Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 29-10-2018] Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1998. Ban ngày, mẹ làm việc trong một nhà máy, và sau khi hết giờ làm, mẹ còn phải đảm đương vài mẫu ruộng. Ngoài ra, mẹ tôi còn làm việc nhà như giặt quần áo, nấu cơm, chăm sóc cho người già trong nhà. Mẹ tôi thường cảm thấy mệt mỏi.

Nhiều năm công tác áp lực, làm lụng vất vả khiến thân thể mẹ tôi đầy rẫy bệnh tật. Mẹ bị viêm a-mi-đan nghiêm trọng, bệnh phụ khoa. Thân thể mẹ yếu nhược đến mức phải mặc áo khoác ngay cả trong mùa hè. Ở nhà tôi có đủ các loại thuốc và mẹ phải uống thuốc như cơm bữa, nhưng bệnh tình không có chuyển biến tốt lên.

Mùa xuân năm 1998, hàng xóm đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mẹ và nói rằng pháp môn này sẽ giúp mẹ tôi cải thiện sức khỏe. Người hàng xóm còn nói rằng Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, giúp thanh lý thân thể cho mỗi học viên, giống như vòng tuổi của cây, từ trong ra ngoài, thanh lý từng vòng từng vòng. Mẹ tôi nghe vậy rất hiếu kỳ đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và bắt đầu luyện công.

Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, mẹ tôi như thể biến thành một người khác. Mẹ trở nên khỏe mạnh và tốt bụng hơn. Đến nay, mẹ tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn hai mươi năm rồi, và mẹ luôn luôn chiểu theo Pháp lý của Đại Pháp hành xử. Qua mẹ, tôi thấy được sự bình hòa, thiện lương và sự kiên định của các đệ tử Đại Pháp.

Kiên định đức tin

Ban đầu cha tôi rất phản đối mẹ tu luyện Đại Pháp. Hàng ngày, cha đều bắt mẹ tôi làm rất nhiều việc, viện nhiều cớ khác nhau nhằm phá rối không cho mẹ học Pháp và luyện công. Nhưng mẹ tôi vẫn yêu cầu nghiêm khắc bản thân. Mẹ không giận dữ hay tranh cãi với cha. Mẹ lo toan mọi việc trong nhà mà không phàn nàn gì hết.

Cha tôi thấy mẹ tôi có sự thay đổi tích cực về sức khỏe và cách cư xử, lại thấy mẹ kiên định tu luyện Đại Pháp, dần dần, cha cũng có liễu giải nhất định về pháp môn và thậm chí còn thường tham gia nhóm học Pháp để cùng đọc sách “Chuyển Pháp Luân.”

Mùa xuân năm 1999, mẹ tôi đến Bắc Kinh để tham gia nỗ lực kháng nghị ôn hòa tại Văn phòng Khiếu nại của Hội đồng Nhà nước vào ngày 25 tháng 4. Sau khi trở về nhà, đơn vị công tác bắt đầu giám sát mẹ tôi, vì họ không muốn bà đi Bắc Kinh nữa. Để ngăn cản mẹ, họ đã cưỡng chế điều động công tác, chuyển mẹ tôi từ cương vị công tác ở bộ phận kinh doanh mà nhiều người mơ ước xuống làm tại phân xưởng. Sau này bà còn bị điều ra đào cát ở ngoài trời. Công việc ngày càng nặng nhọc và khó khăn. Nhất là ở bên ngoài đào cát, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cả ngày. Những khổ nạn này không lay động được tâm tu luyện của mẹ, mẹ không oán không hận, vẫn một mực hoàn thành tốt công tác.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân vì tâm tiểu nhân đố kỵ, đã phát động bức hại điên cuồng Pháp Luân Công. Ngày hôm đó, giống như hàng vạn đệ tử Đại Pháp khác, mẹ tôi không sợ cường quyền, không sợ khó khăn nguy hiểm, đã đi đến Quảng trường Thiên An Môn, tới Văn phòng Thỉnh nguyện để chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp và giảng chân tướng cho quan chức ở đó. Mẹ tôi bị bắt giữ phi pháp và đưa tới một trại tẩy não. Mặc dù bị cưỡng chế tẩy não, chịu mọi khổ nạn và tra tấn, nhưng không thể làm dao động tâm tu luyện của mẹ tôi.

Năm 2000, đơn vị công tác của mẹ tôi cố gắng gây áp lực hòng ép mẹ từ bỏ tu luyện một lần nữa, và yêu cầu bà viết cam kết không tới Bắc Kinh thỉnh nguyện nữa, nếu không sẽ sa thải bà.

Mẹ tôi không viết cam kết, và ngẩng cao đầu mà rời bỏ đơn vị công tác. Một đồng nghiệp cũ của mẹ sau này đã kể với tôi về chuyện xảy ra ngày hôm đó, rằng sau khi mẹ tôi bước ra khỏi nhà máy, người đồng nghiệp từng làm việc với mẹ tôi gần 20 năm đã ngăn mẹ lại, thấy rằng mẹ tôi vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công mà bị mất việc, nên gắng sức giữ xe mẹ tôi lại, van nài mẹ tôi đừng đi. Mẹ tôi nói: “Tôi chọn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi sẽ không viết bất kỳ cam kết nào!”

