[MINH HUỆ 15-12-2018] Tiếp theo Phần 9
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (cũng được gọi là Pháp Luân Công) giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thụ ích cả thân lẫn tâm từ môn tu luyện cổ xưa này. Những người tu luyện pháp môn này đều có một thân thể khỏe mạnh và lối suy nghĩ tích cực. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được dạy trong pháp môn này khiến người tu luyện trở thành những người tốt hơn trong xã hội.
Những chia sẻ dưới đây nói về những người có cuộc sống thay đổi tốt hơn sau khi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện sau đây sẽ giúp ích cho các bạn đọc và giúp mọi người hiểu tốt hơn về môn tu luyện này.
Khỏi bệnh nhiễm trùng máu sau một tuần tu luyện Đại Pháp
Ông Ngô Tuấn Đức, 59 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ông nguyên là nhân viên của Đường sắt Cẩm Châu.
Tháng 7 năm 1997, ông Ngô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Trước đó, ông từng bị chẩn đoán bị nhiễm trùng máu giai đoạn cuối, mất đi chức năng tạo máu và lượng tiểu cầu trong máu cực thấp. Lúc phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn, nên các bệnh viện đều tuyên “án tử” với ông.
Thời điểm đó ông mới chỉ ngoài 30 và không cam tâm chờ chết. Ông đã thử luyện nhiều môn khí công nhưng đều không có kết quả. Một người đồng nghiệp đã gợi ý ông hãy luyện Pháp Luân Công, vì lúc đó người ta biết rằng nhiều người tập luyện môn khí công này đã khỏi bệnh.
Sau khi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công lần đầu, ông cảm thấy thân thể vô cùng khoan khoái, do đó ông tiếp tục luyện công mỗi ngày. Ông cũng đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và dần dần minh bạch tại sao con người lại có bệnh.
Ông cũng hiểu được rằng ông cần phải chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công làm người tốt, thủ đức, tu tâm tính trong cuộc sống hàng ngày.
Sau một tuần lễ, ông cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và mọi triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu đều biến mất.
Chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày
Những biến hóa thần kỳ trên thân thể của ông Ngô kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công đã khiến ông nhận ra Đại Pháp trân quý nhường nào, nên ông càng quyết tâm kiên định tu luyện. Giờ đây, ông nỗ lực yêu cầu bản thân hành xử chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày. Ông luôn suy nghĩ cho người khác trước và cố gắng trở thành người tốt ở trong mọi hoàn cảnh.
Tại nơi làm việc, ông luôn tuân theo chỉ đạo của lãnh đạo và chăm chỉ làm việc. Ông không bao giờ phải lo lắng tìm cách bảo vệ lợi ích cá nhân, và ông luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong mọi hoàn cảnh dù công việc có khiến ông mệt nhọc đến đâu.
Trước kia, ông Ngô được mọi người biết đến là người tính khí nóng nảy, luôn sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích cá nhân. Không ai dám bảo ông phải làm gì. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông đã thay đổi và trở thành một người thiện lương. Hễ ai gặp khó khăn cần giúp đỡ là ông không hề do dự. Đã hơn một lần ông cứu giúp người đang gặp nguy hiểm bất chấp an nguy của bản thân.
Cứu người khỏi bị tàu hỏa cán qua
Có vài năm ông sống gần đường sắt ở Thẩm Dương. Thời gian đó có nhiều học sinh phải băng qua đường ray để tới trường học. Có những đoàn tàu dài thường xuyên dừng trên đường ray rất lâu, suốt cả một buổi mà chưa rời đi.
Một số học sinh rất sốt ruột về nhà ăn trưa nên đã lựa chọn lối đi ngắn nhất là bò phía dưới gầm tàu, cắt ngang qua đường ray. Một hôm, một cậu bé 11 tuổi đang đẩy xe đạp vào dưới gầm tàu hỏa thì vừa hay tàu hỏa bắt đầu khởi động. Cậu bé sợ chết điếng, không biết phải làm gì và gào khóc.
Thấy vậy, ông Ngô không chút do dự chui vào gầm tàu, bảo cậu bé bỏ lại xe đạp và kéo cậu bé ra, rồi hai người từ từ đi cùng với đoàn tàu đang từ từ lăn bánh. Khi thấy có cơ hội để thoát ra, ông liền túm lấy cậu bé và nhảy thoát khỏi chiếc tàu đang di chuyển.
Hàng ngày ông còn thường đến chỗ đó để quan sát quanh tàu hỏa một cách cẩn thận, xem có ai gặp nguy hiểm không. Ông đã vài lần giải cứu các bé thoát khỏi nguy hiểm.
