[MINH HUỆ 15-12-2018] Tiếp theo Phần 8
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (cũng được gọi là Pháp Luân Công) giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thụ ích cả thân lẫn tâm từ môn tu luyện cổ xưa này. Những người tu luyện pháp môn này đều có một thân thể khỏe mạnh và lối suy nghĩ tích cực. Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn được dạy trong pháp môn này khiến người tu luyện trở thành những người tốt hơn trong xã hội.
Những chia sẻ dưới đây nói về những người có cuộc sống thay đổi tốt hơn sau khi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện sau đây sẽ giúp ích cho các bạn đọc và giúp mọi người hiểu tốt hơn về môn tu luyện này.
Bà Vương Hải Bình: Thoát khỏi tuyệt vọng
Bà Vương Hải Bình, năm nay 54 tuổi, sinh sống ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Lúc mới bước sang tuổi 25, bà đã bắt đầu lo lắng cho một tương lai đầy rẫy bệnh tật của mình.
Năm đó, bác sỹ chẩn đoán bà bị bệnh tim. Sau đó, bà có con nhưng vì sinh mổ, nên bà bị hậu di chứng như dính ruột, bệnh trĩ, viêm xương chậu và kinh nguyệt không đều. Kể từ đó, bà không thể sống thiếu thuốc và tình trạng thân thể ngày một tệ hơn theo thời gian.
Sau đó bà lại bị viêm gan B, viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Bà đã thử qua Tây y, Trung y và bất cứ thứ gì có thể trị bệnh trên thị trường, nhưng không có tác dụng. Bệnh tình đã không thuyên giảm, bà lại thêm chứng đau dây thần kinh, một kiểu rối loạn đau đớn, khiến một phần mặt của bà cảm giác nóng rát và co giật. Hơn nữa toàn thân bà đau nhức. Thuốc giảm đau liều cao cũng không giúp cải thiện và tình trạng của bà ngày thêm nghiêm trọng.
Đau đớn khiến bà muốn tìm đến cái chết, nhưng nghĩ đến người cha già bị đột quỵ cần người chăm sóc, đứa con nhỏ cần có mẹ và một người chồng tật nguyền, bà đành phải tiếp tục sống.
Tháng 10 năm 1996, bà nghe nói rằng sức khỏe của những người tập Pháp Luân Đại Pháp đều được cải thiện, nên bà quyết định thử luyện. Hơn một tháng sau đó bà đã khỏi hết mọi bệnh tật.
Bà hạnh phúc reo lên: “Cảm tạ Sư phụ từ bi tôn kính đã giúp con và gia đình con! Con nhất định nghe theo lời Ngài, tu luyện tinh tấn và đồng hóa Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn!”
Từ đó, bà Vương nỗ lực hướng thiện, bà thay đổi trở thành người thiện lượng hơn, khoan dung và ôn hòa hơn. Gia đình gần như tan vỡ của bà đã chuyển biến và họ sống với nhau rất thuận hòa.
Bà xem nhẹ lợi ích cá nhân và giảng chân tướng Đại Pháp cho chồng. Sau khi chứng kiến vợ mình phục hồi, ông cũng quyết tâm trở thành người tốt. Họ quyết định dọn ra khỏi căn hộ của đơn vị mà trước kia họ đã tìm cách đoạt lấy và không còn mang đồ ở đơn vị công tác về nhà dùng nữa.
Trước kia, vợ chồng bà đã mua lại căn hộ của bố mẹ chồng, và khi ấy anh chị em chồng tỏ ra không quan tâm đến. Nhưng khi bố mẹ chồng bà qua đời, thì vợ chồng em trai lại muốn có căn hộ đó. Vợ chồng bà Vương đã không tranh giành gì mà nhường lại căn hộ cho họ.
Bà Hứa Hoành Lệ: Cuộc sống tái sinh
Bà Hứa Hoành Lệ, 50 tuổi, sống ở thành phố Tân Hương, tỉnh Hà Nam.
Từ khi còn nhỏ, sức khỏe bà đã rất kém và bà không thể nhớ nổi cuộc sống vô bệnh là như thế nào. Bà bị khó ngủ, bất kỳ một tiếng động nào cũng có thể khiến bà thức giấc. Bà còn bị táo bón nghiêm trọng, và chỉ biết dựa vào thuốc để xử lý.
Từ năm 12 tuổi, hàng tháng, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là bà bị đau bụng dữ đội và cơn đau kéo dài liên tục trong hai ngày. Những lúc ấy, bà đau đớn đến mức đập đầu vào tường, nôn ra mọi thứ và không thể ăn uống được gì trong suốt hai ngày này. Gia đình cũng không cách nào giúp bà được.
Bà còn bị đau đầu, hai bên thái dương của bà đau nhức và trong tai như có tiếng ong không ngừng vo ve. Vào năm cuối học phổ thông, bà đột nhiên bị mất trí nhớ và phải tạm thời nghỉ học. Sau vài tháng điều trị, thì bà quay lại trường và có thể tốt nghiệp vào năm sau.
