Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-11-2018] Tiếp theo Phần 5
Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thân tâm thụ ích từ môn tu luyện tự thân này, họ được hưởng lợi ích về sức khỏe, đồng thời nhân sinh quan thay đổi theo hướng tích cực. Họ là những người thiện lương và biết suy nghĩ cho người khác, gia đình thuận hòa, và toàn xã hội đều được thụ ích.
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập pháp môn đã giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Dưới đây là một số câu chuyện về những người mà cuộc sống của họ đã cải biến tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp người đọc chân chính liễu giải Pháp Luân Đại Pháp, và càng hy vọng quý vị có thể được thân tâm thụ ích từ Đại Pháp giống như các nhân vật chính trong câu chuyện.
Kỹ sư trưởng Bắc Kinh tìm thấy con đường nhân sinh của mình
Mặc dù ông Lưu Vĩnh Vượng xuất thân trong một gia đình bần nông, nhưng ông rất hiếu học và có thành tích học tập ưu tú. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho một công ty nước ngoài ở Bắc Kinh và nhanh chóng trở thành quản lý bộ phận và kỹ sư trưởng.
Khi ông Lưu còn trẻ, ông có hai nguyện vọng. Một là, ông muốn tìm được khoa học chân chính, thứ mà không thể bị con người lợi dụng để làm việc xấu. Ông đã sớm phát hiện ra rằng khoa học hiện tại vẫn chưa đủ khoa học, vì nó dường như luôn mang đến tác dụng phụ có hại. Một ví dụ điển hình là Alfred Nobel, người nghiên cứu ra thuốc nổ để giúp xây dựng đường xá cải thiện đời sống cho nhân loại, nhưng đã bị dùng để chế tạo vũ khí giết người.
Nguyện vọng thứ hai, ông muốn tìm được một tiêu chuẩn bất biến có thể nhận định người-xấu. Ông luôn muốn làm người tốt, nhưng trong xã hội hiện tại, quan niệm đúng sai khiến ông rất khó minh bạch tiêu chuẩn của một người tốt là gì. Ví dụ như, bạn làm lãnh đạo mà không nhận quà biếu thì có thể bị người ta nói là “giả tạo”; bạn nhờ người khác làm giúp việc gì mà không biếu lễ vật thì có thể bị nói là “không biết điều”,… Những thứ này đều là mỗi người đứng tại giác độ của bản thân mà định nghĩa.
Ông để ý thấy rằng trong công viên ở gần nơi ông sinh sống có nhiều người luyện Pháp Luân Công vào mỗi sáng sớm. Ông vốn có hứng thú với khí công nên đã tìm một cuốn sách Pháp Luân Công và đọc một cách nghiêm túc. Đọc xong ông phát hiện rằng so với các môn khí công khác, Pháp Luân Công không chỉ dạy công không thu phí, mà còn có một điểm hết sức đặc biệt là không hứa hẹn rằng luyện công là bệnh sẽ khỏi. Mà để có thể khỏi bệnh, thì một người phải trở thành một người tốt, đề cao tâm tính của bản thân. Ông biết rằng cuối cùng mình đã tìm được khoa học chân chính mà “không bao giờ có thể bị lợi dụng làm công cụ hủy diệt mà chỉ luôn mang lại điều tốt cho con người.”
Lần đầu tiên đọc sách Chuyển Pháp Luân, ông thấy trong sách giảng: “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)ông đã rất chấn động. Ông biết rằng ông đã tìm được tiêu chuẩn vĩnh viễn bất biến đo lường người tốt xấu. Ông quyết tâm đi sâu vào thực tiễn. Càng tu luyện, ông lại càng cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp là khoa học siêu thường và là khoa học chân chính.
Ông chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, trong công tác và cuộc sống dần dần xem nhẹ danh lợi, làm việc gì cũng luôn nghĩ cho người khác. Ông thường vô tư chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với các kỹ sư cấp dưới. Có thời gian rảnh ông sẽ dạy đồng nghiệp các sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp khác. Ông được tín nhiệm và kính trọng bởi sự trung thực và tận tụy của mình.
