Một đệ tử người Việt Nam
Thứ Sáu
Tinh thần rất phấn khởi, tôi mong đợi chuyến đi này từ lâu lắm rồi. Tôi chuẩn bị tinh thần từ thứ Năm tuần trước; bây giờ cơ hội đã đến và tôi thấy vẫn hồi hộp lắm. Đây là lần đầu tiên tôi đến Nữu ước! Tôi gặp một số đệ tử từ Kitchener và Waterloo, Ontario và nói chuyện rất nhiều với họ, như đã quen từ lâu rồi. Tất cả chúng tôi đều mong đợi chuyến đi này. Trong khi đợi xe buýt, chúng tôi phát Chính niệm và xe buýt đến. Trên xe đã có các đệ tử khác ở Toronto, và tôi biết rằng hai chiếc xe buýt này sẽ không chở hết người đâu (có hơn 120 đệ tử). Oh, la la, sẽ có một số người bị bỏ lại. Nhưng không ai muốn ở nhà hết. Vì thế, có một số đệ tử sẽ dùng xe của mình để đưa số đệ tử còn lại đi Nữu ước. Chúng tôi lên đường! Sau 10 tiếng đồng hồ lái xe, và 2 tiếng đồng hồ đợi tại biên giới, cuối cùng chúng tôi cũng đến tại Nữu ước sau những rắc rối vì bị can nhiễu.
Diễn cảnh chịu tra tấn theo phương pháp “ghế cọp”
Thứ Bảy
Bây giờ đã có mặt tại Nữu ước, chúng tôi dàn ra trong một khu vực rộng trong thành phố Nữu ước để phân phát tài liệu và giảng rõ sự thật cho người dân Nữu ước. “Tờ bướm này là dành cho anh đó. Tôi từ Toronto đến đây để biếu anh tờ bướm này. Tốt lắm đó anh và tôi không muốn anh mất cơ hội này”. Tôi nói với một thanh niên Nữu ước. Anh nhận tờ bướm và “cám ơn”. Khi tôi tiếp tục phân phát những tờ bướm, sau một lúc, tôi thấy hơi khó chịu trong người. Tôi thấy đổ mồ hôi hột, ngứa ngáy và ít người nhận tờ bướm nữa. Tôi ngồi xuống để phát Chính niệm. Tôi thấy rất khó giữ tâm thanh tỉnh như khi tôi ở nhà. Tôi cảm thấy tà ác có mặt ở đâu đây, chúng muốn sờ vào da tôi và làm tôi thấy khó chịu. Tôi đi về phía Times Square. Ở đó rất đông người. Mặt tôi vẫn tươi cười: “Tờ bướm này là dành cho cô đó. Đọc đi, rất tốt cho cô”. Chừng 1 chiều, tất cả chúng tôi đều tập trung về Park Avenue để “giương cao biểu ngữ”, chúng tôi đứng dài thành “Vạn lý Trường thành của lòng Can đảm”. Đứng cùng với tôi trên Park Avenue, bên phải của tôi là các đệ tử từ Texas, bên trái của tôi là các đệ tử từ Boston, chúng tôi tập những bài Công Pháp với nhau, phát Chính niệm mỗi giờ dưới ánh nắng cháy nồng. Dọc theo Park Avenue, chúng tôi trông giống như một biển màu vàng. Chúng tôi cảm thấy lòng thật thanh tỉnh, cảm nhận được sức mạnh của Chính niệm đang lớn dần và kết tụ lại đó dưới ánh nắng mặt trời, kiên nhẫn, không mệt mỏi phô bày cho người dân Nữu ước tấm lòng chân thành của chúng tôi đối với họ.
