Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Anh

[MINH HUỆ 19-10-2018] Vào hôm thứ Ba, ngày 16 tháng 10 vừa qua, Quốc hội Anh đã tổ chức phiên họp về nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc. Chủ trì phiên họp là ông Jim Shannon, Nghị sỹ và Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Tự do tôn giáo, tín ngưỡng Quốc tế. Đây là phiên họp thứ ba trong vòng 12 tháng qua về thực trạng thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Trình bày các bằng chứng tại phiên họp có Thượng Nghị sỹ Alton, đại diện cho Liverpool, thành viên Quốc hội và thành viên Hạ viện, cùng các chuyên gia y tế cao cấp và các học giả hàng đầu.

7e9818815f842573e7c799a57cc5cd3a.jpg

Nghị sỹ Jim Shannon

517d4000206b51b4ca6cb8d194e851ad.jpg

Thượng Nghị sỹ Alton đại diện cho Liverpool

Trong sự kiện này, Liên minh Quốc tế Chấm dứt Nạn lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC) đã thông báo rằng vào tháng 12 tới sẽ mở một tòa án nhân dân độc lập để điều tra nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Mục đích của tòa án này nhằm đánh giá và xem xét tất cả các bằng chứng sẵn có cho thấy những thắc mắc chưa được làm sáng tỏ, khiến các nhà hoạt động chính trị quan ngại và cho rằng tồn tại hoạt động cấy ghép tạng bất hợp pháp trên quy mô lớn và vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc.

Sự kiện vào hôm thứ Ba vừa qua đã ghi nhận những trình bày đáng quan ngại của Tiến sỹ Horold King, đến từ Hiệp hội các Bác sỹ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH). Trong đó, ông đã giải thích những điểm tương đồng giữa cuộc bức hại Pháp Luân Công và hình thức “diệt chủng lạnh” – hủy diệt một cách chậm rãi nhưng thường xuyên trên nhiều phương diện nhắm vào một nhóm người trong một thời gian dài. Pháp Luân Công đã bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999, Tiến sỹ King đã thảo luận về cuộc bức hại này từ phương diện của một cuộc diệt chủng khi trích dẫn lời tuyên bố của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân là “tiêu diệt” Pháp Luân Công, và các bước đã được thực hiện để hợp lý hóa tội ác phản nhân loại này trong xã hội Trung Quốc.

Thượng Nghị sỹ Alton của Liverpool và Tiến sỹ David Nicholl, nhà thần kinh học, giảng viên cao cấp danh dự và nhà hoạt động nhân quyền, đã đưa ra những quan ngại về một cuộc triển lãm có tên “Triển lãm Tiêu bản Người”, mới được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia Birmingham. Những quan ngại này bắt nguồn từ nhận định rằng những xác chết được vận chuyển ra vào nước Anh dùng cho một triển lãm thương mại thực sự là xác của những tù nhân lương tâm không tình nguyện. Thượng Nghị sỹ Alton đặt ra câu hỏi: “Tại sao Anh lại cho phép thi thể của những người Trung Quốc không rõ danh tính – những người có thể là nạn nhân của việc tra tấn, những vi phạm nhân quyền, bức hại hay trộm cắp nội tạng – bị biến thành một rạp xiếc lưu động?”

Tiến sỹ Nicholll đã đề nghị điều chỉnh Đạo luật HTA 2004 (Đạo luật Mô người ‘giám sát việc lấy, bảo quản, sử dụng và bán các bộ phận thân thể, nội tạng và mô người”) nhằm ngăn chặn những triển lãm tương tự như vậy trở lại Vương quốc Anh.

Các quy định hiện tại của Đạo luật HTA nêu rõ tất cả thi thể đến từ Vương quốc Anh phải được cho phép trước khi được sử dụng cho mục đích trưng bày, giảng dạy hay nghiên cứu sau khi chết. Tuy nhiên, các quy định hiện hành chỉ có hướng dẫn gợi ý đối với việc chấp thuận trước cho các thi thể đến từ các quốc gia khác. Sự khác biệt này đã cho phép các thi thể, mà các nhà hoạt động chính trị cho là của những tù nhân lương tâm không tình nguyện, được cấp phép. Tiến sỹ Nicholl mong muốn các quy định này được điều chỉnh để mọi thi thể cần phải chứng minh là đã được đồng ý. Việc điều chỉnh như vậy sẽ ngăn chặn tính phức tạp ở Vương quốc Anh liên quan đến những vi phạm nhân quyền ở các quốc gia đã lạm dụng quy định này.

Ông Alex Joseph, đồng sáng lập Nhóm Phản đối Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng Thành phố Bristol (BAFOH), đã đặt câu hỏi về việc làm thế nào các thành phố như Bristol có thể kết nối chặt chẽ với các thành phố ở quốc gia khác như Trung Quốc với rất nhiều quan ngại về nhân quyền vẫn chưa được giải quyết như vậy. Nhiều câu hỏi về Quảng Châu, thành phố anh em của Bristol, được đưa ra do một chương trình gần đây của Thế giới vụ đài BBC (BBC World Service) có tên “Liệu có ai tin? – Cấy ghép tạng ở Trung Quốc”. Trong các cuộc điều tra của họ, ông Matthew Hill, nhà báo y tế cao cấp của BBC, đã được mời chào một quả thận trị giá 100.000 bảng Anh với những điều kiện đáng ngờ từ một bệnh viện ở Quảng Châu. Tiết lộ này đã dẫn đến việc kêu gọi Bristol cắt đứt quan hệ với Quảng Châu.

Bảy diễn giả đã bày tỏ những quan ngại của họ và tiếp tục kêu gọi tiến hành điều tra đầy đủ đối với nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Sự kiện này có sự tham gia của các Nghị sỹ và đại diện của một số tổ chức phi chính phủ như Hong Kong Watch, Tổ chức Đoàn kết Kito giáo Toàn cầu, Nhóm Duy Ngô Nhĩ Toàn cầu, và Ủy ban Duy Ngô Nhĩ ở Anh.

Với việc thông báo mở tòa án nhân dân vào tháng 12 và những nỗ lực không ngừng trong việc tổ chức những phiên họp tương tự, vẫn cần chờ xem liệu chính phủ Anh có quyết định thực hiện những bước tiếp theo hay không, và nếu có thì chính phủ này sẽ thực hiện những gì. Tuy nhiên, với bằng chứng thuyết phục được đưa ra cùng những ý kiến quan ngại ngày càng gia tăng từ các cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, Kito giáo, Tây Tạng và Pháp Luân Công, thì thật khó có thể bỏ qua.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/19/375967.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/24/172984.html

Đăng ngày 27-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share