Rất nhanh, người trong vùng tôi ai nấy đều biết chuyện của mẹ, nên thân thích, hàng xóm láng giềng đều trách mẹ: “Chị vì tu luyện Pháp Luân Công mà mất việc, có đáng không?” Mẹ tôi thường kiên định đáp: “Mọi thứ của tôi hết thảy đều là Đại Pháp ban cho, không có Đại Pháp thì không có tôi, tôi muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”

Thuận hòa với thân nhân và hàng xóm láng giềng

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mẹ tôi tính tình nóng nảy. Chỉ việc nhỏ không đúng ý, mẹ cũng có thể nổi trận lôi đình với cha con tôi. Hai cha con rất sợ mẹ. Nhưng kể từ khi mẹ tu luyện, mẹ rất quan tâm tới mọi người trong nhà.

Cha tôi được nhận làm con nuôi từ khi còn nhỏ. Sau khi kết hôn với mẹ, mẹ tôi đối xử tốt và ân cần chăm sóc cho cha mẹ nuôi của cha tôi cho đến khi ông bà qua đời. Sau này, cha tôi đón cha mẹ đẻ của cha về sống cùng gia đình chúng tôi. Họ hàng và bà con lối xóm thấy vậy bất bình thay cho mẹ tôi, nói: “Chị cũng đã chăm sóc cho cha mẹ nuôi của chồng, giờ lại phải chăm sóc cho đôi vợ chồng già này sao? Thật không công bằng.”

Mẹ tôi cười và nói: “Không sao cả! Đây là đạo hiếu mà tôi cần phải làm.”

Cha tôi có bốn anh chị em ruột. Mặc dù cha đã được cho làm con nuôi từ khi còn nhỏ, nhưng ông bà thân sinh ra cha tôi lại yêu quý gia đình tôi nhất bởi họ cảm thấy mẹ tôi quan tâm tới họ nhất. Mẹ tôi luôn nấu những món ăn mà họ thích. Bà nội thích nói chuyện với mẹ tôi, đặc biệt là khi bà có gì đó lo lắng, và mẹ tôi thường trấn an bà. Mẹ tôi thường bảo bà niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hỏa” và bà tôi rất cao hứng niệm những chữ đó.

Tết Nguyên đán năm nay, bà nội ở nhà chú tôi. Một hôm, chú gọi điện cho chúng tôi và nói: “Mẹ muốn ăn sủi cảo nhồi thì là.” Mẹ tôi nghe vậy liền chẳng màng cơm nước của bản thân, liền ra ngoài mua một ít thì là và bắt đầu làm sủi cảo. Sau đó mẹ tôi bắt xe buýt tự mình mang đến nhà chú để bà ăn cho nóng.

Dì tôi là chị em ruột duy nhất của mẹ. Cuộc sống của dì rất nặng nề, dì và chồng thường xảy ra xung đột. Dì qua đời khi còn trẻ, và họ hàng của chúng tôi ai nấy đều hận thấu xương người chồng của dì và không qua lại với chú ấy. Tuy nhiên, mỗi dịp Tết Nguyên đán, mẹ đều bảo tôi mua ít quà đến vấn an chú. Trong tâm tôi không thoải mái và hỏi mẹ: “Chú ấy đối xử với dì tệ như thế, nếu không phải vì chú ấy thì có lẽ dì đã không mất sớm như thế. Vậy vì sao còn gặp chú ấy làm gì?” Tôi hỏi.

Mẹ tôi trả lời: “Sau tất cả thì bởi chúng ta là người thân, nên chúng ta cần đến thăm hỏi.”

Tôi không còn cách nào khác, đành đi mua một ít quà và tới nhà chú. Trên đường về nhà, tôi nói chuyện với tài xế taxi về chuyến đi tới nhà chú ấy, tài xế nói: “Mẹ cô thật thiện lương, nếu là tôi, tôi sẽ không đi đến đó.”

Tôi nói: “Mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ tôi rất tốt bụng. Những gì chính phủ tuyên truyền trên truyền hình đều không đúng.”

Người tài xế gật đầu đồng tình.

Năm ngoái, chính quyền lấy đất của gia đình tôi và đền bù hơn một triệu tệ. Vừa mới nhận được tiền, chú tôi và hàng xóm nhà tôi đều muốn mượn tiền. Mẹ tôi đều vui vẻ cho họ mượn.

Số tiền đó bị mượn hết trong chưa đầy một năm, trong khi nhà tôi thì vẫn đang cần phải sửa sang. Mẹ tôi ăn mặc tằng tiện, dành dụm tiền sửa nhà. Thấy vậy tôi trách mẹ rằng không nên mang hết tiền cho mượn như thế, mẹ nói: “Người ta đến vay tiền khẳng định là có chuyện gấp cần dùng. Chúng ta cần giúp họ.”

