[Minh Huệ] Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ là tôi sẽ dịch bài, viết văn cả, vì tôi là dân học toán, dùng lý luận để giải quyết vấn đề… Tôi rất thích đọc, tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi.
Tôi cũng “thành công” trong đời sống; có gia đình, con cái, vợ chồng tôi có sự nghiệp vững vàng, nói chung là cũng tạm đủ. Tuy nhiên, tôi biết rằng mình sinh ra không phải để đi tìm những thứ này vì những gì tôi có được cũng không làm cho tôi toại nguyện. Nói chung gia đình, con cái, bạn bè, thân nhân, sự nghiệp, tiền của… tất cả những gì mà mình trước đây cho là ước nguyện, đều không thật, vì tất cả những thứ đó mang lại cho mình rất nhiều lo âu, phiền muộn khác. Tôi bèn đi tìm đọc những sách vở về tu luyện Phật giáo, nhất là về thiền học. Tôi đọc rất nhiều, biết cũng không ít, cũng rất chăm chỉ để tu luyện, nhưng vẫn không trừ dứt được tham, sân, si, ngã, mạn, nghi; tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý vẫn là của người thường. Tôi thất vọng lắm, nhưng vẫn không bỏ cuộc và niệm trong đầu là tôi muốn tu luyện thật sự, và tìm pháp môn để tu luyện. Vài ngày sau, tôi đi làm buổi trưa và nhận được một tờ báo Pháp Luân Công. Tôi nhận và nhét vào túi, sau giờ làm việc tôi đọc tờ báo và vào www.falundafa.org để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân (Anh ngữ) suốt ngày hôm đó. Tôi cũng điện thoại cho những người phụ trách địa điểm tu luyện tại địa phương tôi và bắt đầu học những bài Công Pháp trong tuần đó.
Lần đầu tiên khi tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, nước mắt thật nhiều, thương cho mình, thương cho người, thương cho kiếp nhân sinh cứ chạy lòng vòng, chìm đắm trong biển u mê, vô vọng. Từ đó, mỗi ngày tôi đều vào en.minghui.org hay www.pureinsight.net rất thường xuyên để học hỏi thêm về những giác ngộ, kinh nghiệm của các bạn tu khác. Tôi bắt đầu học “viết” từ đó, vì muốn chia sẻ những điều mình giác ngộ, học và chiêm nghiệm được trong khi mình tu luyện. Bài đầu tiên tôi viết là “Hạnh phúc ở nơi nào?”; bây giờ mỗi lần đọc lại, thấy xấu hổ quá sá!
Thấy Đại Pháp vô giá quá, mình may mắn đắc được, nhưng nhiều người khác thì không có cơ hội để biết đến, nhất là những người Việt không đọc được Hán ngữ hay Anh ngữ. Thấy thương họ vô cùng, và quyết chí dịch ra Việt ngữ cho họ đọc và học được Đại Pháp Nhiều khi đọc được những bài rất giá trị, dịch ra Việt ngữ, nhưng sau đó, khi đọc lại, chẳng vừa ý, bèn xoá đi; lần khác, tập dịch từng chữ một, rồi đọc lại cũng bỏ đi. Nhưng lại tiếc, vì nhiều bài quá hay, rất giá trị. Có lần dịch tới 3 giờ sáng, và đọc lại thấy sảng khoái, thích thú vô cùng.
