Bài viết của Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-9-2018] Sau khi đọc bài chia sẻ ngày 27 tháng 8 năm 2018 trên trang Minh Huệ có tựa đề “Hóa ra chúng ta đều bị bức hại – Phân tích về “giảo hoạt” trong văn hóa đảng”, tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi cảm thấy rằng mình cần phải nhìn thẳng vào văn hóa đảng “giảo hoạt” đang ẩn nấp rất sâu trong bản thân mình, không thể để cho nó vụt qua mất, nếu không thì sẽ hại mình hại người.

Một ngày của rất nhiều năm về trước, hai người bạn thân của chồng tôi là Z và L đến nhà chúng tôi ăn cơm, lúc đó chỉ vì chứng minh Kali pemanganat (KMnO4) có mấy nguyên tử Oxi mà giữa chúng tôi nổ ra một cuộc tranh luận. Người thì cho rằng có 2 nguyên tử Oxi, người lại cho rằng có 3 nguyên tử Oxi. Tôi thì cho rằng tất cả các đáp án ấy đều không đúng, hình như có 4 nguyên tử oxi, nhưng lại không dám chắc 100%. Sau đó anh Z quay sang nhìn tôi và nói rằng trong số họ thì tôi là người có học vấn cao nhất, cho nên nhờ tôi quyết định đáp án. Tôi bèn nghĩ: Nếu mà nói rằng họ đều sai thì sẽ làm mất mặt họ, tôi cũng không dám chắc hoàn toàn đáp án của mình đúng, nếu nói sai thì chẳng phải rất mất mặt hay sao? Hơn nữa há gì phải vì mấy chuyện nhỏ nhặt mà cãi nhau đến nỗi đỏ mặt tía tai làm ảnh hưởng đến tình cảm của mọi người! Vì thế tôi bèn nói: “Tôi chẳng chú ý mọi người nói gì cả.” Thật đúng là đổi trắng thay đen, rõ ràng là nghe rõ không sót một từ… Lúc ấy Z liền bực mình nói: “Mọi người xem chị ấy thật là giảo hoạt!”

Cho đến giờ, đó là lần đầu tiên và cũng là duy nhất mà tôi nghe có người nói mình như vậy. Giờ nghĩ lại thấy mình đúng thật là giảo hoạt. Lúc ấy tôi không biết rằng “giảo hoạt” ấy là không tốt, lại còn cho rằng mình thật là thông minh, khéo léo xử trí làm cho cuộc tranh luận dịu lại, đồng thời cũng không khiến ai bị mất mặt, vì thế lại còn dương dương tự đắc.

Sau khi đọc các bài chia sẻ của đồng tu, kết hợp với việc gần đây trong khi giao lưu với đồng tu A, tôi phát hiện ra rằng, khi giao tiếp với đồng tu A còn có rất nhiều tâm “giảo hoạt”.

Mỗi lần nói chuyện với đồng tu A tôi đều phải cẩn thận từng ly từng tí, e rằng mình tu luyện kém, ngộ sai khiến anh không tiếp thu hoặc phản đối. Chỉ cần anh ấy có biểu hiện không tiếp thụ tôi liền không nói nữa, tôi lại còn mượn Pháp của Sư phụ để biện giải:

“Bấy giờ tôi chính là xem chư vị đối đãi việc ấy như thế nào; bấy giờ chư vị đụng phải họ nhưng thực ra là chư vị bằng như đụng phải tôi.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Tôi cho rằng là Sư phụ mượn lời của đồng tu để chỉ ra chỗ còn thiếu sót của mình vì vậy nhất định không thể lại tranh luận với Sư phụ. Vì vậy mỗi lần tôi đều cẩn thận từng ly từng tí, chính là từ nhỏ đã dưỡng thành quan niệm, cũng chính là phương thức tồn tại mâu thuẫn mà cựu thế lực an bài.

Tôi đắc Pháp là nhờ đồng tu A giới thiệu. Kinh nghiệm sống của tôi và anh ấy cũng khác nhau rất lớn, thậm chí là hoàn toàn tương phản. Từ nhỏ A đã là người thông minh, thành tích xuất sắc, năng lực cũng rất lớn, vì vậy anh ấy khá tự tin. Tôi từ nhỏ đã là người không biết cách nói chuyện, thường hay bị gọi là “ngốc”. Tuổi tác càng ngày càng nhiều và thuận theo sự ô nhiễm của xã hội, tôi dần dần hình thành tâm lý bảo vệ bản thân để tránh bị sự công kích gây tổn thương (chính là tâm giảo hoạt): thường im lặng, chỉ mỉm cười đối đãi với hầu hết mọi việc, không biểu đạt suy nghĩ thực sự của mình, nhất là ở trước mặt những người giỏi hơn mình, nói chuyện thường phải suy nghĩ kỹ rồi mới nói ra lời, có lúc còn phải lòng vòng quanh co; còn nếu như bị phản đối thì sẽ lập tức im miệng lại. Đồng tu A đã từng dùng câu “Im lặng là vàng, mở miệng là bạc” để hình dung tôi. Tôi thậm chí còn cho rằng ít nói cũng chẳng có gì là xấu.