Người thân và hàng xóm láng giềng đều khen mẹ tôi chịu thương chịu khó, thiện lương. Bởi vậy khi mẹ tôi giảng chân tướng Đại Pháp cho họ, họ đều tán đồng.

Vô tư ủng hộ công tác của con gái

Năm 2006, tôi bắt đầu đi làm, tôi là một giáo viên tiểu học. Mẹ tôi biết tôi tính tình nóng nảy, nên thường nhắc nhở tôi phải chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp mà nhẫn nại đối đãi với phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và các em nhỏ, không được hà khắc với họ.

Mẹ bảo tôi rằng phải chăm chỉ làm việc không được sợ khổ. Mẹ cũng khuyên tôi rằng bất kể lãnh đạo phân công công việc gì, cũng nên thực hiện vô điều kiện mà không than vãn.

Đồng nghiệp của tôi đều là người trẻ tuổi và khi ban giám hiệu phân công công tác, thì họ luôn sợ mệt và không nguyện ý làm. Đôi khi gia đình họ còn gây áp lực lên ban giám hiệu, vì ai cũng muốn có một công việc thanh nhàn. Rõ ràng là chỉ có mẹ tôi, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, mới bảo con mình phải chịu thương chịu khó không gây thêm phiền hà cho lãnh đạo mà phối hợp với họ.

Là một giáo viên tiểu học, tôi căn bản là chỉ lo việc của lớp tôi. Bởi giáo viên có hạn, nếu một giáo viên nào xin nghỉ phép, thì các giáo viên khác phải làm bổ sung thêm phần việc của giáo viên đó, điều này khiến họ bị quá tải.

Mẹ tôi nuôi hơn 20 con cừu để kiếm sống, nên tôi không phải lo lắng gì cho gia đình. Mẹ thưởng bảo tôi: “Con cứ lo công tác cho tốt, việc nhà đã có mẹ lo, con không phải phân tâm. Hãy chăm lo tốt cho học sinh.”

Nhờ sự ủng hộ của mẹ và nhờ Đại Pháp bảo hộ, tôi đã công tác hơn 12 năm qua mà chưa hề vì việc nhà mà phải xin nghỉ một ngày nào.

Năm 2013, trường tôi khích lệ tất cả giáo viên học lên cao học, nên tôi bắt đầu theo học, tập trung vào chương trình nghiên cứu sinh. Chương trình học yêu cầu rất nghiêm khắc; nếu ai vắng mặt quá một phần ba chương trình học của một môn học thì sẽ bị học lại. Khối lượng công việc ở trường vốn đã nặng, nếu như phải học lại, thì quả là gặp rất nhiều phiền phức. Mẹ tôi rất hiểu và cũng đặc biệt giúp đỡ tôi. Mặc dù mẹ tôi bận cắt lông cừu trong mùa hè, nhưng mẹ luôn bảo tôi hãy tập trung chuyên tâm nghiên cứu và hàng ngày mẹ thay tôi chuẩn bị bữa tối.

Mùa hè năm 2013 và 2014, mọi việc trong nhà đều một tay mẹ tôi lo toan. Khi tôi hỏi mẹ có mệt không, mẹ nói: “Không mệt, con cứ hoàn thành tốt việc học của mình đi.”

Được mẹ ủng hộ và giúp đỡ, tôi đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh kéo dài hai năm mà không bỏ lỡ bất kỳ một tiết học nào và có thể hoàn thành chương trình học thạc sỹ trong hai năm.

Trong luận văn thạc sỹ tôi chân thành viết: “Từ tận đáy lòng tôi muốn cảm tạ sự ủng hộ của mẹ trong hơn hai năm vừa qua, mẹ tôi đã rất vất vả rồi. Không có mẹ vô tư phó xuất, thì hôm nay tôi đã không thể hoàn thành chương trình học của mình.” Những lời này đã khiến các giáo sư tham dự lễ bảo vệ luận văn của tôi vỗ tay hoan hô.

Mẹ tôi là một phụ nữ nông thôn phổ thông; nhưng với tôi, mẹ là một người vô cùng đặc biệt. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khiến bà trở thành sinh mệnh tối vĩ đại trong vũ trụ. Tà đảng Trung Cộng bức hại tàn khốc Pháp Luân Đại Pháp liên tục hơn 19 năm qua, khiến cho biết bao nhiêu học viên và gia đình họ bị đầy đọa và tàn phá. Nhưng giống như mẹ tôi, hàng nghìn hàng vạn học viên mặc dù chịu đựng nhiều gian khổ và sinh mệnh bị uy hiếp, họ vẫn kiên định kháng nghị ôn hòa để chấm dứt cuộc bức hại.

Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp những người dân thiện lương nhận thức được những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp này và đứng về phía họ. Sự ủng hộ và chính nghĩa của các bạn sẽ mang đến cho các bạn một tương lai tươi sáng!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/29/371459.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/16/173276.html

Đăng ngày 26-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share