Vào khoảng 4 giờ chiều, khi tôi đang đứng trên góc đường 49 và Park avenue, một đệ tử tên là Julies, đến nói với tôi. “Bạn có muốn gia nhập vào toán chúng tôi không? Tôi sẽ trang điểm cho bạn và bạn sẽ ngồi trên Ghế Cọp cho hoạt cảnh chống tra tấn.”. “Vậy sao?” tôi trả lời và đi theo chị ta. Sau đó 15 phút, tôi được trang điểm thành một đệ tử bị tra tấn ngồi trên Ghế Cọp. Ngay phút đầu tiên trên Ghế Cọp, nước mắt tôi tuôn trào ra. Tôi không điều khiển chúng được nữa. Tôi nghĩ đến những đệ tử tại Trung quốc, đang chịu đựng nhiều khổ nạn, tra tấn, cực hình…và thậm chí ngay cả mạng sống của họ vì để trân quý Pháp mà họ đã đắc. Tôi ở đây, trên Ghế Cọp, chung quanh tôi là những đệ tử, cảm thấy được an toàn. Tự nhiên, tôi nhớ lại có nhiều lần tôi ngủ quên không phát Chính niệm lúc 6 giờ sáng. Tôi cảm thấy mình rất ích kỷ, rất nhỏ bé, giống như những hạt bụi so với các đệ tử tại Trung quốc. Nước mắt vẫn chảy dài trên má. Sau đó tôi nghĩ về những người dân Nữu ước. Họ biết gì về Pháp Luân Công, về chính sách khủng bố Pháp Luân Công? Đời sống hàng ngày của họ chỉ toàn là nghĩ về vật chất. Họ chỉ lo cho địa vị của họ, họ ăn diện như thế nào, họ ăn uống ở nhà hàng nào… tất cả là vật chất. Tôi cảm thấy sự hiện diện của các đệ tử và tôi ở Nữu ước rất tốt cho họ. Không phải chỉ riêng họ, mà còn tất cả nhân loại trên thế giới. Chúng tôi muốn cho họ hiểu rõ sự thật và giúp chúng ta chấm dứt chính sách khủng bố vô nhân đạo và vô nghĩa này. Không cần biết là phải hy sinh như thế nào. Tôi muốn cho họ biết cái này là Ghế Cọp, đây chỉ là một phần trăm của những gì các đệ tử tại Trung quốc đang gánh chịu. Khi tôi ngồi trên Ghế Cọp được 30 phút, một đệ tử đang đóng vai “công an” hỏi tôi “anh mệt chưa? Anh có muốn nghỉ giải lao một chút không?”. Tôi trả lời anh ta “Không mệt đâu, tôi có thể ngồi lâu hơn, đừng lo cho tôi”. Tôi ngồi thêm được 30 phút nữa, thì một đệ tử khác ra thay thế cho tôi. Mặt mày tôi vẫn còn nguyên đồ trang điểm và áo quần được trang điểm đầy máu me, tôi ngồi xuống đằng sau những tấm biểu ngữ và phát Chính niệm. Mười lăm phút sau, tôi bước ra, tôi muốn lên Ghế Cọp ngồi lại. Tôi nói với người đệ tử đang ngồi trên Ghế Cọp: “Tôi biết ngồi lâu khó chịu lắm, nhưng tôi chỉ được ở đây trong mấy ngày cuối tuần, tôi muốn ngồi càng lâu càng tốt, và chị giữ sức để ngồi trong mấy ngày trong tuần”. Lúc đầu chị hơi ngại, lo rằng tôi vẫn còn mệt, nhưng khi chị nhìn vào mắt tôi, chị đồng ý cho tôi ngồi thế chị.
Vào lúc 7 giờ tối, chúng tôi xong hoạt cảnh và triển lãm chống tra tấn và bắt đầu đêm tưởng niệm. Khung cảnh vô cùng trang nghiêm khi tôi thấy vẻ cương nghị hiện trong mắt của các đệ tử bên cạnh tôi. Tôi nghe nhịp tim của họ đang lên tiếng gọi “Thời điểm đã đến rồi. Đây là lý do tại sao tôi đến đây. Đây là những gì tôi muốn người dân Nữu ước biết những gì mà tấm lòng tôi muốn dành cho họ”. Tôi nói chuyện với các người Lào, người Cam bốt đến từ Montreal, nói với mấy người bạn Ba lan đến từ Toronto, có một số đến từ Vancouver, Ottawa, nói với mấy bạn người Nga đến từ đâu tôi quên hỏi. Tôi nhìn thấy những đệ tử lớn tuối người Trung quốc, họ chừng 60 tuổi, cả ngày đứng dưới ánh nắng chói chang của mặt trời, và bây giờ đưa hai cánh tay giơ tấm biểu ngữ nặng nề lên cao “Hãy giúp chúng tôi chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Công”; tuy nhiên họ vẫn tươi cười, tôi đi đến chỗ họ và nói “Các bác hay ghê, Các bác có mệt không?”. Họ không nói được một chữ tiếng Anh nào. Họ gật đầu tưởng đâu tôi hỏi họ có khoẻ không. Đôi mắt họ đầy vẻ từ bi. Tôi nhìn quanh, thấy những em thiếu niên khác, chừng mười mấy tuổi với những gương mặt hồn nhiên, luôn luôn tươi cười, hai tay giơ mạnh, cao tấm bảng hiệu. Tôi tin rằng mấy chú này không bao giờ làm những việc như thế ở nhà đâu. Và rồi, rất nhiều người hát, hát lớn, lớn dần bài “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” dưới ánh sáng le lói của ngọn đèn. Tinh thần mọi người lên rất cao, tâm trí hoàn toàn tan loãng vào cùng với Pháp. Khung cảnh thật cảm động và từ tâm. Bây giờ tôi bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của Pháp. Bài hát lan toả ra, lớn dần, giống như cơn gió mát phủ trùm lên mặt đất, lan rộng lên mặt các người tài xế tắc xi khi họ dừng xe lại, để xin tài liệu, các tờ bướm; bài hát như thấm đượm vào lòng người dân Nữu ước, và như đang nhảy múa trên không trung. Tôi thấy mọi người như hoà nhập vào nhau, như không còn biên giới giữa tuổi tác, ngôn ngữ, văn hoá, hay dân tộc. Tôi không biết tên của ai ở đây cả, nhưng tôi hiểu được tấm lòng của mọi người ở đây. Chúng tôi chấm dứt lúc 10 giờ, chúng tôi trở về lại khách sạn. Thật là một ngày trọng đại trong đời tôi! Chưa bao giờ tôi cảm thấy hoàn mãn như hôm nay.
