Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-02-2019] Bà Kiều Na Nhiên ở thôn Vương Doanh, xã Tử Văn, huyện An Bình, thành phố Hành Thủy, bị đưa ra xét xử vào ngày 29 tháng 1 năm 2019. Luật sư của bà đã phủ nhận mọi lời buộc tội của công tố viên và biện hộ vô tội cho bà.

Chứng cứ khả nghi

Thẩm phán hỏi bà Kiều: “Bà có biết tại sao bà bị bắt không? Bà có biết bà phạm tội gì không?” Bà Kiều trả lời: “Không, tôi không biết lý do tại sao tôi bị bắt ở chợ bán đồ ăn, vì sao bị giam giữ.”

Công tố viên tuyên bố rằng công an đã tìm thấy một máy tính, nhiều tài liệu có nội dung về Pháp Luân Công, một lư hương, nhang, và nhiều mặt dây chuyền ở nhà bà Kiều. Luật sư hỏi bà Kiều: ”Công an có đến nhà bà không?” Bà trả lời: “Có, họ có đến.” Luật sư hỏi tiếp: “Bà có thấy họ không?” Bà trả lời: “Không, tôi không thấy họ, tôi nghe nhà hàng xóm nói rằng công an đã phá khóa để vào nhà tôi.”

Luật sư của bà Kiều hỏi công tố viên là bà Kiều có mặt ở nhà khi công an đến không. Công tố viên nói, bà có mặt ở nhà và có video chứng minh việc này. Luật sư yêu cầu được xem đoạn video đó tại tòa. Tuy nhiên, công tố viên nói đoạn video này đã bị mất. Luật sư hỏi công an có lệnh khám nhà khi họ tới nhà bà Kiều không? Câu trả lời là không.

Luật sư của bà Kiều tuyên bố mọi bằng chứng thu thập được đều không có sự hiện diện của bị cáo và vì không có lệnh khám nhà nên không thể được dùng làm bằng chứng.

Công tố viên lại nói có nhiều biểu ngữ về Pháp Luân Công dán tại các cột điện và tài liệu Pháp Luân Công được phát ở khu vực này. Gia đình bà Kiều là gia đình duy nhất tu luyện Pháp Luân Công ở thôn. Sau đó, luật sư hỏi: “Công tố viên có đến từng nhà để làm rõ việc gia đình bà Kiều là gia đình duy nhất tu luyện Pháp Luân Công không? Công tố viên có nhân chứng chứng minh bà Kiều đi phát tài liệu không? Công tố viên không trả lời được cả hai câu hỏi này.

Công tố viên cũng tuyên bố việc có người tố giác hành vi của bà Kiều. Luật sư sau đó hỏi công tố viên liệu ông có biết người tố giác ở đâu không. Khi công tố viên trả lời không, luật sư hỏi có ghi lại số điện thoại của người cung cấp tin không? Công tố viên tiếp tục trả lời không. Luật sư nói rằng báo cáo không có căn cứ về bà Kiều thì không thể dùng làm bằng chứng.

Không có điều luật nào quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp

Bà Kiều bị kết tội dựa trên Điều 300 của Luật Hình sự mang tên “Dùng tổ chức dị giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”.

Luật sư của bà hỏi: “Đây là tổ chức nào? Vị trí của bà Kiều trong tổ chức này là gì? Chức danh của bà là gì? Cụ thể là việc phá hoại được thực hiện như thế nào?” Công tố viên đã không trả lời được. Sau đó luật sư hỏi công tố viên còn có thêm dẫn chứng gì không. Công tố viên trả lời không.

Luật sư của bà Kiều chỉ ra rằng Trung Quốc không có điều luật nào quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp. Việc bà Kiều tu luyện Pháp Luân Công là vấn đề về niềm tin, ý thức hệ hay tín ngưỡng thì không cấu thành tội phạm.