Mỗi lần vào đọc en.minghui.org là mỗi lần tôi “chìm sâu” trong đó. Hình như mỗi bài đều có sức mạnh riêng của nó. Ở đó như một thế giới khác; tôi đang sống với con người khác của chính tôi. Tôi như được gạn lọc đi những dơ bẩn của cuộc sống hằng ngày. Tôi muốn tất cả những người Việt nam được đọc hết những bài trong đó, cũng tiếp nhận được “chất” Pháp từ những bài đó. Tôi cố gắng bỏ thêm thời gian nhiều hơn để đọc và dịch bài. Tuy nhiên, việc học Pháp của tôi hơi bị thiệt mất một phần, và đây là một sai lầm lớn nhất trong con đường tu luyện của tôi. Từ việc học Pháp ít, Chính niệm không vững vàng, mình không có chánh hành, từ đó mình có nhiều sơ hở và bị can nhiễu, và rơi vào sự dàn dựng của tà ác mà mình không biết. Trong bài “Giảng Pháp tại tại Philadelphia vào năm 2002” Sư phụ dạy rằng:
“Chính niệm của chư vị và mọi việc mà chư vị hoàn thành đều đến từ Pháp, vì thế không cần biết là chư vị bận rộn đến đâu, chư vị không được lơ là học Pháp”
Tôi thật sự sống trong từng bài mà tôi đọc và dịch; nhiều khi cảm xúc rất mạnh, hai vai tôi rung lên vì tôi rất ngưỡng mộ những đệ tử thiếu nhi nghèo khó tại Trung Quốc đã tiết kiệm, gom góp từng xu để mua vật dụng in tài liệu giảng rõ sự thật, nhiều em thà bị trục xuất ra khỏi trường chứ không làm nhục Đại Pháp, các em mồ côi cha mẹ vì Đại Pháp đã quên thân và không vì miếng cơm manh áo mà quên phẩm chất con người. Tôi rất ngưỡng mộ những bậc đàn anh, đàn chị, đàn cha đã vì Chân Thiện Nhẫn mà xem nhẹ sự sống, xem nhẹ những đau đớn, quên luôn cả thân mình. Họ biết những gì sẽ chờ đón họ khi họ lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, khi họ hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” giữa sân chào cờ trong trại cưỡng bức lao động, hay trong các “phiên toà án nhân dân”, khi họ xen vào làn sóng của đài truyền hình, đưa phim tài liệu Pháp Luân Công chiếu trên đài truyền hình Trung Quốc, khi họ làm việc trong các trạm Internet tại Trung Quốc để lấy bài từ Minh Huệ (www.minghui.org) xuống để in tài liệu, khi họ in tài liệu tại các địa điểm phát hành tài liệu giảng rõ sự thật, khi họ đi giảng rõ sự thật, và khi họ gửi bài, tài liệu từ Trung Quốc cho Minh Huệ để cho chúng ta được đọc. Bao nhiêu người đã ngã xuống? Bao nhiêu máu đã đổ? Bao nhiêu người đã tât nguyền? Bao nhiêu bé thơ vô tội đã mồ côi? Bao nhiêu người còn đang bị giam giữ? Tại sao họ có thể làm được những điều đó? Tất cả là để duy hộ Đại Pháp. Tôi nhìn lại mình, thấy mình bé nhỏ quá, vô nghĩa quá, ích kỷ quá. Nếu người ta tách đi Đại Pháp ra khỏi tôi, chắc tôi cũng không còn gì. Và tôi nghĩ họ cũng nghĩ như vậy. Chính vì họ trân quý Đại Pháp cho nên có những hy sinh cao cả đó. Tôi cũng muốn những người Việt Nam và toàn thế giới được đọc, biết được những hy sinh đó để họ tự hỏi tại sao những người này hy sinh như thế cho Đại Pháp họ đã đắc.
Tà ác tồn tại và bức hại chúng ta là vì nhân loại không biết sự thật về Đại Pháp, và bị tà ác lừa mị. Nên việc giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công và chính sách khủng bố Pháp Luân Công để cứu độ chúng sinh rất là quan trọng. Tôi rất ngưỡng mộ những đệ tử tại Bắc Kinh, Liêu Ninh đã dán hàng ngàn tờ truyền đơn trên mọi góc đường, góc phố; những đệ tử đã đạp xe đạp hàng trăm cây số để giao tài liệu cho các vùng khác; những anh chị em sinh viên, học sinh đã dám giảng rõ sự thật cho thầy cô, bạn học, sửa những câu hỏi phỉ báng trong bài thi, xem thường nguy hiểm, tương lai của chính mình; những cụ già không biết gì về computer, dám mua máy, lên Minh Huệ lấy tài liệu và in để phân phát cho mọi người; những bậc đàn anh dám nói thẳng với công an, cai ngục rằng “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Tôi cũng rất khâm phục những đệ tử bên ngoài Trung Quốc đã bỏ thời gian, tiền bạc, công ăn việc làm… để tổ chức những cuộc biểu tình, diễn hành, thỉnh nguyện, họp báo, nhân quyền… trên toàn thế giới. Tôi biết rằng bất cứ nơi nào Đại Pháp có mặt, Chân Thiện Nhẫn có mặt, là ở đó không còn tà ác, ở đó có tương lai. Vì thế, mỗi khi đọc những bài này, tôi muốn dịch và đăng ngay lập tức, vì lan truyền tin tức Đại Pháp cũng là một hình thức để cứu độ. Nếu nhân loại thực hành Chân Thiện Nhẫn, dẫu có khổ nạn nào xảy đến, đều có thể qua được.
Tất cả những gì họ làm được là vì họ đã chuyên tâm học Pháp, lãnh hội được lời dạy của Sư phụ, làm đúng trách nhiệm của đệ tử trong thời Chánh Pháp. Trong bài “Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân” Sư phụ dạy rằng:
“Các đệ tử Đại Pháp không được cô phụ trách nhiệm vĩ đại đã được giao phó cho chư vị trong Chính Pháp, càng không được để bộ phận chúng sinh đó phải thất vọng; chư vị đã là hy vọng duy nhất cho việc họ có thể tiến nhập sang tương lai được hay không; vậy nên, tất cả các đệ tử Đại Pháp, học viên mới và cũ, đều phải có hành động; bắt đầu toàn diện giảng rõ sự thật.”