Người đàn ông Bảo Định tìm thấy đáp án nhân sinh
Ông Lưu Huy, là người ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Từ nhỏ ông đã ốm yếu và nhiều bệnh. Mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh, ông đã thử học võ thuật và khí công từ hồi còn học cấp ba. Theo năm tháng khi trưởng thành hơn, ông luôn trăn trở về nhân sinh, rằng chẳng lẽ nhân sinh lại chỉ đơn giản là cuối cùng sẽ già đi và chết. Ông muốn biết con người rốt cuộc là sống vì điều gì? Những người làm tổn hại và bắt nạt người khác không lẽ cứ chết là hết sao, và những món nợ đó sẽ được xóa sạch sao?
Năm 1994, ông thấy có một bức ảnh của một thầy khí công đăng trên trang bìa của một cuốn tạp chí khí công. Ông thấy vị khí công sư này đang đả tọa song bàn và có một vầng hào quang sắc vàng quanh đầu của ngài ấy. Ngay lập tức ông đọc cuốn tạp chí và biết rằng người đó chính là Đại sư Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập của Pháp Luân Công. Bằng cách nào đó ông biết rằng đây chính là Sư phụ khai ngộ mà ông đang tìm kiếm. Ông dựa theo hình minh họa động tác luyện công của Đại sư Lý ở trong cuốn tạp chí để học luyện, tuy động tác chưa hoàn toàn chuẩn xác, nhưng ông đã cảm thụ được năng lượng rất mạnh mẽ.
Sau đó ông biết rằng một người họ hàng của mình từng trực tiếp tham gia lớp học của Sư phụ Lý Hồng Chí, được nghe Sư phụ giảng dạy. Ông lập tức tới nhà của bà ấy và được bà giúp chỉnh lại các động tác cho đúng đắn. Bà còn đưa cho ông Lưu băng ghi âm bài giảng Pháp của Sư phụ ở Tế Nam.
Về nhà, ông Lưu nghe các bài giảng Pháp cả ngày lẫn đêm, và nhận ra rằng mọi nghi vấn của ông— Con người sống vì điều gì? Vì sao có sinh, lão, bệnh, tử? Con người từ đâu đến? Con người sẽ đi về đâu sau khi chết? Ý nghĩa nhân sinh là gì?— tất cả đều được giải đáp.
Ông Lưu kiên tín Pháp Luân Đại Pháp. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, ông luôn yêu cầu bản thân chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để hành xử. Ông làm việc cẩn trọng, tận tụy, nhưng vẫn khiêm tốn ham học hỏi. Ông nhiệt tình quan tâm đồng nghiệp và được đồng nghiệp và mọi người tán đồng và tín nhiệm. Trong tổ kỹ thuật của ông có hơn 40 người, nhưng cuối cùng ông là người được lựa chọn để cử đi học tập kỹ thuật mới nhất liên quan để phục vụ cho công việc.
Sau khi Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công năm 1999, ông Lưu vì kiên trì tu luyện mà đã bị bắt giữ năm lần và bị giam cầm. Nhưng hết thảy khó khăn đều không thể làm hao mòn ý chí của ông, trong hoàn cảnh gian nan đó, ông vẫn chăm chỉ làm việc, nhận được tín nhiệm, và đã vài lần được bầu là “nhân viên xuất sắc”.
Ba chị em ngừng ý định tự tử
Bà Đỗ Hạ Tiên ở huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc từng mất mẹ khi mới 17 tuổi. Mẹ bà đã tự tử sau khi ẩu đả với cha bà. Đối diện với hoàn cảnh bất hạnh của gia đình, bà đã phải bỏ học.
Cha bà tái hôn, và ông và mẹ kế của bà cũng thường xuyên đánh nhau, cộng thêm hai người họ sức khỏe vô cùng yếu kém, bệnh tật đầy người, ngày ngày thuốc men. Đối diện với áp lực gia đình to lớn như vậy, ba chị em bà Đỗ quả là khổ không thể tả.
