng. Nhiều học viên lâu năm đã chia sẻ những cảm giác tương tự về việc luyện công. Khi họ luyện công xong họ cảm thấy rất thoải mái, và cảm thấy khó chịu khi họ không luyện công. Đối với những học viên trẻ, họ không có những cảm giác mạnh mẽ như thế về kết quả của việc luyện công hoặc không, nên một vài người không chú ý tới nó. Tôi hiểu lợi ích của việc luyện công, nhưng khi tôi nghĩ về việc dùng hai tiếng luyện công, tôi trở nên sợ, đặc biệt khi tôi rất mệt mỏi. Tôi biết rõ rằng trong tâm rằng luyện công là cách tốt nhất để thư giãn, nhưng ngay khi chủ nguyên thần kiểm soát, tôi lại lên giường đi ngủ. Trong nhận thức của tôi, ngủ không phải là cách tốt nhất để nghỉ ngơi. Một người ngủ càng nhiều, anh ta càng trở nên đần độn.
Một học viên trẻ mà tôi biết, bắt đầu tu luyện năm 2004, vẫn không thể ngồi trong thế hoa sen và không luyện công nhiều. Cô học Pháp rất tốt và có thể nhớ mọi thứ sau khi đọc Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên. Cô chỉ kém trong việc luyện công. Chắc là có điều gì đó liên quan đến môi trường tu luyện của cô, nhưng nhân tố quan trong nhất nằm ở sự lười nhác của cô ấy. Một lần khi đọc Chuyển Pháp Luân, cô đọc: “Người ta chỉ coi trọng chữ ‘luyện’ mà chẳng coi trọng chữ ‘tu’.” Nhưng cô đã đảo lộn hai chữ ‘tu’ và ‘luyện’ với nhau và đọc thành: “Người ta chỉ coi trọng chữ ‘tu’ mà chẳng coi trọng chữ ‘luyện’.” Khi cô nhận ra cô đã nhầm, cô nhanh chóng đọc lại và cố để chính sửa. Nhưng sau đó cô lại mắc lỗi tương tự. Sau khi đọc đi đọc lại vài lần, cô bỗng nhiên ngộ ra rằng việc đọc nhầm của cô không phải ngẫu nhiên, đó là để cô ngộ. Điều này nói rằng luyện công thật sự quan trọng.
Về việc luyện công, tôi cũng vẫn bị ảnh hưởng bởi tính lười nhác. Tôi biết rằng điều này không đúng và không tốt cho tôi. Sự thiếu tinh tấn trong luyện công của tôi đã dẫn đến những triệu chứng bệnh trong mũi của tôi, và tôi luôn hắt hơi xổ mũi. Nó diễn ra như vậy trong vài năm nay, nhưng tôi vẫn không thể loại bỏ nó. Trong tương lai, tôi sẽ làm tốt hơn để chính lại bản thân mình. Tôi cũng hy vọng rằng những học viên có chấp trước tương tự sẽ chỉnh sửa lại bản thân và không bị rơi vào chấp trước lười biếng.
Về chấp trước vui chơi, vì tôi là con gái, theo lẽ tự nhiên, tôi không chấp trước vào chơi game. Về tác hại của việc chơi game, trang web Minh Huệ đã đăng một bài về nó, nên tôi sẽ không nói chi tiết hơn. Tôi chỉ muốn kể lại một bài học mà tôi đã học được.
Có một chò chơi game trên trang web rất nổi tiếng gọi là “Trang trại hạnh phúc” (Barn buddy). Nó là về việc trồng trọt trên một mảnh đất, và nó yêu cầu bạn phải mua hạt giống, sau đó gieo trồng chúng. Khi hạt giống nẩy mầm và lớn lên, bạn tưới nước cho cây, sau đó thu hoạch và bán chúng. Sau đó lại bắt đầu lại. Vì tốc độ của trò chơi này khá chậm, tôi đã bắt đầu chơi. Khi tôi giết những con rệp trên cây, tôi nghĩ về bài viết trên Minh Huệ. Bài viết nói: “Khi một ngươì giết một sinh mệnh qua trò chơi game trên trang web, thì kết quả là mệnh đó ở không gian khác đã chết thật sự.” Tôi cảm thấy hơi không thoải mái với điều này, nhưng nó vẫn không ngăn được tôi chơi. Một hôm ban quản lý nơi tôi làm việc bỗng nhiên bảo mọi người đi ra ngoài và bắt ốc sên. Mỗi người được yêu cầu phải bắt 1 kg ốc sên. Có người chuyên chịu trách nhiệm cân ốc sên, nếu bạn không đáp ứng đủ trọng lượng bạn sẽ bị phạt nặng. Đối mặt với một quyết định lố bịch như vậy của ban quản lý, mẹ tôi đã bảo tôi nhìn vào bên trong và xem tôi có làm điều gì không đúng không mà đã gây ra sự việc này. Tôi nghĩ đi nghĩ lại và cuối cùng nhớ ra trò chơi game. Tôi đã nhận ra những hậu quả tiêu cực của việc chơi game, do vậy tôi đã nhanh chóng ngừng chơi và xoá tất cả những trò chơi mà tôi đã từng tải về.
