Bài giao lưu tâm đắc thể hội tại Pháp hội vùng Rocky Mountain

    


Pháp hội vùng Rocky Mountain, USA, 6-2004

[Minh Huệ] Kính thưa Sư phụ! Kính thưa các bạn đồng tu!

Tôi tên là Thanh, một học viên người Việt, bắt đầu tu học Pháp Luân Đại Pháp từ mùa hè năm 2000. Nhìn lại quá khứ tôi thấy rõ rằng Sư phụ đã an bài để tôi đến để đắc Pháp. Bấy giờ tôi đang tìm việc và đã nhận được lời chấp thuận từ một công ty công nghệ thông tin tại Englewood. Đột nhiên có nhà tuyển dụng Alltel gọi điện tới, và đề nghị làm việc ở đó, một công ty về truyền thông, và họ nói rằng đã có người giới thiệu tôi với họ. Thế là tôi tới phỏng vấn và bắt đầu làm việc tại một công ty mới. Ngay khi bắt đầu công việc, một đồng sự người Hoa đã đến bắt chuyện và giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, đưa cho tôi website của Đại Pháp nơi tôi có thể download cuốn sách Chuyển Pháp Luân, và cô ấy hướng dẫn các động tác cho tôi trong những buổi ăn trưa. Tôi đã đọc một tờ bướm giới thiệu, và vô cùng cảm động trước lòng dũng cảm của các học viên tại Trung Quốc, và có ấn tượng sâu đậm về câu chuyện về một cụ già đã đi bộ hàng ngàn dặm tới quảng trường Thiên An Môn chỉ để nói với chính phủ rằng “Pháp Luân Công là tốt”. Từ đó trở đi tôi luôn cố gắng nói về sự thực cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, cũng như tạo điều kiện cho những ai có duyên đắc Pháp. Bấy giờ tôi phát nguyện muốn giới thiệu môn tu tập tuyệt vời này cho cộng đồng người Việt tại Colorado nơi tôi ở. Rất nhiều tờ bướm được phát ra và nhiều người đã đến hỏi về băng hình hướng dẫn tập và sách. Cùng với tu luyện cá nhân, tôi cũng giới thiệu và tìm sự ủng hộ phản đối cuộc đàn áp từ xã hội cũng như từ chính phủ. Giống như nhiều đồng tu khác, tôi cũng phải cố gắng cân bằng giữa công việc, cuộc sống riêng tư, tu luyện cá nhân, cũng như công tác Đại Pháp. Đó là một thử thách lớn, hàng ngày, và luôn yêu cầu tôi phải đề cao tâm tính.

Đến khi mang thai đứa con thứ ba ở tuổi 25, tôi bắt đầu có cảm giác quá nặng nề vì tôi thấy rằng mình phải từ bỏ công ăn việc làm và phần công tác Đại Pháp vốn đang rất nhiều. Từ đáy lòng mình, tôi cũng cảm thẩy rằng như thế là không ổn, bởi vì tôi là một đệ tử Đại Pháp, chứ không phải là một người thường; nhưng khi đưa con trong bụng càng lớn thì tôi cũng càng không chú tâm được vào học Pháp và phát chính niệm. Phía bên ích kỷ trong tôi đang dần dần ức chế bên chính niệm. Tôi cảm thấy thật quá tải. Tôi vừa phải chăm sóc đứa con hai tuổi, bốn tuổi, cộng với đứa bé trong bụng, đồng thời phải hoàn thành những việc mà mỗi đệ tử Đại Pháp cần làm. Quả thực cái “tự ngã” trong tôi đã trở nên rất lớn, to lớn như những quả núi chắn ngang đường. Tại bài giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004, Sư phụ giảng: “Nếu như tại cực kỳ vi quan mà chư vị nhìn xem thì hình thức vật chất của những chấp trước trong tư tưởng của chư vị là gì? Là núi, những trái núi lớn, như những vách đá hoa cương sừng sững; môt khi [những thứ ấy] đã được hình thành như thế, thì con người hoàn toàn không thể động đến chúng được nữa”. Đúng như thế, tôi quả thực thấy rằng chúng là những vách đá hoa cương chụp lấy tôi, và tôi thấy áp lực thật là nặng nề. Tôi không thể tiến bước, thậm chí còn đang lùi lại. Từ sâu thẳm trong tâm mình, tôi biết rằng cái chấp trước vào “tự ngã” kia phải được gỡ bỏ nhưng tôi vẫn chưa có đủ quyết tâm vứt bỏ.