Một phương diện khác, ám ảnh của việc mẹ tự sát luôn phủ trùm trong tâm trí mấy chị em bà Hạ Tiên, bà và em gái, em trai bị ảnh hưởng, nên nếu có khó khăn gì không vượt qua được thì họ liền nghĩ đến việc tự sát. Em gái của bà Hạ Tiên càng nghiêm trọng hơn, từ nhỏ vốn tự ti, sau khi tốt nghiệp trung học, vì không đỗ đại học, nên đã ba lần uống thuốc ngủ tự tử, tuy nhiên may mắn được cứu sống.
Bà Đỗ kết hôn ở tuổi 21, nhưng bà vẫn thường xuyên về nhà mẹ đẻ để tận mắt xem xét tình hình của em gái và em trai. Chồng bà thường xuyên không về nhà vào ban đêm, nên hai vợ chồng luôn cãi vã. Lo lắng cho em trai và em gái, thất vọng vì hôn nhân, khiến bà Đỗ Hạ Tiên vô cùng khổ não, suy nghĩ tự vẫn hay nổi lên, nhưng nghĩ đến đứa con thơ dại bà lại thôi.
Năm 1996, cha bà Đỗ và mẹ kế của bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Họ trở nên khoan dung nhẫn nhượng và không còn gây lộn với nhau nữa, sức khỏe của họ cũng được cải thiện to lớn. Sau khi đọc sách của Pháp Luân Đại Pháp, em gái bà Đỗ nhận ra rằng việc tự sát là sai trái, là làm rối loạn an bài của Thần, có thể tạo nghiệp lực vô cùng lớn, nên bà đã ngừng suy nghĩ đó. Bà trở nên tự tin và cởi mở. Chứng kiến những biến hóa nghiên trời lệch đất của các thành viên trong gia đình, bà Đỗ cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công. Bà học được cách nhẫn nhượng, khi chồng nổi giận, thì bà không tranh cãi với chồng nữa, mà sẽ đợi chồng bình tĩnh lại, rồi bình tâm tĩnh khí nói đạo lý với ông ấy. Chồng bà đã ngừng chửi bới bà.
Em trai bà Đỗ từng mắc một chứng bệnh về da tựa như vẩy nến, nó xuất phát từ cánh tay khi anh ấy 15 tuổi và sau đó lan sang cả chân. Khi anh nói việc này với cha mẹ, họ vì cả ngày cãi cọ, nên không ai quan tâm, khiến anh vô cùng đau lòng. Anh ấy chưa từng điều trị và rất tự ti, thường sản sinh niệm đầu tự sát. Sau này khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bệnh về da của anh ấy biến mất lúc nào không hay.
Khi em trai kể chuyện này với bà Đỗ, bà chợt nhớ rằng em trai bà luôn mặc quần dài bất kể trời nóng đến đâu, và mỗi khi bà cười anh ấy vì điều đó, anh ấy thường im lặng. Bà cảm thấy vô cùng may mắn khi em trai đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và bệnh tật đã khỏi. Nếu không, có thể anh ấy đã làm điều gì đó dại dột mà có thể sẽ khiến bà ân hận cả đời.
Chính là Pháp Luân Đại Pháp đã cứu gia đình gần như đã lâm vào cảnh nhà tan cửa nát này, và giờ đây họ thể thân tâm khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc. Họ vô cùng cảm tạ ơn cứu mạng của Sư phụ của Đại Pháp.
* * *
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, lấy đặc tính tối cao của Vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, với năm bài công pháp giản đơn, đẹp mắt phụ trợ, có thể giúp người tu luyện chỉ trong một thời gian ngắn tâm thân tịnh hóa, đạo đức hồi thăng.
Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công trước khi Trung Cộng đàn áp pháp môn tu luyện này vào năm 1999.
Trong gần 20 năm bị Trung Cộng bức hại mọi mặt, Pháp Luân Công không hề bị Trung Cộng xóa sổ, ngược lại, còn truyền rộng ở hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang 39 thứ tiếng. Ngày nay, ở nhiều quốc gia và địa khu trên thế giới, đều có điểm luyện công của Pháp Luân Công, cũng có thể nhìn thấy các học viên luyện công tập thể, hoằng dương vẻ đẹp của Pháp Luân Công.
Xem tiếp Phần 7
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/18/377191.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/8/173548.html
Đăng ngày 25-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.