Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 09-10-2018] Mỗi học viên Pháp Luân Đại Pháp đều được thụ ích cả về tinh thần lẫn thể chất từ môn tu luyện tự thân này, họ được hưởng lợi ích về sức khỏe, đồng thời nhân sinh quan thay đổi theo hướng tích cực. Họ là những người thiện lương và biết suy nghĩ cho người khác, gia đình thuận hòa, và toàn xã hội đều được thụ ích.
Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập pháp môn đã giảng:
“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)
Dưới đây là một số câu chuyện về những người mà cuộc sống của họ đã cải biến tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp người đọc chân chính liễu giải Pháp Luân Đại Pháp, và càng hy vọng quý vị có thể được thân tâm thụ ích từ Đại Pháp giống như các nhân vật chính trong câu chuyện.
Bác sỹ Hoàng Lợi Bình, chủ nhiệm Khoa lâm sàng phụ khoa
Bác sỹ Hoàng Lợi Bình, hiện đã gần 80 tuổi, nguyên là chủ nhiệm Khoa lâm sàng phụ khoa và là giáo sư của Bệnh viện Trung Tây y kết hợp Vũ Hán. Bà từng bị bắt giữ và đưa vào trại tẩy não trong hơn ba tháng vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Bà đã đệ đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vào tháng 7 năm 2015.
Bà thường xuyên được khen ngợi trên truyền thông bởi các thành tích nổi bật của bà trong việc điều trị vô sinh. Bởi nhu cầu chữa trị cao, nên bà thường làm việc nhiều giờ mỗi ngày. Theo thời gian, sức khỏe của bà dần xấu đi, và bà bắt đầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng đau nhức đầu, đục thủy tinh thể, viêm xoang, viêm bàng quang, và viêm khớp.
Tồi tệ hơn cả là bà bị thoái hóa đốt sống cổ, khiến bà bị đau nghiêm trọng ở cổ, vai và tay. Bà đã thử qua nhiều phương pháp điều trị bằng Trung, Tây y, nhưng đều không có tác dụng.
Tháng 12 năm 1995, bác sỹ Hoàng biết đến hiệu quả trị bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công qua các bệnh nhân của bà, và bà đã bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Trong vòng ba tháng, bà có thể nhìn rõ mà không cần mang kính, và mọi bệnh tật của bà đều khỏi hoàn toàn.
Hơn nữa, Pháp Luân Đại Pháp dạy bà chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để làm một người tốt và suy nghĩ cho người khác trước, đồng thời nhân sinh quan của bà có sự thay đổi to lớn.
Trước khi tu luyện, bà luôn theo đuổi danh, lợi. Vì danh, bà không màng sức khỏe và thường thức khuya để viết luận văn đăng trên tạp chí y học các cấp trong cả nước. Vì danh, bà mang tất cả các giấy chứng nhận, bằng khen, cờ thi đua treo đầy tường phòng khám và bệnh nhân biếu gì bà cũng nhận.
Sau khi tu luyện, bà đã hạ toàn bộ những thứ đã treo đó xuống và không còn nhận quà biếu nữa. Khi miễn cưỡng phải nhận quà, bà sẽ tặng lại bệnh nhân một món quà để đáp lại. Bà cũng trả lại bệnh nhân những đồ vật giá trị mà bà đã nhận trước kia.
Mặc dù hiện tại bà đã nghỉ hưu và không còn treo biển hành nghề, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn theo lời truyền miệng mà đến gặp bà thăm khám chữa trị. Bà luôn nhiệt tình tiếp đãi, nghiêm túc chẩn đoán bệnh, tử tế kê đơn thuốc cho họ, không đưa ra những dược phương đắt tiền. Trong xã hội chỉ biết đến lợi như hiện nay thì người như vậy thật có kiếm.
Chính là Pháp Luân Đại Pháp đã khiến bà Hoàng trở thành một bác sỹ tài đức vẹn toàn, có thể bảo trì y đức cao thượng.
Ông Bàng Hữu, nguyên là trưởng phòng kế hoạch của thị xã
Ông Bàng Hữu là trưởng phòng của Phòng Kế hoạch Thị xã Oa Lý ở Bắc Kinh. Sau này ông tiếp nhận vị trí quản lý của một công ty bất động sản ở Bắc Kinh. Ông từng bị bắt và cầm tù hai lần vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Ông được tha bổng sau lần bắt giữ thứ ba vào năm 2015.