Ví dụ một lần gần đây khi chia sẻ với đồng tu A. Vì tôi thấy anh ấy thường xuyên dùng Wechat để nói chuyện với bạn bè, người thân nên muốn chia sẻ với anh ấy về vấn đề này. Lúc đó, trong đầu tôi đột nhiên nhận được một tín tức: “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, anh còn làm chưa nổi!” ý tứ chính là nói tôi tu luyện còn kém, làm sao có tư cách nói người khác. Bởi vì lúc đó không minh bạch được đó là Sư phụ điểm hóa không cho tôi nói, hay là nhân tố của cựu thế lực can nhiễu nên tôi liền không nói nữa.

Tôi đắn đo cả một buổi tối, sau đó nghĩ rằng nhờ có đồng tu A luôn thẳng thắn chia sẻ mà tôi thụ ích không nhỏ, vậy mà tôi nhìn thấy rõ vấn đề của anh ấy lại không nói cho anh ấy biết, chẳng phải là không có trách nhiệm với đồng tu hay sao? Chẳng phải chính là tự tư hay sao? Anh ấy giúp đỡ tôi rất nhiều mà tôi lại chẳng giúp được gì cho anh ấy. Nghĩ vậy trong tâm tôi có chút bất an, chỉ sợ bỏ lỡ mất đồng tu.

Ngày thứ hai, trước khi chia sẻ về vấn đề này, vì lo sợ A không tiếp nhận, sợ anh ấy nổi giận nên tôi nói rằng có một chuyện không biết có nên nói ra hay không, anh ấy liền bảo tôi nói. Do đó trước tiên tôi kể lại sự việc hôm qua mình gặp phải tín tức kia với anh ấy, rồi sau nó mới nói đến Wechat. Không ngờ A nghe xong mất bình tĩnh, nói rằng xã hội hiện tại đều như vậy, nếu không có Wechat thì làm sao làm việc được?

Kỳ thực tôi vẫn còn chưa nói hết ý của mình, tôi là muốn khuyên anh ấy đừng dùng Wechat liên lạc với người thân và bạn bè nữa, Wechat thì chỉ nên dùng trong công việc thôi, tốt nhất là chuyển sang sử dụng ở máy khác, rốt cuộc thì an toàn mới là thứ quan trọng nhất. Nhưng chính là do tâm giảo hoạt muốn bảo vệ bản thân tránh bị tổn thương khởi tác dụng mà nói vòng nói vo làm cho A nghe không hiểu. Tại sao tôi không thể nói trực tiếp: Anh đừng dùng Wechat nữa, tạm thời chỉ dùng trong công việc. Chỉ một câu đơn giản như vậy, người khác nghe liền hiểu, mà lại không cần phải mượn lời người khác. Vốn là do tôi nói vòng nói vo, tà ác lại lợi dụng tâm chấp trước vào sử dụng Wechat của anh ấy chưa bỏ mà mượn lời nói vòng nói vo.

Do đó tôi suy nghĩ thấy bản thân còn rất nhiều vấn đề vì luôn bảo trì im lặng mà không nói ra, đối với A không khởi được tác dụng cảnh tỉnh. Tôi vẫn còn nhớ rõ một chuyện, khi cuộc đàn áp vừa bắt đầu, lúc mà áp lực từ khủng bố đỏ giáng xuống, A gọi điện thoại nói với tôi: “Nếu mà lúc ấy thực sự không chịu nổi, nếu phải viết cái gì thì cứ viết bộ hỏa trong chữ “luyện” (炼) thành bộ “ti” (丝) trong chữ “luyện” (练). Tôi tuy ngoài miệng không nói gì nhưng trong tâm lại không đồng ý, tôi nghĩ rằng dù cái nào thì cũng không nên viết, cùng lắm là có thể mất việc, dù gì thì công việc này của tôi cũng không phải là công việc gì tốt. Nếu lúc đó tôi có thể thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình thì chẳng phải là sẽ có tác dụng cảnh tình đồng tu A hay sao? Sau đó sự việc phát sinh chẳng phải là cũng liên quan đến chữ “ti” (丝) “gặp may” (侥幸) hay sao? “Gặp may” (侥幸) chẳng phải cũng là một chủng hình thức của “giảo hoạt” (狡猾) hay sao? Liệu có phải do tâm “giảo hoạt” mà bây giờ tôi mới nhận ra đã làm hại đồng tu A? Văn hóa đảng “giảo hoạt” đã ăn sâu này quả thực là gây hại quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chữ “chân” mà người tu luyện đồng hóa, từ đó còn có thể hủy rớt người tu luyện, nhưng văn hóa đảng này ẩn nấp rất sâu, nếu không hạ quyết tâm tìm xét nó một cách cẩn thận thì thật khó có thể nhìn được ra.

