Bài viết của Thản Nhiên, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-10-2018]

Dấu vân tay biến mất nay xuất hiện lại

Bác sỹ Nhậm, là đồng nghiệp của tôi, cũng là một chuyên gia y khoa kỳ cựu đã ngoài 70. Năm nay bà đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là cả hai chân bị đau. Mỗi lần bà lên cầu thang là một lần chật vật, bước nào cũng bám vào tay vịn cầu thang.

Tuy nhiên, điều khiến bà ái ngại hơn là vân tay của bà tự nhiên biến mất, khiến bà không thể quét vân tay ở nơi làm việc. Chỗ làm của tôi yêu cầu mọi nhân viên phải quét vân tay để chấm công vào đầu giờ sáng. Một ngày nọ, bác sỹ Nhậm không thể tự quét vân tay. Bà thử tất cả mười đầu ngón tay mà vẫn không được, trong khi những người khác đều đã quét xong. Quá thất vọng, bà đã đến gặp người quản lý để sắp xếp cho bà được ghi lại giờ đến và về của bà vào một cuốn sổ. Như thế, bà cũng đỡ ngại hơn.

Một hôm, sau giờ làm, bác sỹ Nhậm hỏi tôi có đang tu luyện Phật hay tu Đạo gì không. Bà ấy nói bà ấy nhận ra một số thay đổi lớn ở tôi, tôi không chỉ trẻ ra mà còn luôn vui vẻ, không còn là kẻ kiêu ngạo như trước kia nữa.

Tôi nói với bà rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, và cũng giải thích rằng đây là một môn tu luyện Phật gia dạy cho các học viên trở thành người tốt và từ bi. Tôi cũng cho bà biết thông tin về vụ tự thiêu giả mạo ở Quảng trường Thiên An Môn và môn tu luyện này được người dân ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới đón nhận. Tôi còn khuyên bà ghi nhớ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân – Thiện – Nhẫn hảo” để được khỏe mạnh. Bà nhiệt tình trả lời rằng bà có thể làm điều này. Ngoài ra, tôi cũng giải thích với bà tầm quan trọng của việc từ bỏ tư cách thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên. Bà liền đồng ý.

Vài ngày sau, bà ấy vỗ vai tôi, bảo: ”Phương pháp mà chị nói với tôi thực sự có tác dụng! Mấy hôm vừa rồi, tôi cứ nhẩm “câu thần chú ấy” bất kể tôi đang làm gì, dù là nấu ăn, giặt giũ hay đi bộ. Nhìn xem, hai chân của tôi tốt lên rồi.” Bà leo cầu thang cũng nhanh hơn nhiều mà không còn phải bám vào tay vịn nữa.

Chúng tôi có một vị quản lý mới. Vị này cứ một mực yêu cầu bà Nhậm phải quét vân tay của mình. Và điều xảy ra thật kinh ngạc. Bà Nhậm có thể quét cả mười ngón tay và máy quét đã nhận hết các vân tay ở ngón tay của bà mà không trục trặc gì. Khi bà ấy nói với tôi về điều này, tôi rất mừng cho bà. Bà nói: “Đại Pháp thật kỳ diệu! Tôi cũng cảm thấy mình đi nhẹ nhàng hơn trước. Tôi cảm thấy mình trẻ ra! Chắc chắn tôi sẽ tiếp tục nhẩm ‘câu thần chú này’. Tôi sẽ nói với gia đình tôi về Pháp Luân Đại Pháp.”

Bà Nhậm có hai cháu gái, một đứa học lớp sáu và đứa kia thì học trung học. Khi bà đưa tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho cháu gái, thì đứa lớn đã từ chối nhận vì có lẽ cháu đã bị tẩy não bởi tuyên truyền của Đảng. Tuy nhiên, đứa nhỏ hơn thì lại nhận và dành thời gian đọc tài liệu giảng chân tướng.

