Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 27-10-2017] Tôi năm nay 65 tuổi, bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào cuối năm 1997. Đến năm 2009, nhà tôi cũng hình thành một điểm tư liệu. Trong chín năm qua, ngoài việc cố định thời gian tự học Pháp, tôi còn phải làm tư liệu, giảng chân tướng trực diện. Nhìn đi nhìn lại cũng rất bận, tự mình cũng cảm thấy trạng thái khá tốt, mâu thuẫn tâm tính giữa người với người không nhiều, cũng không xuất hiện trạng thái nghiệp bệnh nặng. Bởi vì người trong nhà đều tu luyện Đại Pháp, cũng không có can nhiễu trong gia đình.

Tuy nhiên, đã hơn một năm nay, cảm giác tự đề cao vô cùng chậm, học Pháp không nhập tâm, hiệu quả giảng chân tướng lúc tốt lúc xấu. Bản thân tôi biết chỉ có học Pháp tốt, mới có thể cứu nhiều người. Nếu không có lực lượng của Đại Pháp, làm sao có uy lực cứu người đây? Đặc biệt là thời gian trước, thân thể tôi xuất hiện cảm mạo và triệu chứng ho khan nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng việc ra ngoài giảng chân tướng. Tôi biết rõ là trong tu luyện có xuất hiện lỗ hổng, rốt cuộc là nguyên nhân gì tạo thành như vậy?

Một ngày trong nhóm học Pháp và mọi người nói về những vấn đề của họ, đồng tu nói về văn hóa đảng. Lúc ấy tôi thừa nhận, tôi biết rõ trên thân mình còn văn hóa đảng rất nặng, nhưng tôi không coi trọng tu bỏ nó đi. Lần này đồng tu chỉ nó ra, tôi nhất định phải tìm ra biểu hiện văn hóa đảng trên người mình, triệt để thanh trừ nó. Sau khi về nhà, tôi đã nghiêm túc nghe bản thu âm “Giải thể văn hóa đảng” từ đầu đến cuối, lại tìm thấy hai cuốn sách “Giải thể văn hóa đảng”, tôi tìm các bài trọng điểm xem lại một lần, so sánh lời nói và hành động lúc bình thường của mình, tôi phát hiện rằng văn hóa tà đảng trên thân thể biểu hiện vô cùng tinh tế.

1. Tâm tranh đấu tự cho là đúng

Nhớ lại từ thời còn đi học cho đến khi đi làm, tôi luôn thể hiện ra sự xuất sắc, thường xuyên nhận được lời khen ngợi từ bạn cũng lớp, đồng nghiệp và lãnh đạo. Trong tâm ttôi cảm thấy các phương diện của tôi đều không tệ. Ai nói bản thân tôi có điểm nào đó không tốt, tôi cảm thấy quả thực là rất khó chịu, không nguyện ý muốn nghe. Biết rõ là sai, nhưng tôi cũng muốn tranh luận ba phần. Tu luyện đến hôm nay, những thói xấu này cũng chưa bỏ đi được. Đặc biệt là trước mặt chồng (đồng tu), tôi hầu như chưa bao giờ thừa nhận rằng tôi đã sai. Con gái (cũng là đồng tu) thường nói: “Mẹ, sao mà con chẳng bao giờ thấy mẹ nhận rằng mẹ đã sai?” Giống như trong sách “Giải thể văn hóa đảng” đã viết: Nếu không nghe lời phải trái, càng không biết sai mà sửa.

Đây chính là điển hình cho tác phong tự cho mình đúng của văn hóa đảng, khiến ta không nhìn thấy ưu điểm của người khác, thậm chí là ưu điểm của đồng tu, gặp chuyện không thể hướng nội tìm. Không thể mang theo tâm thuần tịnh khi học Pháp, tư tưởng không tập trung, tâm tính đương nhiên không đề cao được. Bởi vì ôm giữ tâm tranh đấu, tự cho là đúng, lúc bình thường thì biểu hiện trong ngôn hành cũng không có thiện niệm. Đối với đồng tu, đối với thế nhân ngôn ngữ cũng không thiện, không để ý cảm thụ của người khác, thậm chí có lúc áp đặt lên người khác. Điều này còn xa so với tiêu chuẩn của người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Ai không nguyện ý nghe ý kiến, anh ta không phải là người tu luyện. Ai nói lời bất thiện đồng dạng hành vi không phải là người tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco [2005])

Đối chiếu lời Sư phụ giảng, thật sự khiến tôi xấu hổ.

