Bài viết của một phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 7-12-2018] Chương trình “Khám phá: Cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”, do phóng viên Matthew Hill của chuyên mục BBC World Service thực hiện, liên tục được phát sóng trên BBC Radio và BBC TV. Ông Hill cùng một số diễn giả đã bình luận về hai vấn đề: Nguồn nội tạng phục vụ các ca cấy ghép ở Trung Quốc là từ đâu? Nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm đã chấm dứt chưa?
BBC phát sóng chương trình “Khám phá: Cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” do phóng viên Matthew Hill thực hiện vào ngày 15 và 22 tháng 8 năm 2018. Tiêu đề của hai tập này là “Ai đáng tin?” và “Du lịch và sự minh bạch.”
Chuyên mục BBC Impacts phát sóng “Cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc” do phóng viên Matthew Hill thực hiện. Người dẫn chương trình Philippa Thomas bình luận cùng ông Hill.
Chuyên mục BBC Global phát sóng “Cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”. Người dẫn chương trình đã phỏng vấn ông Ethan Gutmann và ông Enver Tohti.
BBC West Points cũng phát sóng kết quả điều tra của ông Hill. Ông Hill đã liên hệ với một bệnh viện ở Quảng Châu về những ca phẫu thuật cấy ghép gan.
Một học viên Pháp Luân Công, bà Annie Dương nói về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn
Học viên Pháp Luân Công, ông Lưu nói về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tiêu điểm trong điều tra của ông Hill là, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có tiếp tục thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công hay các tù nhân lương tâm nữa không. Ông đã phỏng vấn bà Dương và ông Lưu, cả hai là học viên Pháp Luân Công từng bị tù giam ở Trung Quốc chỉ vì đức tin của mình. Cả hai học viên đều nói về những khổ nạn mà họ phải chịu đựng vì cuộc bức hại của ĐCSTQ. Cả hai cùng cho biết rằng họ bị ép kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bà Dương nhớ lại, năm 2005, bà bị giam giữ 18 tháng tại một trại lao động cải tạo ở Bắc kinh. Bà cho biết: “Cứ ba tháng họ lại kiểm tra sức khỏe của tôi một lần. Họ đưa tất cả các học viên Pháp Luân Công [ở trại lao động] đến bệnh viện. Bệnh viện này trực thuộc sở cảnh sát và ở rất gần trại lao động. Kiểm tra y tế gồm có chụp X-quang lồng ngực, kiểm tra chức năng gan, siêu âm, và xét nghiệm máu.”
Năm ngoái, ông Lưu đã được trả tự do. Ông nói: “Tôi bị bắt đi kiểm tra sức khỏe mấy lần trong thời gian tôi ngồi tù. Họ thu thập mẫu máu. Học viên Pháp Luân Công nào cũng bị ép phải từ bỏ đức tin của mình. Nếu bạn không chịu từ bỏ, cai tù sẽ đánh vào tay, chân và mông, nhưng không động đến vùng các nội tạng quan trọng.”
Trong chương trình BBC Impact, ông Hill đã giải thích với Philippa Thomas nguyên nhân ĐCSTQ muốn bức hại các tù nhân lương tâm và các học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ coi bất kỳ ai không chịu sự cai trị của chính quyền và bất kỳ nhóm thiểu số nào cũng là mối đe dọa.
Năm 1999, khi số học viên Pháp Luân Công lên đến 100 triệu người, ĐCSTQ đã coi họ như là một mối đe dọa lớn. Đầu tiên, họ bị chính quyền vu khống, rồi bị bắt bớ trên diện rộng.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tra tấn lưu ý rằng các học viên Pháp Luân Công – những người tôn trọng hòa bình và tín ngưỡng – đang bị tra tấn trong các trại giam.
Ông Hill nhắc đến báo cáo điều tra độc lập được thực hiện bởi ông David Kilgour, cựu ngoại trưởng Canada phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; ông David Matas, luật sư nhân quyền Canada; và ông Ethan Gutmann, nhà báo cấp cao Hoa Kỳ. Họ đã tham gia phỏng vấn trong chương trình “Ai đáng tin?” của BBC. Họ nhắn nhủ người xem rằng ĐCSTQ bức hại các tù nhân lương tâm không phải vì tiền mà là vì để thực hiện một cuộc diệt chủng tàn nhẫn.