Bà không có ý định tham dự kỳ thi đại học. Nhưng có mẹ động viên, nên bà đã nộp đơn thi và bất ngờ trúng tuyển. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, bà xin được việc ở Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em ở quê nhà. Bà rất hạnh phúc khi làm việc cùng với những bác sỹ phụ khoa và hy vọng tìm ra cách chữa trị.
Nhưng các bác sỹ ở đó cũng đành bó tay và khuyên bà nên tìm đến các bác sỹ chuyên gia ở bệnh viện tốt nhất nước – Bệnh viện Đại học Y Liên hợp Bắc Kinh. Nhưng bà chỉ nhận lại một tin xấu hơn – vô phương cứu chữa.
Sức khỏe của mẹ bà cũng rất xấu. Mẹ bà bị đau dạ dày nên không thể ăn uống bình thường và ngày càng gầy gò và tình trạng ngày một tệ hơn. Năm 40 tuổi, tóc bà bắt đầu bạc và trông như thể tuổi 60. Bà gặp khó khăn khi làm công việc ở đơn vị, nên bị buộc về hưu non vào năm 1988, ở tuổi 44.
Sau đó mẹ bà Hứa bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1996. Sau một tuần học luyện thì bà khỏi mọi bệnh tật. Bà không còn cáu kính nữa và vẻ mặt vui tươi trở lại.
Chứng kiến sự phục hồi của mẹ, bà Hứa vô cùng kinh ngạc, song vẫn do dự bước vào tập luyện. Nhưng, hai năm sau, vào tháng 3 năm 1998, bà bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp ở tuổi 30.
Một thời gian ngắn sau, bà đã hoàn toàn khỏe mạnh sau 18 năm chịu đựng bệnh tật dày vò. Bà không còn đau khổ vì bệnh và sống cuộc sống khỏe mạnh.
Bởi chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, bà đã tu bỏ nhiều tính tình bất hảo trước kia, học được cách hướng nội tìm trong bản thân khi xảy ra mâu thuẫn và xem nhẹ lợi ích cá nhân. Gia đình bà cũng trở nên hòa thuận.
Bà Lưu Huy: Hai mắt khôi phục thị lực
Bà Lưu Huy, 46 tuổi, là một giáo viên tiểu học xuất sắc ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Bà sinh ra đã bị cận thị. Khi còn nhỏ, bác sỹ đã cảnh báo bà không được vận động mạnh nếu không có thể khiến võng mạc rơi ra. Bà phẫu thuật mắt năm 1991, khi lên 19 tuổi. Tuy nhiên ca phẫu thuật thất bại nên mắt bà bị tổn thương. Từ đó bà phải dùng một băng gạc để che mắt mỗi tối, để đến hôm sau, mắt mới có thể nhìn rõ. Bác sỹ cũng không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, mắt của bà sẽ mờ nếu băng quá chật, nhưng hôm sau bà cũng sẽ không nhìn rõ nếu băng không đủ chặt. Việc băng bó cũng khiến bà bị mất ngủ. Bà lại cũng có thể bị mất thị lực đột ngột. Vì sống trong lo sợ và đau khổ, không nhìn thấy hy vọng tương lai nên bà trở nên dễ cáu gắt.
Tháng 11 năm 1997, bà đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân ở nhà của một người bạn học và cảm thấy cuốn sách này là độc nhất vô nhị. Đêm đó bà vô cùng mệt mỏi nên quên băng mắt lại. Nhưng đến sáng hôm sau, thị lực của bà vẫn bình thường.
Khi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà đã khỏi cả những bệnh khác như thiếu máu, nổi mụn, bệnh phụ khoa và viêm dạ dày. Bà tràn đầy năng lượng và tâm tình ngày càng ôn hòa hơn.
Bà vẫn học được cách tôn trọng và bảo vệ người khác và tự hướng nội mỗi khi xảy ra mâu thuẫn. Bởi bà hành xử chiểu theo Pháp lý Chân – Thiện – Nhẫn, nên bà có một cuộc sống vui vẻ, an hòa.
* * *
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào năm 1992, lấy đặc tính tối cao của Vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, với năm bài công pháp giản đơn, đẹp mắt phụ trợ, có thể giúp người tu luyện chỉ trong một thời gian ngắn tâm thân tịnh hóa, đạo đức hồi thăng.
Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công trước khi Trung Cộng đàn áp pháp môn tu luyện này vào năm 1999.
Trong gần 20 năm bị Trung Cộng bức hại mọi mặt, Pháp Luân Công không hề bị Trung Cộng xóa sổ, ngược lại, còn truyền rộng ở hơn 100 quốc gia và địa khu trên thế giới. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã được phiên dịch sang 39 thứ tiếng. Ngày nay, ở nhiều quốc gia và địa khu trên thế giới, đều có điểm luyện công của Pháp Luân Công, cũng có thể nhìn thấy các học viên luyện công tập thể, hoằng dương vẻ đẹp của Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/9/380184.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/21/174705.html
Đăng ngày 15-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.