2. Tâm hiển thị, thích “tu chỉnh” người khác

Chủng tâm hiển thị này, trong đó cũng chứa đầy tác phong khoa trương phóng đại của văn hóa đảng. Đến tận hiện nay, tôi vẫn luôn chú ý tu bỏ tâm hiển thị này, nhưng luôn không triệt để, cái tâm này và tâm tự cho mình đúng cũng có quan hệ liên đới với nhau. Bởi vì tôi luôn cảm thấy rằng mình tốt, nhìn thấy trạng thái không tốt của người khác, thì dùng ý kiến của mình để đi “tu chỉnh” người khác, thậm chí khi học Pháp nhận thức được đoạn Pháp nào là diễn giảng lại cho mỗi đồng tu. Nếu như thấy ai đó [hành xử] không dựa trên Pháp, không phải là trước tiên kiểm tra mình trước, mà tôi lại nói với mọi người: “Nếu là tôi sẽ không làm như vậy.” Tôi đã nói ra những lời không dựa trên Pháp lý, mà là chứng thực bản thân mình [giỏi] như thế nào. Chẳng trách có một số đồng tu nói với tôi: “Nghe chị nói những lời này, tôi cảm giác trong tâm không thoải mái.”

Tôi đã nghĩ về câu này trong một thời gian dài. Đúng vậy, mình đã tu luyện hơn 20 năm, Pháp cũng đã học thuộc 70, 80 lần nhưng tôi có thật sự thực tu không? Đã đạt đến tiêu chuẩn của Pháp tại các tầng thứ khác nhau chưa? Nếu hôm nay tu luyện thật sự kết thúc, tôi có xứng đáng với Sư phụ, xứng đáng với chúng sinh không? Nghĩ đến đây, chuyện này làm tôi đau đớn như khoét tim khoan xương trong suốt một thời gian dài. Chuyện này thúc đẩy tôi hạ quyết tâm, triệt để chuyển biến quan niệm, dùng Đại Pháp thanh tẩy các thói xấu văn hóa đảng của bản thân, hướng đến tự ngã tiên thiên.

3. Giáo huấn sâu sắc của việc không tu khẩu

Tôi thường xuyên nghe đồng tu chia sẻ, vì bản thân không tu khẩu, [nên] học Pháp buồn ngủ, ra ngoài giảng chân tướng hiệu quả sẽ không tốt. Tôi nghe xong thường không cho là đúng, nghĩ thầm như vậy không quan trọng! Cho nên trong tu khẩu không nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Cho đến một ngày, sau khi học Pháp xong đồng tu giao lưu, tôi không nhớ rõ rốt cuộc mình nói bao nhiêu lời. Sau khi nói xong, trong tâm rất là khó chịu mà không giải thích được, dường như người khác rất khinh thường tôi, không muốn nghe tôi nói, có một loại cảm giác rơi từ trên cao xuống. Cảm giác bất lực, mất mát khiến cho tôi cảm thấy thua kém và không muốn nói chuyện với ai. Giằng co vài ngày, trong tâm rất khổ.

Một ngày học Pháp tôi đọc đến đoạn:

“Giả sử chư vị muốn ăn một thứ nào đó, thì khi tu luyện đã thật sự đến lúc phải bỏ cái tâm ấy, thì chư vị sẽ không thể ăn [nó] nữa; chư vị ăn vào sẽ thấy chẳng đúng vị nữa, có khi chẳng ra vị gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Lập tức tôi bừng tỉnh ngộ: Đây là do tôi không tu khẩu. Sư phụ dùng phương thức này cho tôi một gậy “bổng hát”, chỉ ra rằng phương diện này của tôi đã quá nghiêm trọng. Thử nghĩ, một người có tâm tranh đấu, tâm hiển thị, anh ta có chú ý tu khẩu không?

Sư phụ giảng:

“Tu khẩu được giảng trong Phật gia, ấy là, con người ta [lúc] nói đều là do ý thức tư tưởng của mình chi phối; như vậy cái ý thức tư tưởng kia chính là ‘hữu vi’.” (Chuyển Pháp Luân)

Trong nhiều năm, do tôi không chú ý vấn đề tu khẩu của mình, đã tạo thành rất nhiều can nhiễu. Đây có phải là bản tính tiên thiên không? Quan niệm hậu thiên được hình thành này đã bị biến dị bởi văn hóa đảng. Nó giống như một chủng ma nạn cắt ngang con đường tu luyện, khiến tôi khó có thể tinh tấn, khó có thể đề cao. Nếu không triệt để thanh trừ tàn lưu độc tố văn hóa đảng, thì không cách nào đạt tới cảnh giới của sự chân thành, thiện lương và khoan dung.

Lời kết

Hôm nay một lần nữa đọc lại “Giải thể văn hóa đảng”, khiến cho tôi tìm ra không ít độc tố văn hóa đảng tồn tại trong bản thân mình. Văn hóa đảng thật sự hại người rất nặng, vài thập niên dưới sự truyền bá, thay đổi một cách vô tri vô giác, khiến cho nhân tính người Trung Quốc đều bị méo mó. Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn mà tự yêu cầu chính mình. Không thể không coi trọng thanh trừ văn hóa đảng của bản thân. Dùng Pháp quy chính nhất tư nhất niệm của mình, tìm về tự ngã chân chính.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/27/355932.html

Đăng ngày 30-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share