Bỏ thói quen chơi game không quá khó để làm. Khi tôi kiên quyết làm, tôi đã có thể làm được. Khi tôi xoá những trò chơi game của mình, tôi không cảm thấy như là tôi đang làm nó, nhưng khi tôi nghĩ về việc phải đi bắt ốc sên, tôi đã kiên quyết hơn để xoá bỏ mọi thứ. Có một học viên trẻ đã bị những con ma đi theo khi anh ta chơi những trò chơi điện tử trên máy tính. Biết được những hậu quả khủng khiếp của việc chơi những trò chơi điện tử trên máy tính, tôi đã hoàn toàn loại bỏ chấp trước này khá dễ dàng.
Hư Danh
Sư Phụ nói:
“Nhưng học viên Trung Quốc có một việc làm chưa tốt, thì khi người khác chỉ ra họ lập tức nói: Bạn không biết đó thôi, lúc đó là tình huống này, là như thế này thế kia.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006]”).
Đây hình như là một vấn đề chung đối với những học viên ở Trung Quốc đại lục, đặc biệt là những thanh niên có tính kiêu hãnh tự cao tự đại không muốn thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Vì tôi là một học viên từ hồi thơ ấu nên tôi không quá chấp trước vào nó. Nhưng tôi rất thẳng thắn trực tính, và tôi thích chia sẻ với người khác khi tôi không rõ ràng về sự tu luyện của mình, hay tôi không thể vượt qua một vài khảo nghiệm hoặc tôi thiếu sót ở đâu đó. Một vài học viên đã phê bình tôi, nhưng nếu đó là họ, họ sẽ quá nhút nhát để nói về những điều này. Trên thực tế, tại sao một người lại rụt rè nhút nhát? Những học viên không phải là các vị Thần, nên không có sao cả nếu họ mắc lỗi. Khi tôi không rõ ràng, tôi thường dành nhiều thời gian để nhìn vào bên trong, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn không thể tự khám phá ra, nên tôi chia sẻ với những học viên khác. Đôi lúc thậm chí trước khi nói xong, tôi đã tìm thấy câu trả lời và tìm ra cách để xử lý. Ma quỷ sợ nhất là bị vạch trần, nên khi chúng ta chia sẻ những chấp trước của chúng ta, đó chính là bắt đầu đủ dũng cảm để đối mặt với ma quỷ và là bước đầu tiên trong việc loại trừ nó.
Sắc dục
Mới đầu tôi nghĩ rằng sắc dục chỉ là sắc tâm, nhưng sau này tôi đã khám phá ra rằng nó không hẳn là như vậy. Sắc dục là chỉ “hữu sắc”, và nhận thức của tôi là nó là một vật chất có hình thái trong thế giới này. Một bài viết đăng trên trang web Minh Huệ nói rằng ai đó chấp trước vào việc giảm cân cũng là một phản ánh của “sắc tân”, điều đó thực sự có ý nghĩa.
Tôi từng có nghiệp lực mạnh mẽ và cuối cùng tôi đã nhận ra nguyên nhân gốc rễ của nó đến từ việc những tiểu thuyết và xem phim ảnh và TV, nên tôi đã bỏ những thứ đó. Những học viên trẻ thường có khuynh hướng dễ bị chấp trước vào tiểu thuyết, phim ảnh và TV trong xã hội người thường. Họ không nhận ra rằng đạo đức xã hội nhân loại đã bại hoại đáng sợ, các nhân tố xấu ở khắp nơi đang làm ô nhiễm tư tưởng con người. Các học viên là cực kỳ trong sạch, nên họ không được để những thứ xấu đó rót vào đầu óc họ. Nếu tư tưởng của một người đầy những thứ bẩn thỉu đó, làm sao họ không phát sinh sắc tâm, và làm sao họ có thể loại trừ chúng dễ dàng? Những vị Phật và Đạo ở gần Tam Giới phải được thay thế mỗi mười năm vì sự ô nhiễm từ Tam Giới. Chúng ta đang ở trong người thường: làm sao chúng ta có thể tiếp thụ những thứ xấu đó?
Khi tôi đang xem Cuộc thi Violin Toàn cầu của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân, tôi đã nhìn thấy một nam thí sinh có bàn tay rất đẹp, và tôi đã không thể không khen ngợi anh. Sáng hôm sau khi tôi đang đi trên đường, tôi đã va vào một vài thanh niên trẻ đẹp trai. Sau đó tôi trở nên cảnh giác, như một vài học viên đã nêu ra, nếu người nào đó khác giới thích bạn, nó có nghĩa là bạn đã không tu luyện tốt và có quá nhiều chấp trước. Vậy tôi đã sai điều gì? Tôi liên tục nhìn vào trong và bỗng nhiên nhớ rằng tôi đã khen ngợi bàn tay của nam thí sinh trước đó. Tôi đột nhiên hiểu ra. Tôi không bao giờ nghĩ rằng khen ngợi người khác cũng có liên quan đến sắc tâm. Những yêu cầu đòi hỏi trong tu luyện thực sự cao! Nhất niệm nhất hành của mỗi học viên phải dựa vào Pháp, và nó sẽ không tác dụng nếu học viên chỉ chệch chút xíu!
