Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-10-2018] Con trai của tôi là một đứa bé ương bướng. Cháu không tuân theo các luật lệ trong trường tiểu học. Cháu không thích học và học rất kém. Tôi thường được mời đến gặp các giáo viên vì hành vi sai trái của cháu.

Là những học viên Pháp Luân Đại Pháp, nên vợ chồng tôi có kỳ vọng cao đối với con trai của mình và nghĩ rằng cháu sẽ là một cậu bé xuất sắc vì cháu được sinh ra trong một gia đình học viên. Chúng tôi bắt cháu phải học thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm khi cháu còn nhỏ, và chúng tôi đã giải thích các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp cho cháu nghe. Tuy nhiên hành vi của cháu vẫn không đạt. Cháu lười, nghịch ngợm và hay nói dối. Cháu cố gắng trốn học, và mỗi khi nói chuyện với các thầy cô giáo của cháu, chúng tôi đều cảm thấy thất vọng và tức giận. Chúng tôi không hiểu lý do tại sao cháu lại cư xử như vậy. Đôi lúc chúng tôi đánh và mắng cháu nhưng chẳng thay đổi được gì.

Khi tôi đem chuyện này nói với các học viên khác, họ nói rằng hành vi của con trẻ phản ánh trạng thái tu luyện của bố mẹ và rằng bố mẹ nên hướng nội để tìm chấp trước. Trước đây, tôi không nghĩ rằng các vấn đề của con trai liên quan gì đến mình. Tôi đã nhấn mạnh: “Tôi sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tôi không giáo dục con trai mình tốt,” trong khi đó tôi lại không chú ý đến những chấp trước của chính mình. Tôi thường nhìn vào các thiếu sót của cháu và thấy thất vọng nếu cháu không thay đổi. Tôi luôn phàn nàn với gia đình và những học viên khác rằng con trai là nỗi lo lắng lớn của tôi. Tuy nhiên tôi lại không nhận ra đó chính là chấp trước lớn nhất của tôi.

Tôi bắt đầu hướng nội và suy ngẫm về những việc mình đã làm. Tôi thấy mình có chấp trước vào tình; Tôi sẽ không nổi giận nếu con trai của người khác cư xử theo cách này. Vì cháu là con trai của tôi, nên đã khiến tôi dễ động tâm và không thể kiểm soát được mình.

Sư phụ giảng:

“Có người nói: ‘Nhẫn đến như thế khó làm lắm, tính tôi vốn nóng nảy’. Nóng tính thì phải sửa; người luyện công nhất định phải Nhẫn. Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết mình phải lý trí – thay vì cảm tính – để nhìn bản thân rõ ràng và sử dụng một phương cách tốt hơn để dạy dỗ con trai mình. Tôi đã nói chuyện với chồng mình về việc thay đổi cách dạy dỗ cháu trước đây của chúng tôi và đồng thời phải buông bỏ mọi cái tình về điều đó. Vì vậy, bất cứ khi nào giáo viên của cháu báo cho chúng tôi biết các tin xấu về cháu, tôi lại nhắc bản thân phải kiểm soát những cảm xúc của mình và giáo dục cháu giống như tôi sẽ giáo dục con trai của người khác vậy. Tôi cố gắng xử lý các tình huống như vậy theo cách này vài lần và đạt được kết quả tốt.

Trước đây khi chúng tôi nổi giận và la mắng cháu, cháu tỏ ra không biết không hiểu những gì chúng tôi nói. Có vẻ như có một tấm khiên bao bọc lấy cháu, và chúng tôi không thể chạm được đến tâm của cháu. Nhưng khi chúng tôi dùng lý trí để nói chuyện với cháu, cháu đã trả lời chúng tôi và nói ra điều mà cháu đang nghĩ. Qua việc nói chuyện với nhau, cháu đã chấp nhận những suy nghĩ của chúng tôi về cái gì là đúng.