Năm 1998, một quản lý của phòng xây dựng trong đơn vị ông Bàng công tác ở thị xã Oa Lý đã giới thiệu Pháp Luân Công với ông Bành. Do từ nhỏ đã bị thụ nhận sự tẩy não của thuyết vô thần của đảng cộng sản, nên ông Bàng về căn bản là không tin trên đời này có Phật, Đạo, Thần tồn tại, càng không ủng hộ tu luyện, cộng thêm công tác lúc đó cùng hoàn cảnh gia đình hết thảy đều thuận lợi, có thể nói là “đường thăng quan tiến chức” thênh thang, nên ông thấy những lời nói của đồng sự là “chuyện vô căn cứ”. Nhưng do nể mặt, nên ông vẫn tiếp nhận cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” do người quản lý đó tặng, sau đó đem về nhà và để qua một bên.
Chị gái ông Bàng tình cờ thấy cuốn sách và đọc nó, cảm thấy nội dung cuốn sách vô cùng tuyệt vời, từ đó bà bước vào con đường tu luyện.
Lúc này mẹ ông Bàng bị bệnh bạch cầu thể lympho mãn tính, bác sỹ các bệnh viện lớn đều nói rằng đây là “án tử hình”, chỉ có thể dựa vào hóa trị liệu để duy trì sinh mệnh. Các phản ứng phụ trong quá trình điều trị khiến bà ngày càng yếu đi.
Thấy tình cảnh này, chị gái ông Bàng khuyên mẹ hãy luyện Pháp Luân Công. Mẹ ông Bàng không biết chữ nên chỉ có thể nghe băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý ở Tế Nam.
Chỉ mới như vậy, kỳ tích đã xuất hiện! Trong quá trình nghe băng tiếng các bài giảng Pháp, mẹ ông Bàng đã có thể xuống giường đi lại một chút. Một tuần sau, bà có thể đi lại thản nhiên như bình thường, và có thể tự chăm sóc bản thân.
Chứng kiến biến hóa của mẹ, ông Bàng vừa sợ vừa ca ngợi. Sau đó đến đơn vị chủ động tìm vị quản lý xây dựng kia hỏi thêm. Người quản lý này đã kể với ông rất nhiều câu chuyện về người tu luyện Pháp Luân Công xuất hiện kỳ tích, cũng bảo ông Bàng rằng Pháp Luân Công lấy tu tâm làm then chốt, và để đạt được mục đích thì cần phải học Pháp. Ông Bàng tìm được một điểm luyện công và học Pháp của Pháp Luân Công ở gần Viện Khoa học Môi trường Trung Quốc.
Mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xong, ông Bàng lại đi bộ cùng mẹ khoảng 20 phút đến điểm học Pháp. Mỗi lần, trong quá trình đọc Pháp, thân thể ông lại xuất hiện những triệu chứng được thanh lý giống như trong sách miêu tả, ví dụ “miệng nôn trôn tháo”. Sau lần đó, bệnh dạ dày, viêm túi mật, bệnh mất ngủ, v.v, đều khỏi từ lúc nào không hay. Lần đầu tiên ông Bàng cảm nhận được sự tuyệt vời của một thân thể vô bệnh.
Thông qua từng bước từng bước liễu giải, ông biết rằng Pháp Luân Công yêu cầu người tu luyện phải nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt, gặp mâu thuẫn thì “hướng nội tìm”, ở đâu lúc nào cũng nghĩ cho người khác, nỗ lực đề cao cảnh giới đạo đức của bản thân. Ông cũng minh bạch được ý nghĩa chân chính của kiếp nhân sinh là phản bổn quy chân.
Ông bắt đầu trong công tác, sinh hoạt chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà quy phạm bản thân. Đầu tiên là ông cai rượu, ăn nhậu chơi bời, cùng hàng loạt hành vi vô đạo đức. Đồng thời, làm việc gì cũng trước tiên nghĩ cho người khác, vô tư vô ngã. Sau đó, vô luận là ông đàm phán hay là làm việc gì, tỷ lệ thành công đều vô cùng cao, cũng rất được đối phương hoan nghênh. Rất nhiều người nhận thấy ông Bàng ngày càng thiện lương, khoan dung hơn, chân thành hơn, không hám tiền, không nhận đút lót.