Năm ngoái khi bị giả tướng nghiệp bệnh can nhiễu, tôi từng nghĩ đến một câu như thế này: Nếu đã là giả tướng, tại sao lại không phá vỡ được nó? Khắc tinh của chữ “giả” này là gì? Chính là “chân”, lẽ nào là tại phương diện tu “chân” có vấn đề? Tôi xem xét một hồi cũng không thể tìm thấy, liền bỏ qua một bên không tìm nữa.

Năm nay trong một lần đi ngủ nằm mộng mơ thấy, sau khi vừa gội đầu tắm xong, lúc chải đầu tóc tôi bị rụng đi rất nhiều, đến nỗi trên đầu chỉ còn lại một ít tóc, tôi sợ đầu sẽ hói mất nên không dám chải nữa. Lúc này chị dâu mới nói với tôi: “Tóc này không phải là của em đâu.” Tôi rất băn khoăn: Rõ ràng là tóc trên đầu mình rơi xuống, sao lại không phải là tóc của mình nhỉ? Mà tóc trên đầu của tôi cũng không còn lại là bao nhiêu. Sau khi tỉnh dậy tôi cũng không ngộ được rõ ràng, sau đó cũng không còn để ý đến giấc mộng này nữa.

Gần đây tôi lại nghĩ đến giấc mộng này, đồng thời cũng ngộ ra được một chút: Tóc (头发 phiên âm là Tóufa) đồng âm với Pháp đầu (头法: Tóufǎ), tức là Pháp trong đầu. Tại sao chị dâu lại nói tóc bị rụng đi không phải là tóc của tôi? Bởi vì trong khi chải (hướng nội tìm) thì tóc bị rơi xuống cũng chính là các chủng quan niệm hoại diệt được hình thành trong cựu vũ trụ. Sợ bị hói (cái gì cũng không còn nữa) mà không dám chải, chính là ôm giữ những thứ còn sót lại cuối cùng, những thứ bản chất nhất của cựu vũ trụ mà không dám buông, không nguyện ý hoàn toàn đồng hóa với Pháp. Trong khi hiện thực rõ ràng nhất thì lại chính là: “Không đúng vậy? Tôi thật sự là muốn làm tốt, thực sự là muốn hoàn toàn đồng hóa Đại Pháp. Vậy thì tại sao khi gặp phải sự việc thì lại không giữ vững được tâm tính, mà lại lấy lý của người thường để cân nhắc sự việc. Hôm nay tôi mới ngộ ra vấn đề chính là do tâm bảo vệ tự ngã kia đang ở phía sau mà khởi tác dụng. Nó chính là tâm giảo hoạt. Mà vật chất tối hậu và bản nguyên nhất của cựu vũ trụ chính là “Bất chân” (cựu thế lực chính là lừa gạt, lợi dụng một tầng phía dưới để làm việc xấu, cuối cùng không phải là muốn hủy hoại cả một tầng bên dưới hay sao?) Vì vậy nó chính là lấy tâm lý giảo hoạt để bảo hộ, phản ánh vào trong con người chính là làm cho người ta rất dễ rơi vào những tư duy phụ diện, nhận phải những giáo huấn phụ diện.

Những thể ngộ và nhận thức này của tôi lại chủ yếu đến từ chị dâu. Tôi nghĩ rằng: Ở trong mộng sao lại là chị dâu đến cảnh tỉnh nói rằng tóc ấy không phải là của tôi? Có thể yên tâm mà chải hết đi. Chị dâu là người không đọc nhiều sách nhưng lại là một người rất thản đãng, có gì nói đấy, là người lấy sự việc để đối chiếu chứ không cần nhìn người để nói, chẳng có ai mà chị ấy không dám nói, nhưng chị ấy lại tuyệt đối không phải là người ăn không nói có, đặt điều thị phi. Tính cách của chị ấy đến cả mẹ chồng cũng không chịu nổi, thường hay bị làm cho nghẹn đến không biết nói gì nữa, những người khác cũng chịu không nổi. Nhưng tôi lại rất thích tính cách thẳng thật của chị ấy, thậm chí cảm thấy rất hợp, chị ấy cũng thích nói chuyện với tôi. Chị ấy từng nói, chồng chị thường bảo chị ấy học tôi, nói: “Em xem em làm bao nhiêu là việc, chỉ vì em cứ hay nói nhiều mà kết quả ai cũng không thích em, tốn sức mà chẳng giải quyết gì, em xem ABC (chỉ tôi), người ta cái gì cũng không nói, tốt biết bao nhiêu!” Chị dâu lại nói: “Người ta là người có văn hóa, em là người không có văn hóa, học cũng chẳng được.” Lúc đó tôi còn dương dương tự đắc, cho mình là người có văn hóa, không cần phải so đo với người khác. Nhưng hôm nay nghĩ lại thấy mình làm gì có một văn hóa chân chính nào, nếu có thì cũng chỉ là văn hóa đảng – giảo hoạt. Vì bảo vệ bản thân không bị thương tổn mà chẳng dám nói thẳng. Chị dâu tuy không đọc nhiều sách, trên người còn lưu lại được rất nhiều văn hóa truyền thống, đó mới là văn hóa chân chính.