Chủ nhật
Chúng tôi rời khách sạn sớm, xuống xe tại Bryant Park, và phân chia nhau đi phân phát tài liệu và giảng rõ sự thật khắp nơi. Thời tiết rât tốt trong mấy ngày qua — trời nắng và xanh trong. Tôi lấy tài liệu nhét đầy vào túi xách và lên đường. Trong khi đi dọc đại lộ số 5, người qua lại tấp nập, và tại mỗi góc đường, đều có những người mặc áo màu vàng. Khi chúng tôi gặp nhau, tôi chấp tay chào họ, chúng tôi mỉm cười với nhau và biết rằng người của phe mình. Tôi đi bộ từ đường 42 tới đường 59. Tôi nghĩ chổ này là xa nhất rồi, và đứng ngay ngã tư và phân phát tài liệu và giảng rõ sự thật. Chừng nửa tiếng sau đó, tôi thấy người ta ít nhận tài liệu hơn, và có một số đã có tài liệu trên tay khi họ đi về phía tôi. Tôi không biết họ nhận từ đâu. Tôi nhìn về phía trước mặt tôi, tôi lại thấy một nhóm mặc áo màu vàng đang phân phát tại đó. Vậy thì khu vực này đã có người phát rồi, và tôi đi về hướng khác và đến Madison avenue. Ở đó, tôi gặp hai người đệ tử từ Montreal, và góc đường phía trước đang có hai đệ tử từ Vancouver. Chúng tôi gom lại với nhau có cả 5 người. Chúng tôi chọn một địa điểm cao ráo gần New York Plaza Hotel mà đang có các nhân vật quan trọng của chính phủ đang ở trong đó, chúng tôi biết được là vì ở đó có rất đông cảnh sát, và nhiều xe cảnh sát đang đậu phía trước và ở đó cũng gần một trạm xe búyt đông người đang đứng đợi. Chúng tôi chia 2 đệ tử phân phát tài liệu và 3 đệ tử tập các bài Công Pháp. Nhạc Đại Pháp và những bài Công Pháp rất hữu hiệu, giúp kêu gọi nhiều chúng sanh đến để nhận tài liệu. Vào buổi chiều, tôi nghĩ rằng 4 đệ tử kia có thể tiếp tục làm theo những điều mà chúng tôi làm từ sáng tới giờ; tôi nên đến một địa điểm khác. Tôi quyết định đi vào những hàng, quán để phân phát tài liệu trong những nơi đó. Sau đó, tôi thấy có một đệ tử người Hoa đang ngồi phát Chính niệm tại một góc đường, bên cạnh là một bảng hiệu “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” lớn và có một số đông người qua lại đứng nhìn. Quang cảnh rất uy nghiêm, thanh tỉnh và cảm động giữa những tiếng ồn ào, náo nhiệt của Nữu ước. Tôi chụp lấy cơ hội và phát cho họ những tờ bướm và giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho họ.