Ông Trương Minh Quý, cán bộ thị xã
Ông Trương Minh Quý, ngoài 60 tuổi, nguyên là cán bộ chính quyền thị xã Trại Phô, huyện Đường Hà, tỉnh Hà Nam. Ông từng bị bắt giữ ba lần và giam giữ tổng cộng hơn năm năm. Ông bị cơ quan sa thải. Ngày 24 tháng 7 năm 2015, ông đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Tòa án Nhân dân Tối cao.
Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 9 năm 1997. Sau khi tu luyện Đại Pháp, ông trở nên khỏe mạnh và trở thành một cán bộ liêm khiết.
Trước kia, cuộc sống của ông Trương là một thảm họa. Kinh tế và nhà ở gặp khó khăn, công tác không vừa ý cùng mâu thuẫn gia đình không ngừng leo thang, khiến ông cảm thấy cuộc sống ảm đạm, công tác cũng vô cùng tiêu cực, cả ngày cùng đồng nghiệp đến nông thôn công tác (thực tế chính là đi rượu chè). Ông Trương lại dính vào cờ bạc, cả ngày đầu óc mê man, toàn thân mệt mỏi rã rời. Lúc này ông mất đi niềm tin vào cuộc sống, cảm giác nhân sinh mịt mù, sống quá mệt mỏi, thậm chí muốn xuất gia làm hòa thượng hoặc là tự sát.
Sau khi tu luyện, ông bắt đầu hiểu ý nghĩa nhân sinh và lý do vì sao ông đến thế giới này. Ngày ông đọc xong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, tự nội tâm ông nhận thấy những việc này là bất hảo, liền tự nhiên bỏ hoàn toàn thuốc lá, uống rượu, đánh bạc.
Thân thể ông cũng trở nên vô cùng khỏe mạnh, luôn cảm thấy nhẹ nhàng. Mười mấy năm tu luyện, ông không mắc bất kỳ bệnh tật gì, cũng không cần tiêm hay uống thuốc.
Không chỉ thân thể khỏe mạnh, Đại Pháp còn ban cho ông một cuộc sống sung túc và an định. Sau khi tu luyện, nhà ông mở một quán ăn nhỏ và buôn bán phát đạt, kinh tế cũng khá giả, và mua được một căn nhà rộng 160 mét vuông giữa trung tâm thành phố.
Cuộc sống của ông không còn mơ hồ nữa, ông đã có mục tiêu mới và khát khao được quay trở về với sinh mệnh chân chính, ban đầu của mình. Ông làm việc chăm chỉ và đối xử tử tế với người nhà, gia đình ông vô cùng thuận hòa!
Vợ ông cao hứng và thường nói với mọi người: “Sau khi chồng tôi tu luyện Pháp Luân Công, ông ấy trở thành một người tốt thực sự. Cán bộ chính quyền nơi ông ấy công tác đều công nhận ông ấy là người tốt. Họ biết ông ấy là cán bộ tốt, thanh liêm, chính trực.”
Ông Trương chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm người tốt. Ông hướng nội tìm nguyên nhân ở bản thân mỗi khi gặp chuyện. Ông không tranh đấu với người khác và xem nhẹ danh lợi. Ông trả lại tiền dù là nhiều hay ít nếu nó không phải là của ông.
Cô Giang Tiểu Bình, biên tập viên tin tức của đài truyền hình
Cô Giang Tiểu Bình là một biên tập viên của Đài truyền hình Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cô bị giam giữ lần đầu ở trại tạm giam trong năm ngày vì lên tiếng cho đức tin của mình năm 1999, bị đặt dưới diện quản chế tại nhà trong một năm. Sau đó, cô bị bắt và đưa tới Trại tẩy não Kham Gia Ky ba lần.
Mặc dù còn trẻ, sức khỏe của cô rất kém bởi áp lực công việc. Cô bị chứng tăng huyết áp, đau nửa đầu, đau lưng, bệnh lao, viêm phế quản, và bệnh trĩ. Cô cảm thấy cuộc sống thật khổ sở.