Vu khống Pháp Luân Công qua việc gọi môn tập này là tà giáo chỉ là tuyên bố cá nhân của Giang Trạch Dân, và một số bình luận do Nhân Dân Nhật báo công bố. Nhận định của Giang Trạch Dân và các bài bình luận trên báo không thể lấy làm cơ sở hợp pháp để kết tội, cũng không phải là diễn giải tư pháp.

Thủ tục tố tụng bất hợp pháp của tòa án

Trong cả phiên xử, thẩm phán nhiều lần ngắt lời luật sư biện hộ, nhưng luật sư vẫn kiên định hoàn thành phần biện hộ cho bà Kiều. Cuối cùng, công tố viên đề xuất thẩm phán tuyên án bà Kiều từ ba đến năm năm tù cho dù ông ta không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bà Kiều phạm tội.

Luật sư yêu cầu trắng án cho bà Kiều vì bà vô tội

Khi các viên chức ở tòa tuyên bố bà Kiều có tội, bà nói bà vô tội và chính những công an đã phá cửa nhà bà mới là những người có tội.

Cuối cùng, thẩm phán hỏi bà Kiều còn gì để nói không. Bà trả lời: “Tôi tu luyện Pháp Luân Công để trở thành người tốt và tôi không phạm tội.”

Liễu Bân Kiệt, cục trưởng Tổng Cục Báo chí và Xuất bản, đã ra Thông cáo số 50, trong đó tuyên bố bãi bỏ hai thông báo về việc cấm xuất bản sách về Pháp Luân Công. Do đó việc ở hữu sách về Pháp Luân Công cùng các tài liệu liên quan là hoàn toàn hợp pháp.

Bà Kiều nhắc các viên chức ở tòa: “Các vị đều hiểu luật, xin hãy ngừng đi trượt theo con đường này bằng mọi giá. Nếu không các vị sẽ tự hủy hoại bản thân mình. Tôi hy vọng các vị sẽ có tương lai tốt đẹp.” Một viên chức ở tòa có tên là Lữ Tây Liên đã ngắt lời bà Kiều và nói: “Bà chỉ được phép nói về bản thân bà thôi.”

Toàn bộ phiên tòa chỉ diễn ra chưa đầy một tiếng. Có nhiều bạn bè và người thân của bà Kiều cố gắng tham dự phiên xử nhưng đều bị Lữ Tây Liên cho rời khỏi phòng xử. Chỉ có mẹ của bà Kiều là người duy nhất được vào phòng xử. Viên chức Lữ cũng từ chối yêu cầu của luật sư muốn cho thêm hai người vào phòng xử.

Những lần bị bắt giữ và sách nhiễu trước đây

Bà Kiều bị Tôn Nghĩa Hòa, đội trưởng Đội An ninh Nội địa Huyện An Bình sách nhiễu từ năm 2012. Bà bị bắt vào tháng 2 năm 2013 và bị tạm giam đến khi gia đình bà trả 19.000 tệ, ngoài tiền ăn và các chi phí giam giữ khác.

Ngoài ra, mùa đông năm 2013, Tôn Nghĩa Hòa cùng nhiều người khác còn xông vào nhà bà sau khi phá cửa. Họ tịch thu một máy tính cùng nhiều tài sản cá nhân khác.

Để tránh bị Tôn Nghĩa Hòa bắt giữ, bà Kiều phải sống xa nhà hơn năm năm. Sau đó, chồng bà, con trai và em trai của bà bị bắt đến đồn công an. Công an còn tìm cách ép gia đình bà tiết lộ chỗ ở của bà Kiều để bắt bà.

Ngày 31 tháng 12 năm 2018, sau khi rời nhà máy nơi bà làm việc, bà Kiều đã mất tích. Gia đình bà được công an huyện An Bình thông báo về việc bà Kiều bị bắt đến Trại tạm giam Hành Thủy.

Báo cáo liên quan (bằng tiếng Trung):

https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/18/287819.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/15/380420.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/15/382777.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/27/175982.html

Đăng ngày 08-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share