Ông Matas cho biết: “Số án tử hình ở Trung Quốc đã giảm nhưng số ca ghép tạng lại gia tăng. Không có nguồn tạng nào có thể giải thích rõ ràng cho sự gia tăng đó, ngoài nguồn tạng từ các tù nhân lương tâm. Số tù nhân lương tâm bị bắt giữ tùy tiện ở Trung Quốc là cực lớn, lên đến hàng trăm hàng nghìn.”
Ông tiếp tục: “Thời gian chờ đợi ngắn. Người ta thích đến lúc nào thì đến và có được nội tạng gần như ngay lập tức, như vậy có nghĩa ai đó đã bị giết để lấy nội tạng.”
Ông David Kilgour nói: “Nếu bạn bị coi là kẻ thù của chính quyền thì mạng sống của bạn cũng chẳng có giá trị gì. Đó chính là vấn đề. Đối với người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, và một số tín đồ Cơ Đốc Giáo tại gia, đặc biệt là Pháp Luân Công, có rất nhiều báo cáo.”
Ông Ethan Gutmann cho biết: “Đó là cách mà chế độ này thủ tiêu kẻ thù của nó. Tiền cũng là một động cơ thúc đẩy việc này.”
Ông Hill đã tóm lược lại cuộc điều tra của mình bằng kết luận sau: “Chúng ta sẽ không thôi nghi ngờ rằng ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm. Sự chênh lệch giữa con số mà các quan chức ĐCSTQ tuyên bố và số ca ghép tạng thực tế là rất lớn. (Năm 2015, ĐCSTQ đã tuyên bố chấm dứt sử dụng nội tạng từ tử tù. Các ca ghép tạng hiện tại chủ yếu dựa vào nguồn nội tạng từ các bệnh nhân đã tử vong ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt). Do thiếu tính minh bạch, nguồn nội tạng cho thị trường du lịch và cấy ghép nội tạng vẫn còn là điều bí ẩn. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không ngừng nghi ngại rằng ĐCSTQ vẫn đang tiến hành thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.”
Pháp Luân Công là gì và tại sao lại bị ĐCSTQ bức hại
Các tấm áp phích của các học viên Pháp Luân Công trưng tại một cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London
Một học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quôc tại London
Học viên Lưu và các học viên khác đang luyện các bài công Pháp của Pháp Luân Công
Ông Hill giới thiệu Pháp Luân Công là “một hoạt động tinh thần dựa trên thiền định” đang bị ĐCSTQ cấm.
Các học viên Pháp Luân Công tại Vương quốc Anh tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa
Tập phim, “Ai đáng tin?” lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 15 tháng 10 và được khán giả của BBC Radio rộng khắp đón nghe. Pháp Luân Công được giới thiệu vào đầu chương trình như sau: “Vào năm 1999, những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhận thấy họ bị nghi ngại.”
“Môn tu luyện được truyền xuất dưới hình thức một môn khí công và thiền định Trung Hoa cổ truyền, và trở nên vô cùng phổ biến trong toàn xã hội Trung Quốc. Có thể nói rằng họ không bao giờ trở thành mục tiêu đàn áp chính trị chỉ vì là một nhóm lớn hoạt động mà không chịu sự kiểm soát triệt để của hệ thống nhà nước Trung Quốc.
“Thật khó để tin rằng những người tập luyện những bài tập khoan thai này lại có thể cấu thành mối đe dọa lớn cho chính quyền. Nhưng quy mô của nhóm tu luyện đã khiến chính quyền lo ngại. Pháp Luân Công cho hay có đến 100 triệu học viên.
“Nhiều người tham gia bị vây bắt và bị đưa vào các trại cải tạo, bị bỏ tù vài năm hay đến khi họ chịu từ bỏ đức tin của mình. Và cùng với lối sống không chất cồn và chất gây nghiện, những người theo tập Pháp Luân Công cho hay, họ dễ trở thành đối tượng được lựa chọn cho nghành buôn bán nội tạng do nhà nước hậu thuẫn. Họ và các nhóm tín ngưỡng tôn giáo khác, bao gồm Cơ Đốc giáo và Duy Ngô Nhĩ, đang bị sát hại để thu hoạch nội tạng.”
