Bài của một học viên tại Đài Loan

[Minh Huệ] Tôi dừng chân 3 ngày tại Việt Nam từ 2-2-2004. Theo một hướng dẫn viên du lịch đã làm nghề này trên chục năm, anh ta chưa gặp ai đến giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng. Anh ta kể rằng thường hướng dẫn nhiều du khách từ Trung Quốc, cũng đã từng dẫn đoàn khách từ Hồng Kông, và du khách thường được thông báo rằng không được mang tư liệu liên quan đến Pháp Luân Công. Nhưng anh ta đã từng thấy học viên từ Hồng Kông đến phát tư liệu ở điểm tham quan du lịch. Tôi bèn kể tình hình thực tế và đưa cuốn sách tuỳ thân của mình cho anh ta, rồi bảo anh ta rằng khi nào gặp ai đến từ Trung Quốc thì hãy kể cho họ rằng tại các quốc gia tự do khác thì thực tế là như thế như thế, chứ còn tuyên truyền bên trong Trung Quốc về Pháp Luân Công là sai sự thật.

Trên quảng trường Ba Đình, tôi gặp một đoàn du khách khoảng 20 người từ Trung Quốc. Vì đã từng giảng chân tượng khoảng 5, 6 lần trước đó tại A-Lý sơn, Đài Loan, nên tôi biết cách tiếp cận để giảng chân tượng cho một đoàn du khách. Họ tưởng tôi là người Hồng Kông, nhưng tôi bảo rằng tôi là từ Đài Loan. Họ không biết rằng tại Đài Loan cũng có người học Pháp Luân Công. Tôi đưa cho họ cuốn sách nhỏ về tình hình thực tế. Ai ai cũng ngạc nhiên và chăm chú nghe tôi kể, tôi nghĩ rằng họ đều lạ quá chưa kịp phản ứng, không ngờ rằng khi ở miền Bắc Việt Nam họ nhận tư liệu Pháp Luân Công! Có một thanh niên nói nhỏ: chúng tôi đều biết cả đấy! Rồi khẽ gật đầu và dời đi.

Tại một diểm du lịch ở vịnh Hạ Long, vào dịp trước Tết, ngày nào cũng có rất nhiều du khách từ Trung Quốc đến, bởi vì chỉ cách biên giới Việt Trung có 120km, và chỉ cần có giấy thông hành là có thể qua cửa khẩu. Nhưng nay nhằm đúng lúc đang có cúm gà, nên hầu như không có khách từ Trung Quốc. Chúng tôi đành để lại một số tư liệu chân tướng và giới thiệu Pháp Luân Công bằng tiếng Anh tại quán ăn, mong rằng những người có duyên sẽ nhận được chúng.

Ngày cuối cùng ở Hà Nội, chúng tôi phát tư liệu ngay ở trung tâm thành phố trong khoảng một giờ đồng hồ. Người lái xích-lô và chúng tôi phối hợp thầm lặng với nhau rất ăn ý. Anh ta không chỉ chủ động tăng giảm tốc độ, mà khi gặp người không dám nhận tư liệu, anh ta cũng chủ động giải thích bằng tiếng Việt. Nhận thấy rằng mấy ngày qua dù đi đến đâu, học viên chúng tôi cũng phát tư liệu cho người dân vùng sở tại, nên khoảng 70-80% người cùng đoàn cảm thấy hiếu kỳ và đến hỏi. Chúng tôi bèn kể về những lợi ích mà bản thân mình nhận được khi học Pháp Luân Công, vì thế nên cũng mong đưa công pháp tốt đẹp đó đến đất nước này. Trong đoàn có một bà kể rằng đã từng luyện tập một thời, cũng đã từng đọc sách, nhưng cứ mỗi lần luyện công đều bị chồng cười, nên đã ngừng tập. Tôi bèn khích lệ rằng học Pháp ở Đài Loan là tiện lợi lắm, là may mắn lắm, nên đừng bỏ lỡ cơ duyên! Đến cuối ngày ông chồng bà ấy đến hỏi chúng tôi rằng Pháp Luân Công là gì, vì sao Trung Quốc đàn áp. Sau khi chúng tôi giải thích, ông kể rằng vai bên phải của ông bị đau, không giơ tay lên cao được, rằng khi quay về Đài Loan ông cũng muốn tập luyện.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/2/14/67379.html.

Dịch và đăng ngày 14-2-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share