Tôi cũng muốn nói về hôn nhân. Từ khi còn trẻ, tôi đã tự nhủ sẽ không kết hôn. Lúc đó, tôi còn đang đi học, nên tôi không phải nghĩ nhiều về nó. Bây giờ tôi đã đi làm, và tôi không còn trẻ nữa, nhưng tôi vẫn không thay đổi tư tưởng của mình và cũng không có bất kể áp lực phải kết hôn nào từ cha mẹ tôi.
Những học viên trẻ mà tôi biết hiểu biết rõ ràng về vấn đề hôn nhân. Nhiều học viên trung tuổi hoặc nhiều tuổi hơn không thể chấp nhận điều đó. Đặc biệt là những học viên ở vùng nông thôn. Ngay khi tôi đưa vấn đề này ra, họ nói: “Chúng ta vẫn nên phù hợp với xã hội người thường.” Những học viên mà có cùng nhận thức, nếu các bạn không thể hiểu những học viên trẻ của các bạn, xin hãy nghĩ về một điều: Thời gian trong Chính Pháp là rất quý giá; đó là một vấn đề chúng ta coi điều gì là quan trọng nhất: bảo vệ cách sống của một người thường hay tận dụng thời gian để cứu người? Tôi hiểu rằng ở vùng nông thôn, nếu con trai hay con gái của một người không kết hôn đúng thời điểm, thì bố mẹ sẽ chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta là những đệ tử Đại Pháp. Mục đích đến đến nhân thế của chúng ta là gì? Nếu chúng ta có thể nhìn nhận từ quan điểm của Pháp, thì chúng ta sẽ có thể có lựa chọn đúng. Đây chỉ là hiểu biết của cá nhân tôi. Điều mà Pháp yêu cầu là tu luyện tâm tính của chúng ta, chứ không yêu cầu chúng ta có kết hôn hay không.
Chấp trước vào danh và lợi
Những nam học viên trẻ không thể dễ dàng buông bỏ những chấp trước của họ vào danh và lợi. Tất nhiên, một người muốn kiếm nhiều tiền hơn để chu cấp gia đình họ tốt hơn, và điều đó không có gì sai cả. Điều then chốt là tâm tưởng của người đó, họ có chấp trước vào danh và lợi hay không.
Tôi chỉ kiếm tiền để đáp ứng những nhu cấu thiết yếu, vì tình hình tài chính của bố mẹ tôi khá tốt. Tôi có nhiều thời gian rỗi hàng ngày, nên tôi dành thời gian làm ba điều. Tôi nhận ra rằng Sư Phụ đã an bài điều này cho tôi. Vài năm trước khi tôi còn đang đi học, tôi đã không dành nhiều thời gian cho tu luyện, và tôi đã bị tụt lại đang sau. Bây giờ Sư Phụ đã an bài cho tôi môi trường này để theo kịp. Tôi chưa bao giờ có bất kể kỳ vọng gì về công việc của tôi, nhưng một hôm, chúng tôi biết rằng chức vụ của chúng tôi sẽ thay đổi. Tôi rất vui, vì nó có nghĩa là mức lương của chúng tôi sẽ tăng gấp đôi. Nhưng cuối cùng chẳng có gì xảy ra cả. Tôi cảm thấy thất vọng, và nhận ra rằng tôi vẫn còn chấp trước vào danh và lợi. Nếu chức vụ của chúng tôi mà thay đổi, thì tôi sẽ trở nên bận rộn hơn với công việc và không có nhiều thời gian cho tu luyện. Tôi không mong muốn rằng tôi sẽ phải lựa chọn giữa Pháp và lợi ích cá nhân của mình. Tôi cảm thấy hổ thẹn. Mặc dù lần này tôi đã làm sai, nhưng tôi không còn chấp trước vào những lợi ích này nữa.
Sau cùng, đối với những học viên trẻ, ân cứu độ của Sư Phụ và vinh dự là những đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp chỉ có một lần này thôi. Chúng ta may mắn được sống trong thời đại tuyệt diệu này và may mắn đắc được Pháp. Nểu một người bỏ lỡ cơ hội này và thay vào đó lại đi truy cầu theo đuổi những ảo vọng ở nhân gian, điều đó là đáng tiếc đáng thương nhất! Tôi đã thấy nhiều học viên trẻ không thể thoát ra khỏi những cám dỗ của thế giới con người. Hỡi các bạn đồng tu! Nếu các bạn không muốn rớt xuống và hối tiếc mãi mãi trong tương lai, xin hãy khẩn trương tinh tấn, cứu độ chúng sinh, và bước đi tốt những bước cuối cùng trong hành trình của các bạn, để xứng đáng với ân cứu độ của Sư Phụ từ bi của chúng ta!
Xin cám ơn Sư Phụ.
Vì hiểu biết hạn chế của tôi, xin từ bi chỉ ra những gì chưa đúng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/7/211992.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/5/112841.html
Đăng ngày 20-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.