Đến kỳ thi, bác sỹ Nhậm giục hai cháu gái nhẩm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Cũng vì đứa nhỏ đã biết sự thật nên nó thường xuyên tự nhẩm trong lúc làm bài thi, trong khi đứa lớn thì không làm. Khi có kết quả thi, cháu lớn của bà Nhậm có kết quả không tốt, trong khi đứa thứ hai lại làm tốt hơn mong đợi và được nhận vào một trường phổ thông hàng đầu ở địa phương, còn được nhận vào lớp chọn. Mọi người biết cháu đều thấy ngạc và thực sự tin vào “Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Một bác sỹ “khác người”

Ở Trung Quốc ngày nay, thật khó để trở thành một bác sỹ có y đức. Có một loại thuốc thảo dược rất tốt cho bệnh viêm trong hệ thống máy tính của bệnh viện chúng tôi. Bởi vì chi phí của nó chỉ hơn mười tệ nên hầu hết các bác sỹ đều không kê toa loại thuốc này. Sau đó, bệnh viện đã thêm một loại khác, một loại thảo dược đắt tiền để trộn lẫn rồi đẩy giá thuốc lên 40 tệ. Thay đổi này cũng ảnh hưởng đến tác dụng của toa thuốc gốc.

Tôi đã đề cập vấn đề này với dược sỹ ở bệnh viện chúng tôi. Cô ấy nói tôi có thể tiếp tục kê toa hỗn hợp thảo dược và cô ấy sẽ bỏ loại thảo dược mới được thêm vào khi cô ấy mua thuốc theo toa, nhưng chi phí vẫn là 40 tệ. Theo cách này thì ai cũng hài lòng. Tôi nói với cô ấy rằng nếu tôi không phải học viên Pháp Luân Đại Pháp thì cũng chẳng sao, nhưng tôi không thể làm điều sai vì chúng tôi tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”. Cô ấy không biết phải nói gì.

Kể từ đó, mỗi khi tôi sử dụng toa thuốc đó, tôi thường bỏ đi loại thảo dược thêm vào kia, quay lại liều lượng ban đầu và chi phí của nó chỉ là mười tệ. Lúc đầu các dược sỹ không hài lòng (vì ảnh hưởng đến lợi ích của họ) nhưng sau một thời gian khi họ thấy tôi vẫn nhất định làm vậy thì cuối cùng họ cũng đã quen với việc này.

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi thực sự quan tâm đến bệnh nhân của mình và cố hết sức để chữa trị cho họ hiệu quả nhất. Đôi khi, họ còn đưa tôi tiền hoặc tặng quà cho tôi, nhưng tôi đều từ chối, một số còn bí mật chuyển tiền vào tài khoản điện thoại di động của tôi. Tuy nhiên, tôi thường trả lại số tiền đó cho họ. Tôi tìm hiểu xem bệnh nhân này chuẩn bị khám gì rồi trả tiền trước, lấy hoá đơn rồi đưa lại cho bệnh nhân khi họ tới. Họ đều rất cảm động và nói bác sỹ như tôi hiện nay thật khó tìm. Tôi nói với họ, bất cứ học viên Pháp Luân Đại Pháp nào cũng đều hành xử như thế vì Sư phụ của chúng tôi dạy chúng tôi làm vậy.

Nhiều khi tôi cũng không làm tốt trong vấn đề nhận quà tặng. Chẳng hạn, một số bệnh nhân tặng tôi quà quê, như mật ong, đậu đen, những thứ như thế. Họ cứ khăng khăng bắt tôi nhận vì chúng đều là “quà quê” và “không tốn nhiều tiền”. Tôi thấy cũng hợp lý nên đã nhận những món quà này. Sau đó, tôi lại thấy thật tệ khi tôi nhớ lời Sư phụ giảng “không mất, không được”. Để bù lại, tôi tặng lại cho họ những thứ như sữa hoặc những đồ có giá trị tương tự và yêu cầu họ nhận lại mà không được từ chối.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một bệnh nhân tôi chăm sóc rất tốt đã tặng tôi 2.000 tệ. Sau đó, tôi đã nghĩ về món quà này rồi nhận ra là tôi đã mất rất nhiều “đức” để đổi lấy món quà này. Vì thế, tôi cố gắng gọi cho bệnh nhân này và yêu cầu cô ấy đến gặp tôi, nhưng cô ấy đã không đến. Tôi đã trả lại tiền cho cô ấy bằng cách chuyển tiền vào tài khoản điện thoại của cô.

Tôi nhớ có một bệnh nhân kể cho tôi là chồng cô ấy đã mỉa mai thế nào. Anh ấy nói: “Thời buổi này tìm đâu ra bác sỹ ‘khác người’ không nhận quà của bệnh nhân như thế. Tìm bệnh nhân ‘ngốc nghếch’ đi nhận quà của bác sỹ còn khó hơn.”


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/10/18/375926.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/4/173119.html

Đăng ngày 25-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share