Tôi nhớ ngày hôm qua tại điạ điểm triền lãm chống tra tấn, một cụ chừng khoảng 60 tuổi, đang đứng xem tài liệu và hoạt cảnh tại đó. Tôi đến để nói chuyện với bà ta. Bà ta nói rằng “Tôi sẽ viết thư lên chính phủ (về chính sách khủng bố vô nhân đạo này) và bà tôi hỏi tôi “Tôi nên gởi thêm cho ai khác không?” Tôi trả lời cho bà ta “Bà có thể gởi lên Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc, và ông Thượng nghị sĩ của Nữu ước và Dân biểu tại Nữu ước để họ đưa ý kiến của bà ra trước Quốc hội”. Trong khi tôi nói chuyện với bà ta, có một phóng viên chừng 25 tuổi, của một đài truyền thanh tại địa phương, đến để phỏng vấn bà ta. Người phóng viên nói với bà ta “Tôi là phóng viên của đài phát thanh…, đang lấy tin cho đài về cuộc triển lãm này”. Cô ta đưa cái mi-crô cho cụ ta, xin cụ ta nói tên, địa chỉ, và ý kiến cụ nghị gì và làm gì (sau khi tham dự buổi triền lãm này). Cụ ta nói với người phóng viên tên của cụ, địa chỉ của cụ, và nói “Tôi thấy ghê tởm quá, tôi không ngờ những việc này vẫn còn đang xảy ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể làm ngơ được. Chúng ta phải làm một cái gì đó”. Tôi cũng có cơ hội nói chuyện với một người phóng viên khác khi anh ta đang chụp hình cuộc triển lãm chống tra tấn. Rồi khoảng sau đó một giờ, tôi đang ngồi uống nước trong một quán nhỏ tại đó, anh ta đi vào. Anh ta nhận ra tôi. Vì thế anh ta đến ngồi cùng bàn với tôi, để cất giữ những tấm hình anh chụp được vào trong máy của anh ta. Anh nói là anh muốn chụp thêm nhiều nữa. Tôi nói với anh ta “Trong thời Đệ nhị thế chiến, Đức quốc xã bắt đầu cũng không có chuyện diệt chủng; họ chỉ khủng bố một nhóm nhỏ thôi, sau đó leo thang, tăng cường lên, và kết quả là nạn diệt chủng. Chúng tôi lo ngại rằng chính sách khủng bố hôm nay cũng tương tự như thế. Lịch sử tự nó sẽ lập lại”. Anh ta nói rằng Lời anh nói có thể đúng đó. Chúng ta cần phải cẩn thận”.
Khi tôi phân phát tài liệu, có một số người nói với tôi “Giang Trạch Dân ác quá, dứt nọc y đi (bỏ tù y, giết y đi, một phản ứng của người thường). Một số người nói với tôi “Tôi đọc tài liệu của bạn rồi và chúc bạn nhiều may mắn trong việc bạn làm”. Có một số người đọc thuộc luôn câu đầu đề của tờ bướm “nhiều chuyện không tốt đang xảy ra cho những người tốt ”. Trong khi phân phát mấy tờ bướm, tôi có nói chuyện với một nhân viên an ninh tại một toà nhà lớn “Tờ bướm này là dành cho anh đó. Tôi từ Toronto đến đây để biếu anh tờ bướm này. Tốt lắm đó anh và tôi không muốn anh mất cơ hội này”. Ông ta đọc xong và hỏi tôi tại sao họ lại khủng bố như vậy. Tôi giải thích với ông ta là nó phát sinh vì lòng sợ hãi, ganh ghét, và tham quyền cố vị của nhóm Giang Trạch Dân… Ông ta rất tức giận và nói “Đám người này điên rồi. Anh muốn tôi làm gì bây giờ?” Tôi đưa cho ông ta một tờ bướm khác trong đó có địa chỉ, số điện thoại của những đài tivi, truyền thanh tại Nữu ước và nói ông ta gởi thư, hay điện thoại lên mấy chổ đó để cho họ biết ý kiến của ông ta về chính sách khủng bố này. Ông ta nhận lấy tờ bướm và nói “Tôi sẽ làm như thế” và chúc chúng ta gặp may mắn. Ông ta vẫn tiếp tục đọc các tờ bướm khi ông ta chia tay tôi. Có một số người không nhận các tờ bướm tôi đưa cho họ, nhưng điều đó cũng không sao. Tôi cũng không nghĩ là ai ai cũng nhận các tờ bướm.
Đây là một kinh nghiệm có một không hai trong đời tôi, mặc dầu chỉ có mấy ngày cuối tuần. Tất cả các đệ tử từ khắp nơi trên thế giới, từ nhiều quốc gia, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi sắc tội, từ nhiều văn hoá… đến đây; tuy nhiên, tất cả đều hoà tan trong Pháp và với cùng một lòng “nói cho người dân Nữu ước biết về Pháp Luân Công, về chính sách khủng bố Pháp Luân Công và yêu cầu họ giúp đỡ để chấm dứt chính sách khủng bố vô nhân đạo và vô nghĩa này”.
1-9-2004