Các bác sỹ tham gia thu hoạch nội tạng phơi bày cuộcbức hạị vàtẩy não của ĐCSTQ
Trong chương trình BBC Global ngày 8 tháng 10 2018, ông Enver Tohti, từng là một bác sỹ ở Tân Cương, kể lại quá trình ông lấy nội tạng từ tử tù vào năm 1995. Khi ông Hill hỏi ông Tohti rằng, là một bác sỹ, làm sao ông có thể làm như vậy, ông Tohti trả lời rằng hồi đó, người Trung Quốc nào cũng bị tẩy não, và họ nghĩ rằng tất cả những gì họ làm là vì đất nước.
Dưới đây là một đoạn trích từ cuộc phỏng vấn ông Hill và ông Enver Tohti trên BBC Global:
Hill: “ Tại sao ông lại mổ ngang?”
EnverTohti: “Bởi vì tôi được lệnh lấy đi lá gan và hai quả thận của anh ta”
Hill: “Ông có thể không tuân lệnh không?”
EnverTohti: “Không được. Sống ở Trung Quốc, mọi người đều làm việc cho nhà nước. Vì vậy, bạn phải tuân theo mệnh lệnh. Nếu không, bạn sẽ bị đánh bật khỏi xã hội, bị đối xử như kẻ thù của nhà nước, và bị ĐCSTQ đối xử tàn bạo.”
Một người đàn ông từng là sinh viên y khoa ở Trung Quốc trong thập niên 90 đã nói: “Chúng tôi biết nội tạng được lấy từ các tử tù bị hành quyết. Đó không phải là bí mật gì cả. Mọi người đều biết. Nhưng chúng tôi cũng thường nghe nói rằng nội tạng đó được thu hoạch từ tù nhân bị hành quyết nhưng thực ra là họ chưa chết.
Ông tiếp tục: “Hiện giờ còn có một số trường hợp như vậy được công bố. Các bác sỹ muốn nội tạng phải có chất lượng cao. Họ yêu cầu cảnh sát không bắn vào đầu mà bắn vào bên ngực phải. Như thế, tim vẫn còn đập. Nội tạng vẫn được tiếp máu và nội tạng đó được lấy ra từ một cơ thể sống.”
“Làm sao ông nghe được chuyện này? Từ ai?”, Ông Hill đặt câu hỏi.
“Từ các giáo viên, sinh viên và từ một số bác sỹ. Tất cả họ đều biết”
“Ông có nghĩ đó là việc làm sai trái không?”, Ông Hill hỏi
“Tại thời điểm đó ở Trung Quốc, dưới sự hoàn cảnh giáo dục của cộng sản, sinh viên chúng tôi trao đổi riêng với nhau về chuyện đó. Chúng tôi cảm thấy áy náy nhưng cũng có thể chấp nhận được. Chúng tôi cứ nghĩ rằng phạm nhân đó dù sao cũng phải chết. Bác sỹ lại có nội tạng với chât lượng tốt hơn.”
Nghành công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc vẫn đang hoạt động tích cực
Trong suốt chương trình về cuộc điều tra của ông Hill, ông đã nhắc đến một phóng viên ở một đài truyền hình ở Hàn Quốc đã tới một bệnh viện ở Thiên Tân, nơi cung cấp nội tạng cấy ghép cho người Hàn Quốc.
Người phóng viên này đã nói chuyện với một nhân viên bệnh viện. Một y tá đã nói với người phóng viên này rằng họ đã cấy ghép tụy, ba quả thận, và bốn lá gan vào ngày hôm trước. Bệnh nhân người Hàn Quốc sang Trung Quốc bằng visa du lịch có thời hạn ba tháng.
Có thể nghe thấy một bệnh nhân nói với phóng viên: “Chúng tôi không được đăng ký cũng như không được đưa vào danh sách chờ. Cứ có tiền là anh được sống thôi.”
Ông Hill cũng tự mình gọi điện tới một bệnh viện ở Quảng Châu để hỏi về cấy ghép gan. Ông được báo giá cấy ghép là $100,000, được yêu cầu cung cấp đủ thông tin về tình trạng bệnh tật rồi đợi liên hệ lại.
Ông Hill đặt câu hỏi với Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế
Ông Hill sau đó đã phỏng vấn Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, người bị cáo buộc thực hiện thu hoạch nội tạng sống. Ông hỏi trực tiếp Hoàng: “Làm sao khi tôi gọi điện tới một bệnh viện ở Trung Quốc, tôi liền được báo sẽ được cung cấp lá gan vậy? Làm sao có thể như vậy được?” Ông Hoàng không trả lời và bỏ đi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/17/377252.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/25/173386.html
Đăng ngày 08-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.