[MINH HUỆ 6-9-2015] Một cựu viên chức chính phủ, cũng là một trong hàng nghìn học viên Pháp Luân Công ở trong và ngoài Trung Quốc, đã nộp đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì việc ông ta bức hại Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công vào ngày 22 tháng 7 năm 1999. Giang Trạch Dân cho rằng Pháp Luân Công sẽ hoàn toàn bị nhổ tận gốc trong vòng ba tháng. Ngược lại, Pháp Luân Công đã hồng truyền tới hơn 100 quốc gia trên thế giới, và các học viên, thông qua hệ thống tư pháp Trung Quốc, đang yêu cầu bồi thường vì đã bị bức hại.
Bị bắt, bị giam giữ, cưỡng bức lao động và mất việc làm
Ông Trương Minh Qúy, học viên Pháp Luân Công và là một cựu viên chức ở thị trấn Đồng Trại huyện Đường Hà, tỉnh Hà Nam. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2015, ông đã gửi đơn kiện hình sự tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Ông Trương bị bắt ba lần và bị giam giữ với tổng thời gian hơn năm năm. Ông bị cưỡng bức lao động hai năm sau khi bị bắt lần thứ hai và bị tù giam ba năm sau khi bị bắt lần thứ ba. Ông bị mất việc và phải làm các việc vặt ở Bắc Kinh để kiếm sống qua ngày.
Tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công hoặc bị tù giam
Ông Trương viết trong đơn kiện rằng vào tháng 7 năm 1999, một số công an đã đột nhập và lục soát nhà ông. Ông nói: “Tôi đã bị đưa đến đồn công an và bị ép ký vào một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Công an đã giam tôi ở Trại tạm giam huyện khi tôi từ chối ký. Tôi bị bắt làm các vỏ bao thuốc 14 tiếng mỗi ngày và chỉ được cung cấp một ít đồ ăn trong suốt 22 ngày bị tạm giam.”
Hai năm cưỡng bức lao động
Sau khi được trả tự do, ông liên tục bị công an và các quan chức của thị trấn sách nhiễu. Ông đã quyết định tới Bắc Kinh để phản bức hại, nhưng có người đã tố cáo ông với công an. Do đó, ông bị bắt vào tháng 6 năm 2000, bị giam ở trại tạm giam huyện trong sáu tháng, và bị buộc phải làm việc không lương trong nhiều giờ.
Họ yêu cầu ông phải tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, hoặc ông sẽ không được thả. Ông từ chối hợp tác và vì vậy họ đã bỏ đói ông, mỗi ngày ông chỉ được ba thìa cháo trong sáu tháng.
Sau đó, ông đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ bất hợp pháp. Ông viết một lá thư gửi tới nhà cầm quyền để phản ánh về đồ ăn trong trại tạm giam. Do đó, công an đã chuyển ông tới Trại Lao động cưỡng bức số 3 Hà Nam ở thành phố Hứa Xương, ông bị giam giữ hai năm tại đây. Lính canh đã tấn công ông dồn dập bằng các chương trình tuyên truyền lăng mạ Pháp Luân Công nhằm tẩy não ông và ép buộc ông làm tóc giả.
Ông đã bị chính quyền thị trấn sa thải khi được thả và bị từ chối không cho truy lĩnh tiền lương.
Ông làm việc trong nhà hàng của gia đình mình và đã phải rời khỏi nhà vào tháng 11 năm 2002 khi có ba công an đến bắt giữ ông.
Bị tra tấn trong đồn công an và trong trại tạm giam
Khi ông làm việc tại Bắc Kinh, một phụ nữ đã tố giác ông với công an sau khi ông đưa cho bà ấy một số tài liệu thông tin về Đại Pháp vào tháng 10 năm 2004. Hai công an mặc thường phục đã bắt giữ, đánh đập và lôi ông vào xe công an.
Trong khi bị tạm giam ở đồn, công an đã đánh đập và sốc điện miệng ông bằng dùi cui điện.
Họ đưa ông tới trại tạm giam Thông Châu, tại đây ông bị đánh đập tàn bạo. Ông tuyệt thực để phản đối việc giam giữ bất hợp pháp và đã bị bức thực. Ông bị cùm tay và xích chân trong bảy ngày.
Trong trại tạm giam, không có đủ buồng giam để cho tất cả mọi người ngủ, và mọi người phải thay nhau ngủ, mỗi người chỉ có thể sử dụng nhà vệ sinh một lần mỗi ngày trong ba phút.
Giữ nguyên mức án ba năm tù giam
Tòa án quận Thông Châu xét xử ông vào tháng 2 năm 2005. Thẩm phán yêu cầu ông tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công hoặc sẽ bị kết án. Ông đã từ chối và bị kết án ba năm tù vào tháng 3 năm 2005.
Khi kháng cáo, ông bị xét xử tại Tòa Trung thẩm Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2005. Thẩm phán gợi ý rằng ông sẽ được thả nếu khai man rằng đang chuẩn bị vứt bỏ các tài liệu Pháp Luân Công trong người khi bị bắt. Ông đã từ chối và thẩm phán đã giữ y án.
Ngày 17 tháng 5, ông bị chuyển tới Nhà tù Thiên Hà. Sau đó, công an vũ trang cầm dùi cui điện áp giải ông tới Nhà tù Số 2 tỉnh Hà Nam vào lúc nửa đêm.
Các lính canh đã cố gắng tẩy não ông nhưng thất bại, vì vậy họ tra tấn ông. Ông phải ngồi xổm mà không được cử động từ 7 giờ sáng tới nửa đêm trong nhiều ngày. Lính canh đánh đập ông vì ông từ chối xem các băng hình bạo lực vào tháng 11.
Một viên chức đã cố thuyết phục ông từ bỏ Pháp Luân Công vào tháng 7 và tháng 10 năm 2006 và hứa sẽ giảm án cho ông. Nhưng ông từ chối vì ông vô tội.
Vào ngày 5 tháng 10 năm 2007, khi ông được trả tự do, các quan chức và một phó giám đốc công an ở thị trấn quê nhà của ông đã đón ông. Ông bị giam lỏng tại nhà bởi vì họ không muốn ông kháng nghị trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông được thả vào ngày 22 tháng 10.
Cuộc sống cá nhân bị đảo lộn
Trước cuộc bức hại, ông Trương và gia đình có một cuộc sống hòa thuận.
Ông viết trong đơn khiếu nại: “Sự can nhiễu liên tục của chính quyền khiến mẹ tôi kinh hãi và hiện giờ tình trạng sức khỏe của bà không còn tốt. Sức khỏe của bố vợ tôi suy sụp và ông đã qua đời. Con trai tôi thường xuyên bị nhục mạ ở trường và cuối cùng đã phải bỏ học khi đang học lớp bảy. Vợ tôi bị ép phải bỏ cửa hàng của gia đình vì sự quấy nhiễu không ngừng. Con trai tôi phải rời nhà ở tuổi 14 và đến Bắc Kinh làm bảo vệ.”
Trước khi trở thành một học viên, ông Trương là một người nghiện rượu và là một con bạc. Ông được giới thiệu Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1997. Ông đã đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và hoàn toàn thay đổi. Ông đã nhanh chóng bỏ thuốc và rượu và chấm dứt đánh bạc.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/9/6/-315231.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/17/152562.html
Đăng ngày 11-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.