Có lần một phụ nữ ngoài 60 tuổi đi cắt ngang qua đường ray trong khi tàu hỏa đang lao đến với tốc độ cao. Bà nghĩ rằng chiếc tàu sẽ dừng lại ở nhà nga, nhưng ai dè nó chỉ đi qua sân ga và thậm chí còn không giảm tốc độ.
Mọi người ở sân ga trông thấy tình cảnh nguy hiểm của bà và hét to lên để ra hiệu cho bà. Bà cố gắng bò lên trên sân ga nhưng không thể. Ông Ngô vội lao tới và kéo bà ra khỏi đường ray ngay trước mũi tàu.
Cứu người trong vụ tai nạn giao thông
Một hôm, có một bác sỹ bị tai nạn xe máy. Chiếc xe máy đổ ra đường còn người phụ nữ hôn mê bất tỉnh. Ông Ngô đang đi trên đường và trông thấy tình cảnh đó, vội vàng chạy tới cứu giúp. Người qua đường biết vị bác sỹ đó đều nói: “Đừng động vào cô ta. Gia đình cô ta toàn những người điêu ngoa, họ chắc chắn sẽ ăn vạ tống tiền anh.”
Ở Trung Quốc ngày nay, việc người cứu giúp lại bị tống tiền là chuyện thường thấy. Nên khi ai đó thấy có tai nạn, họ thường tránh càng xa càng tốt.
Nhưng ông Ngô đã không hề có định kiến như vậy và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Ông đã đỡ người phụ nữ đó dậy, chặn xe buýt lại và đưa cô ấy lên xe. Vừa hay người tái xế xe buýt lại biết nữ bác sỹ đó và đã đưa cô ấy tới một bệnh viện ở Thẩm Dương.
Sau đó, gia đình người bác sỹ này đã hỏi thăm tung tích của ông Ngô và tìm đến cảm tạ ông.
Còn có một lần khác vào mùa thu năm 2004, khi ông Ngô đang đi dạo ở gần một cây cầu, thì có một chiếc xe ba bánh đã bị trượt ở khúc quành lên cầu và bị rơi xuống một con mương sâu chừng hai mét. Chiếc xe tải bị lật ngược và đầu của người tài xế bị cắm xuống. Anh ấy không thể nhúc nhích được và bị choáng.
Lúc đó có rất nhiều người vây xung quanh xem rất náo nhiệt, nhưng không có ai tiến lại giúp đỡ. Ông Ngô lập tức đi xuống mương và dùng tay áo đập bể kính xe. Ông kéo người tài xế ra theo lối cửa sổ xe bởi cửa xe bị kẹt.
Tay của ông Ngô bị kính cắt vào làm chảy máu. Ông đặt người đàn ông nằm lên bờ mương, người này mặt be bét máu và hơi thở nồng nặc mùi rượu. Được sự giúp đỡ của một cậu thanh niên, ông Ngô đã leo lên dốc và kéo người đàn ông bị tai nạn đó đến nơi an toàn.
Khoảng sáu phút sau, người đàn ông đó tỉnh lại. Anh ta nói rằng anh ta họ Vạn và nhờ ông Ngô gọi điện cho người nhà anh ta. Người nhà anh ta đến và đưa anh ta đi viện. Trước khi rời đi, Vạn hỏi xin ông Ngô danh thiếp. Ông Ngô nói: “Anh cần phải nằm bệnh viện, tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh hãy nhớ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ là được.”
Bị bức hại vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công
Ông Ngô bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại bởi từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông buộc phải rời nhà sống trôi dạt để tránh bị sách nhiễu và bắt giữ. Ông không có thu nhập và cuộc sống không dễ dàng gì. Nhưng ông vẫn không hề yêu cầu những người ông cứu giúp phải báo đáp ông. Ông luôn suy nghĩ cho người khác trước.
Ông Ngô đã cải biến thành một người tốt luôn giúp đỡ người khác mỗi khi họ cần. Ông trở thành một người thiện lương như vậy là bởi ông tu luyện Pháp Luân Công.
* * *
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, lấy đặc tính tối cao của Vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, với năm bài công pháp giản đơn, đẹp mắt phụ trợ, có thể giúp người tu luyện chỉ trong một thời gian ngắn tâm thân tịnh hóa, đạo đức hồi thăng.
Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công trước khi Trung Cộng đàn áp pháp môn tu luyện này vào năm 1999.
Trong gần 20 năm bị Trung Cộng bức hại mọi mặt, Pháp Luân Công không hề bị Trung Cộng xóa sổ, ngược lại, còn truyền rộng ở hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang 39 thứ tiếng. Ngày nay, ở nhiều quốc gia và địa khu trên thế giới, đều có điểm luyện công của Pháp Luân Công, cũng có thể nhìn thấy các học viên luyện công tập thể, hoằng dương vẻ đẹp của Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/12/380221.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/22/174720.html
Đăng ngày 24-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.