Tôi nhận ra rằng mình có nhiều chấp trước và quan niệm trong việc nuôi dạy con. Tôi mong đợi cháu sẽ trở thành người chính trực, tử tế và nhẫn nại. Tôi cũng lo lắng về việc liệu cháu có thông minh và đạt được điểm số cao hay không hoặc có thể có được một nơi vững chắc trong xã hội về sau này không. Tất cả đều là những quan niệm của người thường mà tôi cần buông bỏ.

Con trai của chúng tôi đã học hành chăm chỉ trong năm cuối cấp của trường trung học phổ thông. Chúng tôi đã nói cho cháu nghe về tầm quan trọng của việc học Pháp và thủ đức. Sau đó cháu đã quyết định học Pháp với chúng tôi trong nửa giờ đồng hồ mỗi đêm sau khi cháu làm xong bài tập về nhà.

Chồng của tôi và tôi rất tự tin vì con trai của chúng tôi ngày càng trưởng thành. Cháu cho chúng tôi biết cháu đã cẩn trọng về các hành vi của mình ra sao và không còn làm theo các hành vi xấu của mấy người bạn đồng trang lứa nữa. Hiện cháu rất sẵn lòng giúp đỡ người khác, chúng tôi thấy cháu tiến bộ và cảm thấy mừng cho cháu. Có vẻ như mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ.

Giữa chúng tôi xảy ra một cuộc tranh luận về việc cháu nên học thế nào để chuẩn bị cho kỳ thi. Tôi nghĩ cháu nên phát chính niệm để đảm bảo kỳ thi diễn ra suôn sẻ. Con trai của tôi nhìn thấy sự cực đoan trong lời nói của tôi nên đã không hài lòng với lời đề nghị trên. Sau cuộc tranh luận, cháu đã làm không tốt bài kiểm tra của mình. Chồng của tôi sau đó đã nhắc cho tôi về đoạn Pháp này của Sư phụ:

“Trong quá trình tu luyện, những gì chư vị trải qua đều là việc tốt, cũng đều là đang kiến lập uy đức của mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Tôi trở nên thận trọng và lập tức cố gắng buông bỏ tâm oán giận đối với con trai vì đã chỉ ra những chấp trước của tôi, cũng như buông bỏ chấp trước vào việc cháu phải làm tốt bài kiểm tra của mình. Tôi tự nhắc bản thân rằng kết quả hẳn là do những chấp trước mà tôi đã bám vào và tôi nên nghiêm túc hướng nội. Nhưng hiện tôi đã nhận ra được vấn đề, sự việc hoá ra lại là một điều tốt. Trên thực tế cả ba chúng tôi đều hiểu rõ hoàn cảnh và đều nhất trí với nhau: Pháp là thần thánh và chúng tôi phải nghiêm khắc ước thúc bản thân như những người tu luyện.

Không lâu sau, con trai của tôi đã nộp đơn vào một số trường đại học, một số có danh tiếng hơn những trường đại học khác. Bây giờ cho dù là trường nào nhận cháu thì cả ba chúng tôi đều có thể bình tĩnh chấp nhận kết quả. Thật bất ngờ, cháu đã được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Chúng tôi xem việc cháu được nhận như là kết quả của sự hướng nội và đối đãi với bản thân như những người tu luyện.

Con trai của chúng tôi, mặc dù ngạc nhiên vì lá thư nhận vào trường, nhưng vẫn giữ bình tĩnh vào những ngày sau đó. Tôi cảm thấy có chút lạ lùng và hỏi cháu xem lý do tại sao cháu không tỏ ra vui mừng. Cháu nói: “Không, con không nên quá vui mừng. Quá vui mừng cũng là một chấp trước. Mọi thứ có thể thay đổi nếu con sinh tâm chấp trước.” Cháu biết mình cần phải giữ vững tâm tính.

Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/25/376187.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/2/173484.html

Đăng ngày 07-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share