Một học viên người Việt

[Minh Huệ] Trước đây, mổi khi nghĩ đến tu luyện, tôi thường nghĩ đến việc tu luyện cá nhân, có nghĩa là ngồi thiền thật nhiều, đạt tâm thanh tỉnh, dứt bỏ chấp trước, bỏ tự ngã, đạt đại định… Nhưng gần đây, nhất là sau khi đọc những bài giảng mới của Sư phụ, tôi biết được rằng là đệ tử trong thời Chánh Pháp, ngoài việc tu luyện cá nhân, trách nhiệm của chúng ta rất nặng nề nhất là đối với vấn đề cứu độ chúng sinh. Là đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp, mổi chúng ta đều cần phải hoàn thành ba yêu cầu quan trọng mà Sư phụ đã dạy chúng ta là :Học Pháp, phát Chính niệm và giảng rõ sự thật. Như Sư phụ đã giảng mới đây tại Pháp Hội Chicago vào năm 2004:

Bây giờ các đệ tử Đại Pháp, ngoài việc tu luyện cá nhân ra, thì mọi người cần thực hiện việc giảng rõ sự thật một lượng lớn. Như vậy việc giảng rõ sự thật ấy — tôi nghĩ rằng đã là đệ tử Đại Pháp mà xét — đã [trở thành] một phương thức tu luyện đặc thù của người tu luyện như chư vị hiện nay; trong lịch sử chưa hề có [điều ấy]; cũng có thể nói rằng đó là việc làm vĩ đại chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh của các đệ tử Đại Pháp trong Chính Pháp.” (1)

Việc giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công, cũng như chứng thực Pháp chiếm một vai trò rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến vấn đề cứu độ chúng sinh. Tuy nhiên, nếu muốn giảng rõ sự thật được tốt thì tâm cần phải thanh tỉnh, chúng ta cần phải có Chính niệm, chánh hành. Và Chính niệm, chánh hành này chỉ có thể có được khi chúng ta thật sự chuyên tâm học Pháp. Thật ra, ba điều mà Sư phụ dạy chúng ta cần phải làm đều hổ tương cho nhau, liên hệ chặt chẻ với nhau; bắt đầu là việc học Pháp; có lẽ đây là điểm then chốt nhất, quan trọng nhất.

Khi học Pháp tốt, ta có Chính niệm và từ đó có chánh hành, nếu không học Pháp, thì tâm ta không thể tịnh được và việc phát Chính niệm sẽ không có hiệu quả cao. Như phần Giảng Giải Pháp tại Pháp hội Atlanta vào năm 2003, Sư phụ trả lời cho một câu hỏi của một đệ tử như sau:

“Hỏi: Về chấp trước của cá nhân, [con] mãi vẫn không làm tịnh được; trong tâm rất sốt ruột, nhưng rốt cuộc vẫn không làm được tốt.

Sư phụ: Hãy học Pháp nhiều vào, học Pháp cho thật nhiều. (Sư phụ cười) Không có thuốc đặc trị đâu: chúng ta [dùng] một viên, là chấp trước bị ngốn hết sạch. (mọi người cười) Thực ra uy lực của Đại Pháp còn công hiệu hơn cả thuốc đặc trị nữa. Tất nhiên, hiện nay mọi người đều rất bận, cần làm việc này việc khác, rất nhiều việc, lại còn công việc gia đình, công tác, công tác xã hội nữa; tuy nhiên nhất định cần tu bản thân [cho tốt]; do vậy vẫn luôn cần học Pháp.” (2)

Hay trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ Chín, Tâm Thanh tịnh, Sư phụ dạy rằng:

Vì sao không tĩnh lại được? Có người không hiểu, [họ] cho rằng có bí quyết nào đó; họ bèn tìm đến danh sư: xin dạy con chiêu thuật cao siêu, để con tĩnh lại được. Tôi xét rằng, đó là hướng ngoại mà cầu. Nếu chư vị muốn đề cao bản thân, thì chư vị phải hướng nội mà tìm” (3)

Theo kinh nghiệm của tôi, tôi thấy học Pháp nhiều, sẽ thấy chấp trước của mình nhiều, thấy rất rõ ràng; và khi dứt bỏ được chấp trước, tâm sẽ tịnh. Xin nhớ thiền vốn không phải là kỹ thuật của người thường.

Khi tâm được thanh tịnh, thì Chính niệm hiện diện, chánh hành được phát sinh. Khi Chính niệm mạnh thì định lực mạnh và việc phát Chính niệm sẽ nhiều công lực hơn, nhất là ít bị tà ác lợi dụng vì không có chổ hở để chúng chui vào. Hầu hết khi chúng ta bị can nhiễu là do Chính niệm của chúng ta không được vững vàng.

Khi Chính niệm vững thì tâm từ bi được phát huy, và ý tưởng giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh như được thôi thúc, thì dẫu có khó khăn đến đâu cũng không ngần ngại, cũng có thể vượt qua. Đó là chưa nói khi tâm phát ra ý tưởng cứu độ chúng sinh là đã được Pháp thân của Sư phụ hay Phật mười phương giúp đỡ để được toại nguyện tâm ý đó. Trong bài giảng mới đây, Sư phụ càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sinh. Vấn đề tu luyện cá nhân không còn then chốt nữa. “Tu tại gia” như trước đây hầu như không thích hợp nữa, vì đây là giai đoạn tu luyện đặc biệt nhất trong lịch sử. Sư phụ dạy chúng ta trong bài Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân là:

Chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp đã vượt qua giai đoạn tu luyện cá nhân;” (4)

Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ.” (5)

và..

Khi giảng rõ sự thật, thì đồng thời phải coi trọng [việc] học Pháp”. (6)

Hằng nguyện rằng chúng ta sẽ nổ lực nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn, giữ Chính niệm chánh hành và giảng rõ sự thật, cứu độ chúng sanh để khỏi phụ lòng Ngài.

Đây chỉ là những thiển ý của tôi, xin chỉ giáo những nơi chưa thích hợp.

Ghi chú:
(1), (2), (3), (4), (5), (6): trích theo các bài được dịch trong Minh huệ.net

1-9-2004

Share