Rồi đến ngày đứa con thứ ba chào đời, tôi thật sự cảm nhận được sự hiện diện của Sư phụ. Đại Pháp đã giúp tôi một sức mạnh và ý chí để vượt qua những khoảnh khắc khó khăn trong đời này. Tôi chỉ lâm bồn trong 3 tiếng đồng hồ, sinh nở hoàn toàn tự nhiên một cháu gái 8 pound (~3, 6 kg), so với lần sinh nở đầu tiên phải mất 20 giờ đồng hồ với nhiều cơn đau thắt. Tôi ý thức rằng nhờ tu học Pháp Luân Đại Pháp, nên tôi mới có thể sinh nở dễ hơn như vậy. Nhưng tâm tính của vẫn chưa khởi lên được, và tôi chỉ muốn tách mình khỏi thể giới bên ngoài. Cho đến một hôm, khi tôi đang dỗ con ngủ và bản thân cũng nhắm mắt nửa mơ nửa tỉnh. Đột nhiên tôi nhìn thấy Sư phụ Lý Hồng Chí. Ngài khoác áo cà sa và ngồi trên đài sen, xung quanh toả ánh sáng kim quang sắc vàng. Những Pháp Luân xoay chuyển quanh Ngài, mọi thứ rực rỡ muôn sắc màu thật là đẹp, thật là trang nghiêm. Cảnh tượng ấy từ rất xa và dần đần tiến lại rồi biến mất khi đến gần chỗ trán tôi. Lập tức tôi hiểu ra Sư phụ muốn khích lệ rằng tôi cần tiếp tục tu luyện tinh tấn hơn nữa. Tôi thật sự hiểu ra lòng từ bi của Sư phụ, tôi cảm động rằng Ngài không hề muốn dẫu chỉ một đệ tử bị rơi rớt lại. Ngài không hề quên tôi, cớ sao tôi lại quên tu luyện cho tinh tấn. Sư phụ vẫn đang chờ đợi các đệ tử của mình tu luyện đến viên mãn. Trong bài giảng Pháp cho các đệ tử từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (tháng 4-2004), Sư phụ nhắc nhở rằng “Tôi không muốn để lại bất kể đồ đệ nào”. Hôm nay, tôi muốn chúng ta cùng nhau khích lệ các đệ tử nào còn đang chịu những khảo nghiệm khó khăn, rằng hãy biết quý tiếc cơ duyên được tu luyện vào đúng thời điểm lịch sử đặc thù này. Chúng ta đều đã từng phải đợi chờ từ hằng bao nhiêu lâu mới có cơ hội trở về nhà hôm nay. Đừng để những chấp trước kia can nhiễu đến việc tu tập tinh tấn cũng như chính niệm của mình. Phía tỉnh giác trong mỗi con người chúng ta đều rất muốn tu luyện, nhưng vì đôi khi do vấp phải những khó khăn và khi chấp trước quá mạnh mẽ, chúng ta có thể không tu tiến được tốt bởi vì xã hội loài người quả thực là một cõi mê phức tạp.

Sau đó, tôi đã vực dậy và bắt đầu tu tập tinh tấn trở lại. Tựa như một em bé đang dò dẫm từng bước trong màn sương dày đặc, rồi bị va vấp vào tảng đá lớn, khi ấy Sư phụ chợt đến, hoá giải tảng đá kia đi rồi nhẹ nhàng đẩy em bé tiếp tục tiến bước. Hồi bấy giờ, tôi hiểu rất rõ rằng chấp trước vào “tự ngã” của tôi rất thâm sâu, và tôi chỉ có thể cố gắng gỡ bỏ nó từng chút từng chút một. Nhưng tôi đã tỉnh táo và kiên định muốn gỡ bỏ nó hoàn toàn từ gốc rễ, do đó đến một ngày thì điều ấy đã tự nhiên xảy đến. Trong bài giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004, Sư phụ cũng giảng về vấn đề này: “Những khối đá ngoan cố ấy không cần tu mà vẫn huỷ bỏ đi được không? Nếu tôi giúp chư vị làm như vậy thì đó không được tính là tu luyện của chư vị; vậy nên không làm thế được; mà phải dựa vào việc bản thân chư vị tu bỏ chúng đi. Có nhiều việc mà chư vị có làm cũng không được, nhưng Sư phụ có thể làm; tuy nhiên Sư phụ làm như thế nào? Không thể nói là Sư phụ sẽ lập tức giải quyết hết cho chư vị. Khi mà chư vị rất kiên định bài trừ chúng, thì tôi có thể giúp chư vị gỡ bỏ [chúng] từng chút từng chút một; chư vị có thể làm được bao nhiêu, thì tôi sẽ giúp chư vị gỡ bỏ bấy nhiêu, tức là giúp chư vị huỷ bỏ bấy nhiêu. Nhưng đã là người tu luyện mà xét, chư vị phải thật sự có thể yêu cầu bản thân mình như một người tu luyện; tuy rằng có những lúc chư vị chưa làm được, thì ít nhất chư vị cũng phải có được chính niệm; chư vị phải tu bản thân mình”.

Ngoài ra, Sư phụ đã cho chúng ta khả năng thanh lý đám hắc thủ, sao cho chúng không thể can nhiễu đến việc tu luyện và công tác Đại Pháp của chúng ta. Nhưng điều kiện tiên quyết là chúng ta phải chính niệm kiên định vào Sư phụ và Đại Pháp; và chúng ta phải minh bạch rằng mình là các đệ tử Đại Pháp, có mang bản sự lớn, những năng lực cho phép chúng ta hoàn thành sứ mạng của mình trong Chính Pháp. Vậy nên hàng ngày tôi thường tự hỏi: Mình đã làm tốt ba việc của mỗi đệ tử Đại Pháp hay chưa? Mình đã học Pháp thật tốt chưa? Mình đã giảng chân tượng tốt chưa? Và mình đã phát chính niệm mạnh mẽ để thanh lý những can nhiễu đến Chính Pháp? Trước tiên, tôi thấy rằng khi tôi học Pháp thật tốt, thì tâm cũng rất thanh tịnh, và chính niệm có tác dụng tốt đến môi trường chung quanh cũng như công tác chứng thực Pháp. Khi tôi học Pháp không tốt, thì tâm trí hồ đồ và dường như không theo kịp tiến trình Chính Pháp vốn đang tiến từng bước mau chóng. Nhìn chung, tôi thấy rằng mình cần phải nỗ lực hơn nữa làm tốt cả ba việc, và tôi thấy rằng mình cần tu luyện dũng mãnh tinh tấn để xứng là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ chính Pháp, đang theo sự dẫn dắt của Sư phụ trên đường trở về nhà.

12-6-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/17/77278.html.

Share