Lần đầu tiên tôi đọc các bài mà các đệ tử dùng Chính niệm để bước ra khỏi trại giam, đồn công an, hay vượt thoát những nguy hiểm trong khi đi giảng rõ sự thật, tôi hoàn toàn khâm phục, và không biết làm sao để có được Chính niệm mạnh như thế. Lúc đầu, tôi hiểu lầm Chính niệm theo định nghĩa của Phật giáo tức là vô niệm. Nhưng sau này, khi học Pháp nhiều, và đọc nhiều, dịch nhiều, tôi thấu hiểu được Chính niệm và làm sao để có Chính niệm. Thực ra tất cả điều phi thường mà các đệ tử làm được là do Chính niệm của họ. Và Chính niệm chỉ có được khi mình chuyên tâm học Pháp. Nói rõ hơn, Chính niệm chính là bóng và Pháp chính là hình. Không có hình thì không có bóng. Trong bài “Bài trừ can nhiễu” (trong Tinh tấn Yếu chỉ 2), Sư phụ dạy rằng:
“Pháp có thể phá vỡ tất cả chấp trước, Pháp có thể tiêu hủy tất cả tà ác, Pháp có thể làm sập đổ mọi lừa dối, và Pháp có thể làm vững mạnh Chính niệm.”
Tôi nhìn quanh tôi, nhìn lại thế giới hôm nay, có một nhóm, một tổ chức, một đoàn thể nào có thể có được những con người như thế không? Mỗi đệ tử Đại Pháp chân chính là một bài học, là một tấm gương đạo đức, một lý tưởng sống cho đời này và vạn đời sau. Tôi thấy tôi may mắn vô cùng. Tôi được một Sư phụ, một Pháp, và vô số các những tấm gương tốt để theo tu học. Có còn gì quý bằng? Được đọc, được dịch lại những bài đó cho đồng bào mình đọc là việc làm mà tôi thấy ích lợi vô cùng. Tôi biết có một số người cho rằng những bài trên en.minghui.org chỉ là những bài viết của những người tu luyện như mình, thì đọc làm gì, chỉ cần đọc những bài giảng Pháp của Sư phụ thôi. Tôi thấy cái nhìn đó vô cùng hạn hẹp. Pháp là vô cùng. Hiểu Pháp là tuỳ trình độ tu luyện của mổi người. Học hỏi kinh nghiệm của các bạn tu khác giúp chúng ta tu luyện tinh tấn hơn, hiểu Pháp rộng và nhất là chúng ta theo kịp tiến trình của thời Chánh Pháp. Tu luyện Pháp Luân Công không giống như tu luyện Phật giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác. Chính Sư phụ cũng khuyến khích chúng ta học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tu luyện để tinh tấn.
Được tu luyện, học hỏi, làm việc với các bạn người Việt là một điều đáng quý khác. Tôi thấy trong khi làm việc là cơ hội cho mình tu luyện. Trong cái nhóm nhỏ này, chúng ta cùng có một Sư phụ, một Pháp, một tâm nguyện cứu độ, thì không gì chúng ta không vượt qua được. Hãy nghĩ đến những điểm tương đồng, cái mẫu số chung, cái tâm nguyện mà chúng ta cùng có. Hãy giúp nhau tu học, sửa chữa những lỗi lầm, dứt bỏ những chấp trước, tính chất củ của con người để cùng nhau tinh tấn hơn trên con đường tu luyện của mình. Tôi thật sự học được rất nhiều trong khi làm việc với các bạn người Việt: nhất là tự nhìn vào trong để tự xét mình, không để tâm lay động khi có chuyện xảy ra và luôn luôn giữ Chính niệm thật vững. Tôi biết tu luyện không phải là đi nghỉ mát. Trong những năm qua, dầu biết bao nhiêu khổ nạn đã đến và nhất là cơn Pháp nạn này. Tôi mong ước rằng chúng ta hãy cùng nhau, người củ giúp người mới, phát thệ nguyện cứu độ chúng sinh, giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công và chính sách khủng bố Pháp Luân Công cho mọi người.
Đường tu luyện còn dài, hãy lấy Pháp làm thuyền, lấy tâm làm hành lý. Hãy thanh tỉnh, lắng nghe tiếng nói từ tâm thức, những lời thệ ước từ thiên kỷ xưa, thúc giục chúng ta hãy thắp đuốc lên đường, vì Ngài đang đưa tay đón đợi chúng ta từ bến bờ bên kia.