Lúc đó, cô Giang đã may mắn trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ngay ngày đầu tiên cô thử luyện công, cô đã có trải nghiệm kỳ diệu. Trong khi luyện bài công pháp số hai, “Pháp Luân Trang Pháp”, mồ hôi của cô vã ra như tắm, và sau đó, mọi bệnh tật của cô đều hoàn toàn biến mất. Cô không phải uống thuốc trong hơn 20 năm qua. Cô trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc.
Cô Giang tận tụy công tác trên cương vị bí thư của Đài Phát thanh và Truyền hình Tỉnh Hồ Bắc. Cô không mong ai phải đền đáp cũng không nhận quà biếu. Vô luận là bao nhiêu tiền qua tay cô, cô cũng đều ghi chép rõ ràng rành mạch, hết thảy mọi người đều thấy. Đồng nghiệp thường ca ngợi sự chính trực của cô.
Có một năm, khi bình bầu và xét khen thưởng các chương trình truyền hình, nhiều đài truyền hình của các huyện đến nộp các chương trình của mình kèm theo hồng bao có chứa tiền hối lội. Cô Giang kiên quyết từ chối và nói: “Tôi là người luyện Pháp Luân Công. Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt. Công việc của tôi là phục vụ các bạn. Tôi không thể nhận bất kỳ quà cáp nào của các bạn. Tôi sẽ đánh giá chương trình của các bạn một cách công bằng.”
Các quản lý đài truyền hình đều hài lòng với những gì cô Giang nói. Họ nói rằng nếu người dân Trung Quốc ai ai cũng tu luyện Pháp Luân Công thì tốt biết mấy.
Bà Hầu Nguyệt Bình, phụ trách phòng tài vụ của cục
Bà Hầu Nguyệt Bình, nguyên là phụ trách tài vụ của Cục Cứu trợ Nam Hải thuộc Bộ Giao thông. Đầu tháng 3 năm 2010, bà bị bắt và giam giữ trong Trại Lao động nữ Sán Đầu ở Quảng Châu trong hai năm. Năm 2015, vì đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, bà bị sách nhiễu và uy hiếp. Bà cũng bị giáng chức và phân tới một văn phòng ở vùng sâu vùng xa cách nhà bà gần 300km.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cuộc sống của bà Hầu vô cùng ảm đạm. Bà luôn cảm thấy mệt mỏi và không có sức lực. Căn hộ của bà ở tầng tám, nên mỗi ngày tan sở về nhà, với bà mà nói là một cực hình. Mỗi lần lên đến tầng bốn, là bà lại phải lê từng bước và cứ nửa tầng lại nghỉ một chút rồi mới có thể đi tiếp. Bà còn mắc bệnh phụ khoa, và hết lần này đến lần khác đi khám chữa nhưng không có tiến triển.
Bà không phải là một người biết cách xử lý các mối quan hệ giữa người với người nên các mối quan hệ thường khiến bà căng thẳng, và khiến các cơn đau của bà càng tồi tệ hơn.
Tháng 5 năm 2006, có người đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với bà, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có khả năng chữa bệnh kỳ diệu, nên bà liền thử. Ngay khi vừa bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, bà vô cùng chấn động khi thấy bà như thay da đổi thịt, khoảng một tuần sau, bệnh phụ khoa của bà biến mất.
Bà tràn đầy sức lực và không hề cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Bà đi bộ nhẹ nhàng như gió, cảm giác như có ai đó đẩy phía sau. Bà có thể dễ dàng đi lên tầng tám nhà mình. Bà thực sự được trải nghiệm trạng thái “thân thể vô bệnh.”
Pháp Luân Đại Pháp cũng khiến tâm trí bà rộng mở và nghĩ cho người khác nhiều hơn. Khi xảy ra mâu thuẫn, bà Hầu thường không trách người khác, mà thay vào đó hướng nội tìm thiếu sót của bản thân. Bà cũng giúp đỡ người khác và ngày càng dung hòa với người thân, đồng nghiệp và hàng xóm láng giềng.
Tại nơi làm việc, bà Hầu được lãnh đạo và đồng nghiệp tôn trọng và tín nhiệm. Bà được thăng chức từ kế toán viên thành trưởng phòng tài vụ năm 2008, hai năm sau khi bà bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Bài viết liên quan:
Câu chuyện chưa kể của một cựu biên tập viên tin tức truyền hình
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/9/375472.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/28/173033.html
Đăng ngày 10-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.