Dưới sự ảnh hưởng của quan niệm biến dị, rất nhiều người, bao gồm có cả các đồng tu cũng không thể ý thực được rằng tâm giảo hoạt này là không tốt, lại còn cho rằng bản thân mình rất thông minh! Tôi nhớ đến một bài chia sẻ trên Minh Huệ “Bước ra khỏi lớp vỏ bọc của bản thân, trở thành một học viên chân chính”, có thể sẽ có ích với các đồng tu có tâm bảo vệ bản thân mạnh mẽ.

Trước khi viết bài chia sẻ này, tôi vẫn còn do dự: có nên viết bài chia sẻ phơi bày văn hóa đảng ẩn nấp rất sâu – giảo hoạt này hay không? Có nên nói với đồng tu A về nội dung của phần chia sẻ với anh ấy được không? Có nên nhắc nhở anh không nên tiếp tục xem truyền hình và điện ảnh trên mạng, đó chính là mở một con đường cho ma tính xâm nhập vào trong trường không gian của mình? Có nên nhắc anh ấy học thuộc phần “Tâm tật đố” trong sách “Chuyển Pháp Luân”, sau đó lên mạng tìm các bài chia sẻ về tâm tật đố để xem các đồng tu khác làm thế nào tìm ra được tâm tật đố và tu bỏ nó đi, cũng không uổng công Sư phụ nhiều lần đã từ bi điểm ngộ cho anh ấy? Có nên nhắc nhở anh ấy không nên quá để tâm đến từng mỗi tiết mục trên Tân Đường Nhân, đó là vì anh ấy từ nhỏ thành tích học tập tốt nên thường nhận được rất nhiều sự chiếu cố của chủ nhiệm lớp, nên mới như vậy.

Do đó tôi cầu Sư phụ chỉ điểm, lần đầu tiên mở “Chuyển Pháp Luân” nhìn thấy đoạn: “…sinh mệnh của con người, mục đích không phải [vì] để làm người; [nên] bảo chư vị phản bổn quy chân, quay trở về.” Lần thứ hai mở sách “Chuyển Pháp Luân”, vẫn đọc được đúng câu ấy; lần thứ ba mở sách “Chuyển Pháp Luân”, đọc được: “Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.”

Tại sao tôi lại phải mở sách đến ba lần? Hay là cái tâm “Mình tu luyện còn kém, mình không có tư cách nói” đang khởi tác dụng. Lúc đó tôi nghĩ ra rằng trong “Tây du ký” có một cảnh: Tôn Ngộ Không bị lũ yêu quái dùng âm thanh đánh cho bại trận rất khổ não, Trư Bát Giới lúc ấy không vì thường ngày luôn bị Tôn Ngộ Không mắng là ngốc nghếch mà im lặng không nói mà lập tức hiến kế: “Cái này không phải rất đơn giản sao? Nút tai lại không phải là được sao”. Tôn Ngộ Không cũng không vì thấy Trư Bát Giới bình thường vô năng mà không nghe ý kiến của Trư Bát Giới, ngược lại còn nói: “Ý kiến này rất hay!” Sau đó cùng nhau đi đánh bại lũ yêu quái. Chúng ta là các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, chẳng bao lâu sau, chúng ta bị văn hóa Đảng biến dị khiến chúng ta còn không bằng cả những người tu luyện bình thường sao? Tôi quyết định viết bài văn này. Nếu đồng tu A nhận thức ra được vấn đề thì càng tốt, nếu chưa nhận thức ra được thì hãy coi như một chút cảnh tỉnh.

Trên đây là thể ngộ cá nhân, còn chỗ nào chưa thỏa đáng xin các đồng tu từ bi chỉ rõ. Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/9/16/373857.html

Đăng ngày 23-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share